Quyền đối với giống cây trồng

25/03/2023
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

1- Khái niệm quyền đối với giống cây trồng

Cùng với quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng là một loại, một nhánh, một ngành hay một lĩnh vực của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Giống như bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ quyền đối với giống cây trồng không chỉ nhằm khuyến khích sáng tạo và bảo vệ đầu tư mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động kinh doanh, thương mại từ đó góp phần xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

Trong Luật Sở hữu trí tuệ, khoản 5 Điều 4 định nghĩa quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây hồng mới do tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Từ các khái niệm này có thể thấy đặc điểm của quyền đối với giống cây trồng nói riêng bên cạnh đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ nói chung, phân tích tại phần dưới đây.

2- Đặc điểm của quyền đối với giống cây trồng

Dựa trên căn bản quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, quyền đối với giống cây trồng cũng cần bàn là quyền tài sản mang tính vô hình của tổ chức, cá nhân hay của chủ thể được bảo hộ quyền. Quyền đối với giống cây trồng gắn với giống cây hồng mới do chủ thể chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Bên cạnh đó, tính chất “phân loại”, “phân nhánh , phân ngành” hay “phân lĩnh vực” bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến đặc điểm thứ ba hết sức quan trọng của quyền đối với giống cây trồng, đó là đối tượng bảo hộ của quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

- Quyền đối với giống cây trồng là quyền mang tính vô hình của tổ chức, cá nhân hay của chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với giống cây trồng nói riêng với quyền sở hữu các loại tài sản vật chất hữu hình hay tài sản dân sự thông thường. Do tính chất “vô hình” của tài sản trí tuệ dẫn đến việc chủ thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với giống cây trồng nói riêng được Luật Sở hữu trí tuệ dành cho khả năng khai thác quyền thông qua việc thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các hành vi cụ thể như: quyên sản xuất hoặc nhân giống cây trồng mới từ vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống cây trồng được bảo hộ trong lĩnh vực quyền đối với giống cây trồng.

Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ghi nhận phạm vi khá rộng tư cách chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Cụ thể, tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Điều 157 Luật Sở hữu trí tuệ, hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 về quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88/2010/NĐ-CP), trước hết gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam hay có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng. Ở đây, điều kiện thiết yếu là các tổ chức, cá nhân đó phải đã “chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng” - được phân tích ở đặc điểm thứ hai sau đây.

- Quyền đối với giống cây trồng gắn với giống cây trồng mới do chủ thể chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ gồm vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Hai loại vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch này đều có thể được tạo ra, hay là sản phẩm của một giống cây trồng mới được bảo hộ. Theo khái niệm nêu tại khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, giống cây trồng được hiểu là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống, có thể nhận biết được bằng các biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kì quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các điều kiện mà một giống cây trồng nếu đáp ứng thì được bảo hộ. Theo quy định này, giống cây trồng được bảo hộ khi giống cây trồng đó ‘'được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp”.

Nghị định số 88/2010/NĐ-CP trước hết ghi nhận cá nhân (hoặc nhóm cá nhân) với tư cách tác giả (hoặc đồng tác giả) giống cây trồng là người trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới tại khoản 3 Điều 4. Sau đó, khoản 7 Điều luật này giải thích thế nào là “phát hiện và phát triển” giống cây trồng mới theo hướng tách bạch giữa “phát hiện” và “phát triển”. Cụ thể, theo điều khoản này, “phát hiện giống cây trồng mới” được hiểu “là hoạt động chọn lọc biến dị tự nhiên” và “phát triển giống cây trồng mới” được hiểu “là quá trình nhận và đánh giá biến dị tự nhiên đó”. Như vậy, việc tách bạch giữa “phát hiện” và “phát triển” giống cây trồng mới chỉ nhằm để giải nghĩa, còn “phát hiện và phát triển giống cây trồng mới” theo mạch logic thống nhất thực tế vẫn cùng gắn kết với vấn đề “biến dị tự nhiên”, đặc biệt trong tiến trình xem xét, kết luận về việc tạo ra, hay quyết định khả năng bảo hộ của giống cây trồng đó.

Nghị định số 88/2010/NĐ-CP không đưa ra cách hiểu thế nào là “chọn tạo giống cây trồng” và nội dung này được làm rõ bởi Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây hồng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT). Cụ thể, Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT không chỉ định nghĩa thế nào là “chọn tạo giống cây ưồng” mà còn làm rõ hon nội hàm của cụm từ “phát hiện và phát triển giống cây trồng” nêu tại Khoản 2 Điều Nghị định số 88/2010/NĐ-CP như đã dẫn đến ở trên, như sau:

+ Chọn tạo giống cây trồng là quá trình lai hữu tính, gây đột biến hoặc áp dụng phương pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và chọn lọc tìm ra biến dị phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

+ Phát hiện (giống cây trồng) là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên.

+ Phát triển (giống cây trồng) là quá trình nhận và đánh giá để chọn ra biến dị hoặc nguồn gen phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

Dù Luật Sở hữu trí tuệ không xây dựng điều khoản riêng nào nhắc đến vấn đề hưởng quyền sở hữu đối với giống cây trồng mới một cách rõ ràng, vẫn có thể thấy việc xác lập quyền đối với giống cây trồng trên cơ sở hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo luật định là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất xác định việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được hưởng quyền sở hữu trong một thời hạn luật định đối với giống cây trồng đó. Bên cạnh các quyền được bảo hộ khác, Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ cũng ghi nhận chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng phù hợp với quy định của pháp luật.

- Đối tượng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch

Điểm khác biệt cơ bản và quan trọng nhất giữa các lĩnh vực của quyền sở hữu trí tuệ chính là khác biệt về đối tượng bảo hộ, theo đó, quyền đối với giống cây trồng có đối tượng “là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch”. Khoản 26 và khoản 27 Điều 4 lần lượt đưa ra định nghĩa thế nào là vật liệu nhân giống và thế nào là vật liệu thu hoạch. Theo các quy định này, “Vật liệu nhân giống" được hiểu “là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng” và “Vật liệu thu hoạch” được hiểu “là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống”.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Quyền đối với giống cây trồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17570 sec| 966.531 kb