Quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính 

21/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Hiện nay, biện pháp hành chính được áp dụng khá phổ biến để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bởi thời gian xử lý nhanh, chi phí thấp, hiệu quả cao.

 

 

Quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính  Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính

 

 

Đối với các trường hợp xâm phạm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thanh tra chuyên ngành Sở hữu công nghiệp là cơ quan thực thi được các chủ sở hữu quyền và các quyển luật sự tín nhiệm. Việc lựa chọn biện pháp xử lý hành chính thông qua thanh tra chuyên ngành có thể xuất phát từ mong muốn của chủ sở hữu quyền, song phần lớn là do tư vấn từ phía Luật sư, trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn. 

 

 

(i) Quy trình xử lý xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp bằng biện pháp hành chính, thông qua thanh tra chuyên ngành Sở hữu trí tuệ gồm các công việc cơ bản sau: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Tiếp nhận yêu cầu xử lý xâm phạm quyền; 
  • Nghiên cứu tài liệu, chứng cứ xác định hành vi vi phạm; 
  • Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu xử lý xâm phạm quyền, theo dõi tiến trình xử lý xâm phạm quyền; 
  • Tiếp nhận kết quả thanh tra. 

 

 

(ii) Hồ sơ yêu cầu xử lý xâm phạm quyền gửi tới cơ quan thanh tra chuyên ngành gồm các tài liệu cơ bản sau đây: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền; 
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp Luật sư là người đại diện cho chủ sở hữu quyền); 
  • Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền bao gồm bản gốc hoặc bản sao có xác nhận Văn bằng bảo hộ hoặc bản trích lục đăng bạ quốc gia về Sở hữu trí tuệ; 
  • Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, bao gồm tài liệu mô tả, hiện vật liên quan đến đối tượng bảo hộ, vật mẫu ảnh chụp/bản ghi hình sản phẩm bị nghi ngờ chứa yếu tố xâm phạm quyền; 
  • Bản giải trình/so sánh sản phẩm bị nghi ngờ với đối tượng được bảo hộ, các tài liệu khác chứng minh hành vi xâm phạm quyền; 
  • Đề xuất biện pháp xử lý vi phạm. 

 

 

(iii) Thủ tục xử lý vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành gồm các bước sau: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Tiếp nhận yêu cầu xử lý vi phạm; 
  • Thụ lý đơn; 
  • Ra quyết định (từ chối thụ lý đơn; dừng thủ tục hoặc thanh tra kiểm tra). 

 

 

(iv) Quá trình thanh tra, kiểm tra được tiến hành qua các bước sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Quyết định thanh tra, thành tra kiểm tra tại cơ sở; lập biên bản thanh tra, lấy mẫu vi phạm, xin ý kiến chuyên môn hoặc trưng cầu giám định;
  • Lập biên bản, niêm phong, tạm giữ sản phẩm vi phạm;
  • Kết luận thanh tra hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 

 

 

Những kỹ năng cần lưu ý khi xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính

 

 

Một số kỹ năng cần thiết khi xử lý các vụ việc xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, đó là:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Nắm vững bản chất và phạm vi bảo hộ của đối tượng thông qua việc nghiên cứu kỹ Yêu cầu bảo hộ và bản mô tả, tích cực trao đổi với chủ sở hữu quyền và tiếp cận thông tin liên quan tới đối tượng bảo hộ và đối tượng có nghi ngờ xâm phạm quyền;
  • So sánh, đánh giá các yếu tố xâm phạm quyền theo các chuẩn mực của từng dạng đối tượng cụ thể, tập trung vào các dấu hiệu, đặc điểm cơ bản được coi là trùng hoặc tương đương chủ động cung cấp các thông tin và ý kiến chuyên môn về việc đánh giá, thẩm định hành vi xâm phạm quyền, thường xuyên liên lạc với cơ quan xử lý vi phạm, giữ bí mật thông tin trước khi cơ quan có thẩm quyền xã lý hành vi xâm phạm quyền. 

 

 

Đặc biệt, trong từng trường hợp cụ thể khi xử lý hành vi xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính thông qua thanh tra chuyên ngành, cần cân nhắc phối hợp giữa các cơ quan chức năng tại địa phương như công an, quản lý thị trường, chính quyền địa phương để bảo đảm tính hiệu quả của công tác thực thi. Ngoài ra, cần lưu ý yếu tố dẫn đến việc cơ quan thanh tra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Từ chối thụ lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền, Đơn được nộp đồng thời cho nhiều cơ quan xử lý vi phạm;
  • Đơn được nộp khi đang có tranh chấp, hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính;
  • Dùng thủ tục xử lý đơn yêu cầu phát sinh tranh chấp đối với đơn yêu cầu hủy bỏ/xem xét tình trạng pháp lý của văn bằng bảo hộ hoặc tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đối tượng Sở hữu công nghiệp; chưa đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm;
  • Người yêu cầu xử lý vi phạm rút đơn; 
  • Các bên tự thỏa thuận. Các nỗ lực và thiện chí tiến hành thương lượng, thỏa thuận giải quyết tranh chấp của các bên trên tinh thần tự nguyện luôn được hoan nghênh.

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.69598 sec| 946.242 kb