Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

16/10/2024
Lý Thông
Lý Thông
Khi kinh tế và xã hội càng phát triển thì những loại hình doanh nghiệp xã hội càng được biết đến nhiều hơn. Có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước muốn đầu tư và thành lập doanh nghiệp xã hội. Tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp xã hội cần đạt được các tiêu chí để đáp ứng các mục tiêu xã hội và môi trường, nhà nước và chính phủ luôn tạo điều kiện để cho các tổ chức cá nhân có thể thành lập doanh nghiệp cũng như chính sách bù đắp về giá, trợ giá cho doanh nghiệp xã hội.

1- Khái niệm doanh nghiệp xã hội

Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng ( CSIP) của Việt Nam đưa ra:" Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. Doanh nghiệp xã hội lấy lợi ích xã hội làm chủ đạo, được dẫn dắt tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/môi trường và mục tiêu kinh tế”

Những tiêu chí doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng:

- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này

- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng

- Doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

Từ đó, ta được khái niệm chung: " Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành, hoạt động vì mục tiêu nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, bên cạnh mục tiêu kinh tế. Phần lớn lợi nhuận thu được của doanh nghiệp dùng để tái đầu tư phục vụ mục tiêu xã hội. Doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng như: giáo dục, văn hóa, môi trường, đào tạo nghề….."

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

[a] Quyền của doanh nghiệp xã hội

Chủ sở hữu, người quản lý Doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật

Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động

[b] Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác

Trường hợp nhận được các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền

Có trách nhiệm phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư…

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Các mô hình của doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận, có định hướng xã hội: Là mô hình kinh doanh mặc dù có lợi nhuận nhưng không bị chi phối về lợi nhuận hay đặt nặng vấn đề về tài chính, mà chỉ chú trọng vào mục đích chia sẻ các dự án môi trường, xã hội vì cộng đồng.

Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: Hoạt động theo hình thức như: trung tâm, quỹ bảo trợ, các tổ/nhóm tình nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS

Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: Do các doanh nhân đứng ra thành lập, kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19131 sec| 948.563 kb