Sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế

30/04/2023
Sáng chế phải là sản phẩm hoặc quy trình do con người tạo ra, chứ không phải là những gì tồn tại trong tự nhiên được con người phát hiện ra. “Sáng chế” không chỉ đơn thuần là một “khám phá”, bởi lẽ khám phá chỉ là sự quan sát, phát hiện ra một hiện tượng trước đây không được chú ý tới. Sáng chế cũng khác biệt với “phát minh” ở chỗ, phát minh là việc phát hiện, giải thích một sự vật, hiện tượng đang tồn tại khách quan của thế giới tự nhiên, trong khi sáng chế phải liên quan đến việc sáng tạo ra cái mới (như một thiết bị, một sản phẩm, sự kết hợp của các chất, một phương pháp mới... hoặc một sự cải tiến, bổ sung cho những sản phẩm, máy móc, thiết bị đã biết) trên cơ sở ứng dụng các kiến thức khoa học.

1- Khái niệm sáng chế

Quá trình phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong đó, các sáng chế đã và đang góp phần quan trọng để cuộc sống ngày càng văn minh, tiện nghi và hiện đại hơn. Thời kỳ cuối thế kỉ XVIII chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước đã làm thay đổi diện mạo công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Giai đoạn sau của thế kỉ XIX là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt, đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Giữa thế kỉ XIX là thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và internet. Sự phát triển của nền công nghiệp thế giới được đánh dấu bởi các sáng chế vĩ đại do con người sáng tạo ra, đã và đang làm biến đổi thế giới, góp phần làm thay đổi tiến trình vận động của xã hội loài người. Các sáng chế về tàu hỏa, tàu điện, ô tô, máy bay, tên lửa đà thay thê các phương tiện thô sơ trước kia phải dựa vào sức kéo, chở của động vật. giúp con người có thể dễ dàng di chuyển khắp nơi, từ châu lục này đên châu lục khác, thậm chí từ hành tinh này đến hành tinh khác một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Các sáng chế về máy điện báo, điện thoại và phương tiện kỹ thuật số đã mang lại khả năng liên lạc, đưa thông tin một cách tức thời, vượt qua mọi ranh giới về thời gian và không gian. Thế kỷ XXI đánh dấu sự phát triển cao trào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới với các công nghệ mới như loT - Internet kết nối vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano... với những sáng chế có tính đột phá trong các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học...

Bảo hộ sáng chế được coi là có lịch sử phát triển lâu đời nhất ưong hệ thống bảo hộ quyền SHTT. Đạo luật sáng chế đầu tiên được ban hành tại Venice năm 1474, sau đó, luật sáng chế lần lượt được thừa nhận ở các quốc gia trên thế giới để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ thể sáng tạo đối với những sáng tạo về kỹ thuật của họ, nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo cũng như bộc lộ các thành quả sáng tạo, thúc đây việc cải tiến, phát triển những công nghệ đã có.

Theo định nghĩa của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO): “Sáng chế là một độc quyền được cấp cho một giải pháp là sản phẩm hoặc quy trình, nói chung, cung cap cách thức mới để thực hiện một điều gì đó, hoặc đưa ra một giải pháp công nghệ mới cho một vấn đề”.1 Hiểu một cách chung nhất, sáng chế là những giải pháp mang đặc tính kỹ thuật, có tính mới do con người sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật hay công nghệ bất kì, ứng dụng trong các hàng hoá, thiết bị, máy móc, quy trình để phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Cũng theo WIPO, “sáng chế có thể liên quan đến việc sáng tạo ra một thiết bị, sản phẩm, phương pháp hoặc quy trình hoàn toàn mới hoặc có thể đơn giản chỉ là sự cải tiến bổ sung cho các sản phẩm hoặc quy trình đã được biết đến ”. Sáng chế tồn tại hiện hữu trong những vật dụng sinh hoạt hàng ngày đơn giản như cái nút chai, cái kẹp giấy... cho đến những quy trình, thiết bị hiện đại thuộc các lĩnh vực công nghệ cao.

Hiện nay, các ĐƯQT đa phương liên quan đến lĩnh vực SHCN mà Việt Nam tham gia như Công ước Paris, Hiệp định TRIPs, Hiệp ước Hợp tác sáng chế (PCT)  cũng như luật sáng chế của nhiều quốc gia không đưa ra định nghĩa sáng chế, thay vào đó chỉ xác định các tiêu chí để sáng chế được bảo hộ. Trong khi đó, Việt Nam là một trong số các quốc gia đưa ra khái niệm sáng chế trong phần “Giải thích thuật ngừ” tại khoản 12 Điều 4 Luật SHTT: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên ”, Luật SHTT Việt Nam đưa ra khái niệm sáng chế theo cách tiếp cận từ bản chất kỹ thuật của sáng chế, theo đó sáng chế được hiểu là một giải pháp mới để giải quyết một vấn đề kỹ thuật. Theo hướng dần tại Điều 25.3b Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007: “Giải pháp kỹ thuật - đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế - là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định Như vậy, giải pháp kỹ thuật có thè là cách thức hoặc phương tiện kỹ thuật để giải quyết một vấn đề cụ thố trong đời sống.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, một sáng chế phải thuộc một trong số năm nhóm luật định về đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền sáng chè, đó là: quy trình, máy móc, hàng hoá (tức là các vật thể được tạo ra bởi con người hoặc máy móc), các thành phần kết cấu của một đối tượng và việc sử dụng vào mục đích mới của đối tượng bất kì nêu trên.Theo pháp luật SHTT Việt Nam, sáng chế là một giải pháp kỹ thuật tôn tại thông qua hai dạng chủ yếu là sản phẩm hoặc quy trình.

Sáng chế là sản phẩm được thể hiện dưới các dạng sau đây:

Dạng vật thể: được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu, chi tiết về kết cấu. Các dấu hiệu, chi tiết này liên kết với nhau để thực hiện một chức năng, còng dụng nhất định nhằm đáp ứng một nhu cầu của con người. Các sáng chế vật thể như: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện...

Dạng chất thề: được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu, đặc điểm về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái các phân tử tạo thành và có một chức năng nhất định, như: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm... Ví dụ: Sáng chế Suberin là một loại vải được làm từ vỏ cây dâu, có đặc tính mềm như nhung, nhẹ như lụa, có thể giặt, không bị trầy xước, không dính bẩn. chống thấm và chống cháy đã được đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước về Hợp tác sáng chế (PCT) năm 1998. Loại vải này được sử dụng trong sản xuất quần áo. giầy dép và trang phục thể thao.2

Dạng vật liệu sinh học: được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm có chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người; có khả năng tự tái tạo lại, như: gen thực vật/động vật, biến đổi gen... Ví dụ: sáng chế về một loại vi khuẩn lai tạo được sử dụng để xử lí ô nhiễm dầu.

Sáng chế có thể hiện dưới dạng quy trình: được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc được xác định bởi các đặc điểm về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định như: quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lí, khai thác, thăm dò...1 Ví dụ: công nghệ xử lí vải bò bằng việc sử dụng enzyme có tên là “xenlulaza” có khả năng loại bỏ thuốc nhuộm chàm từ vải bò để làm vải bò mài.

Trong một sản phẩm phức tạp như chiếc máy ảnh có thể bao gồm rất nhiều sáng chế khác nhau được bảo hộ như: sáng chế liên quan đến các thiết bị, bộ phận, chi tiết trong chiếc máy ảnh; sáng chế về chất liệu được sử dụng để sản xuất ra một chi tiết nào đó trong máy ảnh, sáng chế liên quan đến phương pháp xử lí ảnh, phương pháp chuyển đổi dữ liệu ảnh...

Theo Bảng phân loại sáng chế quốc tế (IPC), các sáng chế có thể chia thành 8 lĩnh vực: (i) Dụng cụ thiết yếu cho con người; (ii) Quy trình công nghệ, giao thông vận tải; (iii) Hoá học, luyện kim: (iv) Dệt may, giấy; (v) Xây dựng; (vi) Máy cơ khí, chiếu sáng, nhiệt, vũ khí, chất nổ; (vii) cơ học; (viii) Đồ điện.

Ở các quốc gia khác nhau, phạm vi bảo hộ sáng chế cũng khác nhau. Theo pháp luật Hoa Kỳ, có ba loại bằng sáng chế: (i) Bằng sáng chế hữu ích (utility patents) được cấp cho máy móc, sản phẩm, sự kết hợp các chất hoặc quy trình và thường có thời hạn bảo hộ 20 năm; (ii) Bằng sáng chế kiểu dáng (design patents) được cấp cho những kiểu dáng mới chi mang tính thẩm mỹ đơn thuần, có thời hạn bảo hộ 14 năm; (iii) Bằng sáng chế giống cây trồng (plant patents) cấp cho các giống cây trồng sinh sản vô tính mà có tính mới, khác biệt. Như vậy, pháp luật sáng chế Hoa Kỳ có phạm vi điều chỉnh rộng, bao hàm cả các KDCN và giống cây trồng mới.

Theo quy định của Luật SHTT Việt Nam năm 2005, đối tượng bảo hộ sáng chế nhất thiết phải là một sản phẩm hoặc quy trình mới, do đó. một công dụng mới hay cách thức sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết đến sè không đáp ứng điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Điều này được hiểu là pháp luật Việt Nam hiện nay không bảo hộ sáng chế dạng sử dụng (Use claim). Hiệp định TRIPs chỉ đưa ra các tiêu chí của sáng chế mà không yêu cầu quốc gia thành viên phải cấp sáng chế cho việc “sử dụng thứ cấp”. Tận dụng các quy định này, các nước đang phát triển, trong đó nổi bật là Ấn Độ, đã hạn chế tối đa việc đăng ký sáng chế cho những cách thức sử dụng mới của một sản phẩm đã biết nhằm mở đường cho các nhà sản xuất thuốc generic tiếp cận thị trường, ớ xu hướng ngược lại, các nước phát triển, đại diện là Hoa Kỳ, lại cho phép đăng ký sáng chế cho những công dụng mới hay cách thức kết hợp mới của những sản phẩm đã biết. Luật sáng chế Hoa Kỳ quy định tại Điều 101: “Bất kỳ ai phát minh hay khám phá ra một quy trình, máy móc, phương thức sản xuất hoặc hợp chất... mới và hữu dụng hoặc bất kì sự cải tiến mới hoặc hữu dụng đối với những đối tượng trên đều được cap bang sáng chế, tuỳ thuộc vào các điều kiện và yêu cầu cụ thể của điều này’’.  Burcu Kilic và Peter Maybarduk trong nghiên cứu của mình đà chỉ ra, “tính hữu dụng” trong pháp luật

và thực tiễn Hoa Kỳ được hiểu rất rộng, bao gồm tất cả các hình thức sử dụng, công năng hay cải tiến nào đối với các sản phẩm/quy trình đã có. Như vậy, ở Hoa Kỳ, bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp cho một “phương pháp sử dụng” cụ thể mà không bao hàm việc bảo hộ đối với sản phẩm đó; hay tính năng sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết đến hoặc một sản phẩm được sản xuất theo sáng chế đã được bảo hộ vẫn có khả năng được bảo hộ sáng chế.

Một yêu cầu đối với sáng chế là giải pháp kỹ thuật là sáng chế phải giải quyết được một vấn đề kỹ thuật cụ thể bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Quy luật tự nhiên là những quy luật khoa học của tự nhiên được khám phá thông qua thực nghiệm. Như vậy, những ý tưởng hoặc ý đồ chỉ nêu vấn đề mà không đưa ra cách giải quyết vấn đề (bằng cách nào, bằng phương tiện gì...) không được bảo hộ là sáng chế; hoặc vấn đề được giải quyết không phải là vấn đề kỹ thuật hoặc không được giải quyết bằng cách thức kỹ thuật thì cũng không được coi là sáng chế. Những giải pháp không sử dụng các quy luật của tự nhiên mà áp dụng quy luật kinh tế, quy luật kinh doanh... hay quy tắc chơi một trò chơi, phương pháp huấn luyện vật nuôi... không phải là đối tượng được bảo hộ sáng chế.

Sáng chế phải là sản phẩm hoặc quy trình do con người tạo ra, chứ không phải là những gì tồn tại trong tự nhiên được con người phát hiện ra. “Sáng chế” không chỉ đơn thuần là một “khám phá”, bởi lẽ khám phá chỉ là sự quan sát, phát hiện ra một hiện tượng trước đây không được chú ý tới. Sáng chế cũng khác biệt với “phát minh” ở chỗ, phát minh là việc phát hiện, giải thích một sự vật, hiện tượng đang tồn tại khách quan của thế giới tự nhiên, trong khi sáng chế phải liên quan đến việc sáng tạo ra cái mới (như một thiết bị, một sản phẩm, sự kết hợp của các chất, một phương pháp mới... hoặc một sự cải tiến, bổ sung cho những sản phẩm, máy móc, thiết bị đã biết) trên cơ sở ứng dụng các kiến thức khoa học.

Trên thế giới, bên cạnh cơ chế bảo hộ “sáng chế”, một số quốc gia còn đưa ra mô hình bảo hộ đối với “mẫu hữu ích” (Utility Model) như là một phần của hệ thống bằng sáng chế. Tuỳ thuộc vào pháp luật SHTT của từng quốc gia, đối tượng này còn được gọi dưới những cái tên khác nhau như “sáng kiến hữu ích”, “sáng chế ngắn hạn”, “sáng chế nhớ” hay “giải pháp hữu ích” - theo pháp luật SHTT Việt Nam. ờ châu Àu. ngoại trừ Anh, Hà Lan và Luxembourg, hầu hết các quốc gia đều bảo hộ màu hữu ích (hay giải pháp hữu ích). Việc bảo hộ giải pháp hữu ích nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo kỹ thuật, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Pháp luật Việt Nam quy định về bảo hộ giải pháp hữu ích nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hộ các sáng tạo kỹ thuật ưong nước, khi trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam còn thấp so với thế giới.

về bản chất, giải pháp hữu ích là một sáng chế ở trình độ thấp. Điểm khác nhau chủ yếu giữa giải pháp hữu ích và sáng chế thể hiện ở ba khía cạnh:

Thứ nhất, điều kiện bảo hộ giải pháp hữu ích đơn giản hơn, cụ thể là yêu cầu về tính sáng tạo cho giải pháp hữu ích thường ít nghiêm ngặt hơn hoặc thậm chí không được đặt ra. Vì vậy, giải pháp hữu ích thường được cấp cho những cải tiến nhỏ. ở một số quốc gia, như Nhật Ban, Trung Quốc, giải pháp hữu ích chỉ được cấp cho đối tượng là sản phẩm (như cơ cấu, thiết bị) mà không được bảo hộ đối với quy trình.

Thứ hai, thời hạn bảo hộ cho giải pháp hữu ích cũng ngắn hơn so với sáng chế (nếu thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm thì giải pháp hữu ích thường chỉ được bảo hộ từ 5 đến 10 năm).

Thứ ba, các quy định về thủ tục đăng ký, thời hạn thẩm định đơn đăng ký giải pháp hữu ích cũng thường ngắn hơn và đơn giản hơn do

không phải xem xét điều kiện về trình độ sáng tạo. ở một số quốc gia như Australia, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha..., cơ quan sáng chế của các nước này không thẩm định nội dung đơn giải pháp hữu ích mà chỉ cấp văn bằng bảo hộ sau khi thẩm định hình thức.

Trên thế giới, những giải pháp kỹ thuật mang tính sáng tạo còn có thể bảo hộ như một BMKD. Người nắm giữ giải pháp kỹ thuật có thể cân nhắc giữa hai sự lựa chọn: bảo hộ sáng chế để bảo đảm sự độc quyền khai thác sáng chế trong một thời hạn hoặc bảo hộ BMKD để tránh việc phải bộc lộ sáng chế của họ.

2- Điều kiện bảo hộ sáng chế

Theo quy định Điều 58 Luật SHTT, sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Giải pháp kỹ thuật được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng được ba điều kiện: có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp. Đối với giải pháp hữu ích, thay vì yêu cầu về trình độ sáng tạo, giải pháp hữu ích phải “không phải là hiểu biết thông thường” và đáp ứng hai điều kiện: có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là giải pháp hữu ích không cần có tính sáng tạo. Một giải pháp kỹ thuật chỉ được coi là “giải pháp hữu ích” nếu nó mang lại hiệu quả thiết thực khi ứng dụng nó trong công nghiệp.

- Tính mới của sáng chế (Novelty)

Tính mới đòi hỏi sáng chế phải có sự khác biệt đáng kể so với những cái đã được bộc lộ trước đó, điều này có nghĩa thông tin kỹ thuật bộc lộ trong sáng chế chưa được công bố công khai. Tuy nhiên, phạm vi bộc lộ để xem xét tính mới của giải pháp kỹ thuật không hoàn toàn giống nhau giữa các nước. Theo pháp luật của đa số quốc gia châu Âu, giải pháp kỹ thuật được thể hiện trong các tài liệu dạng giấy hoặc được sử dụng ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều được COI kì “giải pháp kỹ thuật đà biết” và do đó làm mất đi tính mới của sáng chế. về hình thức “bộc lộ công khai”, pháp luật sáng chế Hoa Kỳ quy định, "sáiiỊi chề không bị coi là mất tinh mới nếu hộc lộ bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ dưới hình thức phi văn hàn, hao gồm việc sử dụng hoặc bán ".' Như vậy, theo pháp luật Hoa Kỳ thì việc sáng chc được bộc lộ thông qua việc sử dụng ngoài lãnh thổ nước này mà chưa từng được mò tá bằng vãn bàn sẽ không làm mất đi tính mới của sáng chế.

Theo quy định của Điều 60 Luật SHTT, sáng chế được coi là có tinh mời nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Tính mới của sáng chế được xem xét dựa trên hai tiêu chí: (i) Giải pháp kỹ thuật chưa bị bộc lộ công khai ở cà trong và ngoài nước; và (ii) Không trùng hoặc tương tự với bất kì giải pháp nào được mô tả trong đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn.

Việc bộc lộ công khai có thể dưới các hình thức: sử dụng (áp dụng vào những sản phẩm đã được đưa ra trên thị trường), mô tả bằng văn bản (ấn phẩm, tư liệu...) hoặc các hình thức thể hiện khác (truyền hình, triển lãm...). Một điểm lưu ý là sáng chế không bị coi là bộc lộ công khai nếu chì có số lượng người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về sáng chế. Đó có thể là những người tham gia vào quá trình nghiên cứu giải pháp kỹ thuật đó hoặc là những người đà cung cấp tư liệu, vật chất, kỹ thuật... để tạo ra sáng chế. Việc xem xét sáng chế đã bị bộc lộ công khai hay chưa còn căn cứ vào “mức độ bộc lộ” của sáng chế. Neu sáng chế chưa bị bộc lộ tới mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thế sử dụng, khai thác hoặc thực hiện được giải pháp đó thì sáng chế cũng không bị coi là mất tính mới.

Tính mới của sáng chế được hiểu là tính mới trên phạm vi toàn thế giới, chứ không chỉ giới hạn ở phạm vi quốc gia nơi sáng chế được đăng ký. Vì vậy, để xem xét tính mới của sáng chế, cần phải đối chiếu với tình trạng kỹ thuật đã biết liên quan đến sáng chế, bao gồm tất cả các tri thức kỹ thuật đã được bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước. Việc tra cứu sáng chế không chỉ giới hạn trong các đơn đăng ký sáng chế đã được Cục SHTT tiếp nhận có cùng chỉ số phân loại mà còn mở rộng đến các đơn đăng ký sáng chế hoặc các văn bằng bảo hộ sáng chế do các to chức, quốc gia khác công bố, trong vòng 25 năm trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế. Trong trường hợp cần thiết và có thể, việc tra cứu được mở rộng đến các báo cáo khoa học, báo cáo kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác thuộc cùng lĩnh vực kỹ thuật được công bố và lưu giữ tại Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Thời điểm để so sánh tính mới của sáng chế căn cứ vào ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên). Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lí nhà nước về SHTT tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo ĐƯQT. Ngày ưu tiên được xác định trên cơ sở ngày nộp đơn đầu tiên đăng ký sáng chế đó (trong vòng 12 tháng) tại một quốc gia khác (là thành viên Công ước Paris). Đối với việc đăng ký sáng chế, việc xác định ngày nộp đơn, ngày ưu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngày nộp đơn (hoặc ngày ưu tiên) là thời điểm để xác định tinh mới của sáng chế, đồng thời là căn cứ xác định thứ tự ưu tiên trong việc đăng ký sáng chế. Ngoài ra, ngày nộp đơn còn là cơ sở để xác định thời hạn bảo hộ khi sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ.

Ví dụ: Ngày 15/3/2013, A (công dân Mỹ) nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế X tại cơ quan đăng ký sáng chế Hoa Kỳ, đơn đà được công bố trên công báo của Cơ quan đăng ký sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (ƯSPTO). Ngày 26/8/2015, B (công dân Việt Nam) nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế X' (không có sự khác biệt đáng kể so với sáng chế X của A) tại Việt Nam. Khi tra cứu đơn đăng ký sáng chế của B, Cục SHTT Việt Nam phát hiện ra sáng chế X’ của B tương đương với sáng chế X của A đà được bộc lộ trong đơn yêu cầu bảo hộ tại Hoa Kỳ, có ngày nộp đơn sớm hơn. Vì vậy, Cục SHTT Việt Nam từ chối không cấp văn bằng bảo hộ cho sáng chế X’ của B với lí do sáng chế này bị mất tính mới.

Đê bảo vệ quyền lợi cho người nộp đơn đăng ký sáng chế, pháp luật quy định một số trường hợp ngoại lệ không làm mất tính mới của sáng chế. Khoản 3 Điều 60 Luật SHTT năm 2005 quy định: Sáng chế không bị coi là mất tính mới, mặc dù đã được công bố trong thời hạn 6 tháng trước thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế trong các trường hợp sau: bị người khác công bố mà không được phép của người có quyền đăng ký sáng chế; do chính người có quyền đăng ký sáng chế công bố dưới dạng báo cáo khoa học hoặc trưng bày tại cuộc triển lãm Việt Nam hoặc quốc tế chính thức. Để phù hợp với quy định của CPTPP, Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT năm 2019 đã sửa đổi khoản 3 và bổ sung khoản 4 Điều 60 Luật SHTT, theo đó, kéo dài thời gian “ân hạn” để sáng chế đã bị bộc lộ trước khi nộp đơn không bị coi là mất tính mới từ 6 tháng lên 12 tháng; đồng thời cũng mở rộng các trường hợp sáng chế bị bộc lộ. Quy định sửa đổi này mở ra nhiều cơ hội hơn cho việc đăng ký sáng chế trong trường hợp sáng chế bị bộc lộ công khai trước thời điểm nộp đơn.

- Trình độ sáng tạo của sáng chế

Đây là điều kiện có tính quyết định để xem xét sáng chế có đáng được bảo hộ độc quyền hay không. Theo pháp luật một số quốc gia, điều kiện này được thay thế băng thuật ngữ “bước tiến sáng tạo” (inventive step) hoặc “tính không hiển nhiên” (be non-obvious). Theo quy định của Điều 61 Luật SHTT, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Trinh độ sáng tạo của sáng chế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh với các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế (trong trường hợp sáng chế được hưởng quyền ưu tiên). Điều 27 Hiệp định TRIPs giải thích về trình độ sáng tạo của sáng chế đó là “tính không hiển nhiên”. Điều kiện này đòi hỏi sáng chế phải có tính đột phá, có sự sáng tạo vượt trội hoặc là bước tiến đáng kể về mặt kỹ thuật so với tình trạng kỹ thuật trước đó và hiện tại. Sáng chế bị coi là không đáp ứng điều kiện về trình độ sáng tạo nếu chỉ bao gồm tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính thiên nhiên mà bất kì người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể biết được; hoặc chỉ là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.

Như vậy, giải pháp kỹ thuật sẽ không đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo và không được bảo hộ là sáng chế nếu nó chỉ chứa đựng sự cải tiến không đáng kể trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng hoặc dấu hiệu khác biệt của sáng chế có thể dễ dàng suy luận từ những gì đang tồn tại bởi những người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Theo Luật SHTT sửa đổi năm 2019, “giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó

- Có khả năng áp dụng công nghiệp (Industrial Applicability)

Đây có thể coi là điều kiện về tính hữu ích của sáng chế. Sáng chế không thể chỉ mang tính lí thuyết mà còn phải mang lại những lợi ích thực tiễn nhằm phục vụ những nhu cầu của cuộc sống. Áp dụng công nghiệp một sáng chế là việc sản xuất, sử dụng sáng chế đó bằng những

phương tiện kỹ thuật ở quy mô nhất định. Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể được sản xuất trong công nghiệp hay nói cách khác, “có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lợi quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định ”

Việc đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế căn cứ vào hai tiêu chí: (i) giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn đăng ký bảo hộ phải “có thể thực hiện được” - cho phép người có hiểu biết trung bình vẽ lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc thực hiện được giải pháp đó; (ii) có thể áp dụng việc chế tạo. sản xuất hàng loạt (đối với sáng chế dạng sản phẩm) hoặc có thể áp dụng lặp đi lặp lại (đối với sáng chế dạng quy trình) và luôn cho kết quả ổn định giống nhau và giống với kêt quả nêu trong bản mô tả sáng chế. Dựa trên điều kiện này, có thể kể ra những trường hợp giải pháp kỹ thuật không có khả năng áp dụng công nghiệp và không đáp ứng được điều kiện bảo hộ sáng chế như: các sản phẩm hoặc quy trình hoạt động trái với các quy luật của tự nhiên và các nguyên lý cơ bản của khoa học (ví dụ động cơ vĩnh cửu); không thể thực hiện được lặp đi lặp lại; không ứng dụng được trong thực tế; hoặc cần có kỹ năng đặc biệt để thực hiện đối tượng; hoặc chỉ áp dụng được I trong những điều kiện nhất định... 

3- Đối tượng không được bảo hộ sáng chế

Cũng như pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam quy định các đối tượng loại trừ không được bảo hộ là sáng chế. Điều 8 Luật SHTT Việt Nam khẳng định chính sách của Nhà nước là “không bảo hộ các đối tượng SHTT trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh Điều 59 Luật SHTT quy định các đối tượng không được bảo hộ sáng chế, bao gồm:

Phat minh, học thuyết khoa học, phương pháp toán học'. Phát minh khoa học được quy định trong Hiệp định Giơnevơ (năm 1978) là sự phát hiện ra những hiện tượng, tính chất hoặc quy luật của thế giới vật chất mà trước đó chưa được phát hiện và chưa có khả năng xác minh được. Phát minh được xem là sự khám phá, giải thích về các sự vật, hiện tượng, quy luật khách quan vốn có của thế giới tự nhiên. Cũng như phát minh, các lí thuyết khoa học, phương pháp toán học có nguồn gốc bản chất là thuộc về tự nhiên, nó tồn tại độc lập và không dựa vào sự sáng tạo của loài người. Con người chỉ có vai trò phát hiện ra những phát minh, lí thuyết đó chứ không tạo ra nó. Các phát minh hay định luật khoa học không tạo ra cái mới phục vụ trực tiếp cho đời sông, mà chỉ là phương tiện để con người dựa vào đó tạo ra các sản phẩm, giải pháp đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, một thiết bị kỹ thuật hoạt động trên cơ sở một lí thuyết khoa học có khả năng bảo hộ là sáng chế. Pháp luật các quốc gia trên thế giới đều không bảo hộ phát minh, lý thuyết khoa học hay phương pháp toán học dưới danh nghĩa sáng chế để tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội có thể tiếp cận, sử dụng tri thức chung của nhân loại phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc, phương pháp thực hiện hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; Cách thức thể hiện thông tin'. Đây là những đối tượng mang tính chất tư duy của cá nhân, các phương pháp thực hiện hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi hay kinh doanh không phải là những giải pháp kỹ thuật, thường không áp dụng các quy luật tự nhiên, không thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt hoặc áp dụng lặp đi lặp lại và thu được kết quả ổn định. Do đó, những đối tượng này không đáp ứng điều kiện để được bảo hộ là sáng chế.

Chương trình máy tính: Khoản 1 Điều 22 Luật SHTT Việt Nam năm 2005 đưa ra định nghĩa: "Chương trình máy tính là tập hợp các chi dần được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đô hoặc bất kỳ dụng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, cỏ khà nàng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể". Một chương trình máy tính có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả ngôn ngữ máy (computer language) ờ hệ nhị phân (binary), hệ thập lục phân (hexadecimal) hay các ngôn ngữ lập trình (programing language), tương tự như một tác phẩm văn học có thể đọc được, thể hiện dưới dạng viết. Do vậy, ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, chương trình máy tính được bảo hộ theo cơ chế QTG.

Tuy nhiên, diêm lưu ý là trong Quy chế thẩm định đơn sáng chế của Cục SHTT Việt Nam (được ban hành theo Quyết định số 487/QĐ- SHTT ngày 31/3/2010) quy định: "Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật thì nó có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế". Theo quy định này, có thể hiểu chương trình máy tính có thể được cấp bằng sáng chế nếu nó là một giải pháp được gắn với một phương tiện kỹ thuật tức là máy móc ở dạng vật thể.' Thực tế tại Việt Nam, Cục SHTT cũng đã cấp bằng sáng chế cho một số chương trình máy tính được liên kết với cấu trúc vật lí như: Sáng chế số 4341 cấp ngày 26/7/2004 (số đơn 1-2000-01144 nộp ngày 14/4/1999, số đơn quốc tế là PCT/JP00/02229) có tên “Thiết bị quản lý dữ liệu, phương pháp quản lý dữ liệu và vật ghi chương trình quản lí dữ liệu.

Giải pháp chi mang tinh thẩm mĩ: Những giải pháp mặc dù được sử dụng cho mục đích công nghiệp bằng cách gắn nó với những sản phẩm được sản xuất hàng loạt nhưng nếu chỉ mang tính thẩm mĩ đơn thuần, không thực hiện được chức năng kỹ thuật, sẽ không được bảo hộ là sáng chế mà thông thường được bảo hộ là KDCN hoặc bảo hộ theo cơ chế QTG.

Giống thực vật, giống động vật; Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yêu mang bản chất sinh học không phải là quy trình vi sinh'. Lí do chính của việc loại trừ các đối tượng này xuất phát từ việc bảo vệ trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Ví dụ: Chỉ thị về Công nghệ sinh học của Uỷ ban châu Âu đã trực tiếp loại trừ các đối tượng sau do trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức: quy trình nhân bản vô tính người; quy trình biến đổi phôi theo hướng làm thay đổi đặc điểm của con người; sử dụng phôi người vì mục đích công nghiệp và thương mại; quy trình biến đổi gen quy định đặc tính của động vật có thể gây cho chúng những đau đơn mà không đem lại lợi ích bền vững nào cho người hoặc động vật và cả những động vật do các quy trình đó tạo ra. 

Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người, động vật'. Dưới góc độ lợi ích công cộng, việc bảo hộ độc quyền sáng chế cho các phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật sẽ cản trở khả năng tiếp cận các phương pháp phòng chống, chữa bệnh mới cho con người/động vật. Vì vậy, pháp luật nhiều quốc gia loại trừ việc độc quyền và thương mại hóa sáng chế đối với các phương pháp này nhằm bảo đảm cơ hội tiếp cận các phương pháp chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh tốt nhất cho người dân. Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người hay động vật đối với mỗi đối tượng cụ thể có thể không đạt được hiệu quả giống nhau, vì vậy mà các phương pháp này không đáp ứng được điều kiện về “khả năng áp dụng công nghiệp” để được bảo hộ là sáng chế.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.59458 sec| 1074.852 kb