Sử dụng từ ngữ rõ ràng và đơn giản trong bài viết pháp lý
1- Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản trong bài viết pháp lý
Người viết phải chuyển tải lượng thông tin tối đa với số lượng từ tối thiểu, do đó, trình bày đơn giản, rõ ràng luôn là cách diễn đạt tốt nhất. Ở một khía cạnh nhất định, bài viết là một hình thức giao tiếp độc thoại, chỉ có độc giả với văn bản. Những bài viết tốt phải đơn giản và rõ ràng, thậm chí cả khi vụ việc có vẻ như đòi hỏi khác đi. Ngược lại, một số Luật sư tranh tụng cho rằng cảng nói quá vấn đề liên bằng cách thêm các phó từ, diễn đạt lặp lại, nhấn mạnh sẽ càng giúp bài viết hiệu quả và cảng hùng biện. Thật không may, kết luận duy nhất mà hầu hết độc giả có thể rút ra từ bài viết đó là tác giả cực kỳ ích kỷ. Càng đào xới vấn đề một cách khoa trương, bạn sẽ càng làm yếu đi lập luận của mình.
Để bài viết rõ ràng và đơn giản, người viết cần lưu ý các yêu cầu sau:
Cắt bỏ những từ không cần thiết. Việc diễn đạt lặp lại với mục đích là giúp độc giả ghi nhớ, nhưng lại là một trong những lý do khiến các văn bản pháp lý trở nên rất tế nhạt. Người viết cần tìm ra những cấu trúc chưa hợp lý. Trong mọi câu văn, sẽ có những từ chính và những từ phụ. Từ chính sẽ mang ý nghĩa của câu. Ví dụ, từ chính là các từ ngữ, mang, làm việc. Từ phụ bổ nghĩa cho từ chính, như là cái, bất kỳ, của... Từ phụ có vai trò giúp cho câu đúng chính tả tiếng Việt nhưng nếu trong câu có quá nhiều từ phụ, từ lặp, thì đó là câu có cấu trúc chưa hợp lý.
Ví dụ: “Một bồi thẩm đoàn được yêu cầu bởi Bên bị”. Hãy chuyển bên bị làm chủ ngữ. Câu sau khi sửa là: “Bên bị yêu cầu một bồi thẩm đoàn".
Ví dụ: “Phán quyết bởi Bồi thẩm đoàn là có lỗi thiên vị vì lý do là nó đã bỏ qua quá trình đổi chất liên quan đến các vấn đề mấu chốt". Có thể sửa lại như sau: "Phân quyết của Bồi thẩm đoàn là lỗi thiên vị vì đã bỏ qua quả trình đổi chất về các vấn đề mấu chốt".
Ví dụ: “Người đàn ông mang súng có vũ trang tiến vào ngân hàng". Rõ ràng "Mang súng" đã bao gồm ý nghĩa "cả vũ trang". Nên đơn giản chỉ cần viết là “Người đàn ông mang súng tiến vào ngân hàng".
Thay thế cụm từ bằng từ ngắn hơn, tránh lặp các cụm từ, từ hoặc thuật ngữ đồng nghĩa hoặc các từ vô nghĩa. Bất kỳ khi nào người viết phải sử dụng liên tử hoặc giới từ, họ thường bắt đầu bằng cách “tung hứng" với các câu chữ. Trong các trường hợp này, một từ ngắn luôn là đầy đủ.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
2- Sử dụng từ ngữ chính xác, hạn chế nói giảm, nói tránh
Hầu hết việc sử dụng cách nói giảm, nói tránh sẽ làm tăng số lượng từ. Sử dụng cách nói giảm, nói tránh còn có thể là một cách nói dối, như George Orwell đã cảnh báo trong bài viết nổi tiếng của mình “Politics and English Language” (Tạm dịch: “Chính trị và ngôn ngữ tiếng Anh”): Chính phủ đối đầu với các vụ kiện về tai nạn hạt nhân bằng cách gọi đó là “sự cố”. Các chính trị gia có thể gọi tăng thuế là “biện pháp tăng thu” hoặc những người già là “Công dân cao cấp". Nói giảm, nói tránh có thể là cách hay để né tránh những vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, trong văn bản pháp lý, củng cố che giấu sự thật bằng các ngôn từ nể tránh, người viết sẽ càng khó giải quyết vấn đề.
Hạn chế tinh từ và phó từ: Với tính từ, vấn đề ở chỗ là chúng thường không rõ ràng. “Hôm xảy ra tai nạn, thời tiết lạnh”. Sự không rõ ràng ở đây là “lạnh” có thể có các ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau. Cái lạnh ở Hà Nội khác cái lạnh ở Đà Nẵng. Người có tuổi cũng luôn có xu hướng cảm thấy lạnh hơn so với trẻ em và người trẻ. Thay vì viết chung chung như vậy, có thể cụ thể hơn: “Khi tai nạn xảy ra, nhiệt độ ngoài trời là 23 độ C, hoặc “Mọi người đều mặc áo khoác" thì độc giả có thể biết đích xác về điều kiện thời tiết thời điểm xảy ra tai nạn. Rõ ràng tính từ “lạnh” không thể thể hiện chính xác điều kiện thời tiết.
Vậy khi nào có thể sử dụng tính từ? Đó là khi người viết chủ định “mập mờ”. Còn trong các trường bao giờ cũng phải được đặt là mục phù hợp thông thường, sự chính xác tiêu hàng đầu.
Với phó từ, trừ khi bắt về mặt ngữ pháp, sử dụng quá nhiều sẽ làm văn bản có vẻ bị cường điệu hoặc luẩn quẩn. “Lập luận của thuộc nguyên đơn hoàn toàn không có cơ sở" - Luật sư thường viết như vậy, trong khi chỉ cần “Không có cơ sở” là đủ.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
3- Tránh dùng danh từ chung chung, từ chuyển tiếp
Ví dụ: Dùng tên "Nguyễn Văn X" thay cho "Nguyên đơn", "Căn nhà" thay cho "Hiện trường tai nạn".
Để cố gắng làm cho văn bản có vẻ logic hơn, người viết thường thêm các từ như “bởi vậy”, “do đó”, “thêm vào đó" vào nhiều câu. Nếu bài viết đã thực sự logic, không cần thiết phải thêm các từ đó. Hãy cắt bỏ bất kể khi nào có thể.
Rút ngắn các mệnh đề và nhóm từ: Bí quyết đơn giản là rút ngắn mệnh để thành nhóm từ.
Ví dụ: Câu “Khi phiên tòa đang diễn ra, Thẩm phản đã yêu cầu một nhiếp ảnh gia ra khỏi phòng xử án" có thể sửa ngắn gọn hơn là: “Trong phiên tòa, Thẩm phản đã yêu cầu một nhiếp ảnh gia ra khỏi phòng xir án".
Ngắn gọn nhất có thể: Ngắn gọn trong dân ý, tiêu đề, trong đoạn văn, trong câu văn, trong ngôn từ. Tuy nhiên, cũng phải chú ý không ngắn gọn quá, vì độc giả có thể sẽ nghĩ người viết đang còn che giấu hoặc không muốn nói hết vấn đề đó.
Nên sử dụng các câu ngắn. Trong văn phong pháp lý tiếng Anh, câu ngắn tối đa chỉ nên có 25 tử, nhưng trong văn phong tiếng Việt, không có quy tắc nào như vậy. Tuy nhiên, người viết nên viết câu càng ngắn càng tốt. Cơ ở của quy tắc nảy là: thông tin được cung cấp càng phức tạp, câu cảng nên ngắn gọn. Các dữ liệu pháp lý thường phức tạp, vì vậy điều tối thiểu người viết có thể giúp độc giả là rút ngắn câu văn và làm cho thông tin trở nên dễ hấp thu. Và nếu không thể viết một câu dài với cấu trúc tốt, hãy rút ngắn câu nhất có thể.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Sử dụng từ ngữ rõ ràng và đơn giản trong bài viết pháp lý được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Sử dụng từ ngữ rõ ràng và đơn giản trong bài viết pháp lý có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm