Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Luật sư cần nắm một số vấn đề đặc thù khi tư vấn pháp luật tài chính doanh nghiệp, trong đó: [1] xác định được hai mặt hữu cơ (kế toán và tài chính) của quản trị tài chính doanh nghiệp; [2] phân biệt rõ giữa tư vấn tài chính với tư vấn pháp luật tài chính doanh nghiệp.
Tư vấn pháp luật tài chính là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên biệt của Luật sư về các khía cạnh pháp lý trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
Kế toán là việc ghi nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và lập báo cáo tổng hợp về các nghiệp vụ kinh tế (các sự kiện làm tăng, giảm tài sản. nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp) trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đó là một chu trình liên tục từ khâu lập chứng từ, kiểm tra và phân loại chứng từ, ghi, chốt số dư và khóa sổ kế toán, lập báo cáo kế toán. Kế toán ở doanh nghiệp gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bảng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Kế toán tài chính có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin kinh tế của doanh nghiệp một cách liên tục, chủ yếu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (đơn vị tiền tệ). Kết quả đầu ra của kế toán tài chính là báo cáo tài chính (năm, quý) của toàn bộ doanh nghiệp và được công bố công khai đến các đối tượng có nhu cầu, chủ yếu là các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp (nhà nước, tổ chức tín dụng, người bán, người mua, nhà đầu tư...).
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Kế toán quản trị có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin kinh tế dưới nhiều hơn một hoặc cá ba hình thái giá trị. hiện vật và thời gian lao động. Kết quả đầu ra là các báo cáo kế toán quản trị của từng đối tượng kế toán (tài sản, khoản nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu - chi phi - thu nhập...) lương ứng với từng thời kỳ cụ thế và ờ từng đơn vị, bộ phận trực thuộc doanh nghiệp, được cung cấp đến các cấp lãnh đạo - quản lý doanh nghiệp, theo yêu cầu quản trị nội bộ và làm cơ sở cho việc ra quyết định quản lý - điều hành doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là một phần trọng yếu của Hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính doanh nghiệp được hiểu là tổng thể những quan hệ giá trị (biểu hiện bằng tiền) trong nội bộ doanh nghiệp và những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Những quan hệ giá trị đó liên lục được xác lập, thay đổi, chấm dứt trong quá trình tạo lập, quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp bao gồm:
(i) Quan hệ giá trị trong nội bộ doanh nghiệp: Các mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý của doanh nghiệp, giữa các đơn vị, bộ phận trực thuộc doanh nghiệp; giữa cổ đông, người góp vốn với cán bộ quản lý; giữa cổ đông và chủ nợ; giữa người sử dụng lao động với người lao động.
(ii) Quan hệ giá trị với thị trường (thường diễn ra tại thị trưởng tài chính và/hoặc thị trường hàng hóa - dịch vụ): Các mối quan hệ được xác lập trong quá trình đầu tư, kinh doanh và các thỏa thuận thương mại - tài chính với các tổ chức, cá nhân khác (hoạt động tín dụng, phát hành chứng khoán, hoạt động kinh doanh - thương mại...).
(iii) Quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan công quyền (hưởng các ưu đãi đầu tư; hỗ trợ lao động và giải quyết việc làm; nghĩa vụ thuế, quyền khấu trừ thuế, thủ tục hoàn thuế; các nghĩa vụ về phí, lệ phí; thanh kiểm tra chấp hành pháp luật tài chính...).
Quản trị tài chính doanh nghiệp là quá trình xác lập và kiểm soát sự vận động liên tục của tài sản và nguồn vốn trong suốt quá trình đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản (cố phiếu) cho các chủ sở hữu. Quản trị tài chính có nhiệm vụ xác lập và kiểm soát hai luồng thông tin mô tả sự luân chuyển trái chiều của dòng tiền (lưu chuyển tiền tệ) so với dòng vật chất (từ nguyên vật liệu - đầu vào cho đến đầu ra - thành phẩm, hàng hóa).
Để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải tuân thủ triệt để và đầy đủ các nguyên tắc sau:
(i) Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Lợi nhuận kỳ vọng cao tương ứng với chấp nhận rủi ro cao và ngược lại;
(ii) Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền: Giá trị dòng tiền được tính toán cho tương lai cần được quy về giá trị tại thời điểm hiện tại, trừ đi chi phí sử dụng vốn (theo tỷ lệ chiết khấu) trong khoảng thời gian bỏ vốn đầu tư;
(iii) Nguyên tắc chi trả: Luôn duy trì mức ngân quỹ tối thiểu, bảo đảm đủ chi trả cho các hoạt động kinh doanh ở từng giai đoạn;
(iv) Nguyên tắc sinh lợi: Gia tăng giá trị của hàng hóa - dịch vụ, tạo ra sự khác biệt đối với sản phẩm cạnh tranh và tối ưu hóa chi phí kinh doanh;
(v) Nguyên tắc thị trường có hiệu quá: Tối đa hóa giá trị cổ phiếu (phần vốn góp) của chủ sở hữu, được thực hiện trên thị trường tài chính có đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp đã được công khai hóa và minh bạch hóa;
(vi) Nguyên tắc gắn lợi ích của nhà đầu tư và nhà quản trị: Nhà quản trị cần phải luôn hành động vì lợi ích cao nhất của nhà đầu tư. Theo đó, nhà quản trị cần được trả thù lao tương xứng với mục tiêu quản trị tài chính đã hoàn thành, đồng thời cũng phải đưa ra các chế tài khen thưởng hay kỷ luật đối với nhà quản trị, sẽ được áp dụng tùy thuộc vào mức độ hoàn thành mục tiêu đã đặt ra;
(v) Nguyên tắc tác động của chính sách thuế: Nghĩa vụ thuế (đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp) luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh và sẽ làm giảm trừ thu nhập (hiệu quả kinh doanh) của doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Khái niệm pháp luật tài chính doanh nghiệp
Pháp luật tài chính doanh nghiệp là tổng thể các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội được phát sinh trong quá trình tạo lập, huy động, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
[b] Những yếu tố đặc thù của pháp luật tài chính doanh nghiệp:
Pháp luật tài chính doanh nghiệp là một trong những bộ phận trọng yếu của hệ thống pháp luật tài chính quốc gia. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của các mối quan hệ giá trị, pháp luật tài chính doanh nghiệp có các phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh riêng.
Pháp luật tài chính doanh nghiệp được điều chỉnh bằng cả hai phương pháp, đó là sự kết hợp giữa phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thỏa thuận. Phương pháp thỏa thuận được áp dụng phổ biến trong quan hệ hợp đồng thương mại - tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường, còn phương pháp mệnh lệnh được áp dụng trong các mối quan hệ giá trị giữa Nhà nước với doanh nghiệp, giữa người sử dụng lao động với người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
[c] Đối tượng điều chỉnh của pháp luật tài chính doanh nghiệp bao gồm các nhóm quan hệ chủ yếu sau:
Một là, Nhóm các quan hệ phát sinh liên lục trong quá trình tạo lập, huy động, quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản, nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nhóm quan hệ trọng yếu, với các đối tượng vật chất (tài sản và nguồn vốn) luân chuyển (biến đối trạng thái) liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là, Nhóm các quan hệ có tính thể chế, bao gồm các quan hộ liên quan đến các thủ tục hành chính về tài chính doanh nghiệp (thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư, đăng ký thuế, nộp thuế, hoàn thuế...); hoặc các mối quan hệ giá trị trong nội bộ doanh nghiệp (quan hệ giá trị giữa Hội đồng quản trị với Giám đốc (Tổng Giám đốc); quan hệ giá trị giữa Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) với Ban kiểm soát công ty...).
[d] Các nhóm chế định cơ bản của pháp luật tài chính doanh nghiệp
- Chế định về cấu trúc các nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp;
- Chế định tạo lập. huy động vốn; quản lý, sir dụng vốn; định đoạt các nguồn vốn của doanh nghiệp;
- Chế định thuế, phí, lệ phí vã ưu đãi đầu tư dành cho doanh nghiệp;
- Cơ chế quản trị tài chính doanh nghiệp;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp và chế tài xử lý vi phạm trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
II- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH, MỐI LIÊN HỆ HỮU CƠ GIỮA TƯ VẤN TÀI CHÍNH VÀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH
1- Khái niệm tư vấn pháp luật tài chính
Tư vấn pháp luật tài chính là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên biệt của Luật sư về các khía cạnh pháp lý trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Theo đó, trên cơ sở các điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật sư sẽ hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng (các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp...) soạn thảo quy chế quản lý tài chính, các tài liệu pháp lý khác liên quan đến việc thực hiện quyền nghĩa vụ của họ trong quá trình tạo lập, huy động, quản lý, sử dụng định đoạt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Các chuẩn mực và các nguyên tắc quản trị tài chính, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, các chế tài khen thưởng và kỷ luật, trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm giải trình) liên quan đến quản trị tài chính doanh nghiệp, là những nội dung chính yếu của sản phẩm tư vấn pháp luật tài chính doanh nghiệp.
2- Mối quan hệ hữu cơ giữa tư vấn tài chính với tư vấn pháp luật tài chính
Tư vấn tài chính là việc chuyên gia tài chính (có trình độ chuyên môn cao về kế toán - tài chính, có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính...) hướng dẫn, đưa ra ý kiến và giúp doanh nghiệp soạn thảo hoặc thẩm định quy trình hạch toán - kế toán (kế toán quản trị và kế toán tài chính), các tài liệu hướng dẫn về chuyên môn kế toán - tài chính và các phương án tài chính (kế hoạch, dự án đầu tư tài chính).
Như vậy, tư vấn tài chính chủ yếu quan tâm đến việc xây dựng, thẩm định các chỉ tiêu tài chính, thiết lập các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán - kế toán và quản trị tài chính doanh nghiệp, sẽ được phản ánh kết quả cuối cùng tại các báo cáo kế toán quản trị, báo cáo tài chính, hồ sơ kế hoạch tài chính và hồ sơ dự án đầu tư tài chính của doanh nghiệp.
Tư vấn pháp luật tài chính lại chủ yếu quan tâm đến các khía cạnh pháp lý (trách nhiệm và thẩm quyền trong việc xác lập, thẩm định, phê duyệt và giá trị pháp lý của các chỉ tiêu tài chính, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, chế tài khen thưởng và kỷ luật trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm giải trình) trong quá trình tạo lập huy động, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Do đó, tư vấn tài chính là “người bạn” song hành không thế thiếu của tư vấn pháp luật tài chính, các chỉ tiêu tài chính (kết quả của tư vấn tài chính) cấu thành nên mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp và là cơ sở trọng yếu để xem xét trách nhiệm pháp lý của các cấp quản lý - lãnh đạo doanh nghiệp. Tư vấn pháp luật tài chính đưa ra cơ sở pháp lý, làm rõ cơ chế quản trị tài chính và hành lang pháp lý của hoạt động quản trị tài chính, nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm