Tạm hoãn xuất cảnh là gì?
1- Tạm hoãn xuất cảnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 giải thích về tạm hoãn xuất cảnh như sau:
“Tạm hoãn xuất cảnh là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam.”
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về “Tạm hoãn xuất cảnh” như sau:
“Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.”
“Điều 124. Tạm hoãn xuất cảnh
1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
b) Bị can, bị cáo.
2. Những người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.”
Như vậy, đây là biện pháp ngăn chặn mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Biện pháp này có thể áp dụng đối với các chủ thể là bị can, bị cáo và người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của những người này có dấu hiệu bỏ trốn. Ngoài căn cứ này, đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố còn thêm căn cứ bổ sung là qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần thiết cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Khi áp dụng biện pháp này cần lưu ý:
Thời hạn áp dụng cũng khác nhau đối với hai nhóm chủ thể này:
-
Đối với bị can, bị cáo, thời hạn được quy định giống như thời hạn trong các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú.
-
Còn đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố thì thời hạn không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Những chủ thể được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
Trường hợp 01:
-
Bị can, bị cáo.
-
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua quá trình kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.
Trường hợp 02:
-
Người được hoãn chấp hành án phạt tù;
-
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
-
Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách;
-
Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019.
Trường hợp 03: Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án.
Trường hợp 04:
-
Người phải thi hành án dân sự;
-
Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
Trường hợp 05:
-
Người nộp thuế;
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
-
Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài hoặc định cư ở nước ngoài mà trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Trường hợp 06: Người đang bị cưỡng chế hoặc người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Trường hợp 07: Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Trường hợp 08: Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm. Tuy nhiên, cũng loại trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
Trường hợp 09: Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
3- Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
Đối với trường hợp 01:
-
Người phạm tội là công dân Việt Nam (Điều 124 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015): Không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.
-
Đối với người bị kết án phạt tù: Không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
-
Người bị yêu cầu dẫn độ (Điều 504 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015): Không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
Đối với các trường hợp 02, 03, 04, 05 và 06 (Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019): Kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định.
Đối với trường hợp 07: Không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm.
Đối với trường hợp 08: Không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 06 tháng.
Đối với trường hợp 09: Đến khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Tạm hoãn xuất cảnh là gì? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Tạm hoãn xuất cảnh là gì? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm