Pháp trị: Thà tin vào bản thân, còn hơn tin vào người khác

"Ninh tự tín, vật tín nhân" (Thà tin vào bản thân, còn hơn tin vào người khác).

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Thà tin vào bản thân, còn hơn tin vào người khác

Tai họa của nhà vua nằm ở chỗ tin người. Tin người thì sẽ bị người khống chế. Bề tôi làm việc cho nhà vua không phải vì mối quan hệ máu mủ ruột rà, mà vì chịu sự bó buộc của quyền thế nên không thể không làm. Bởi vậy, kẻ bề tôi không có lúc nào không thǎm dò tâm tư của nhà vua, còn nhà vua thường buông thả, ngạo mạn vì mình ở ngôi cao hơn bọn họ, cho nên mới dẫn đến hệ quả bề tôi uy hiếp nhà vua, giết hại nhà vua. 

Hàn Phi Tử nhắc nhở người thống trị bắt buộc phải chú ý đến một nguyên tắc: không được tin tưởng người khác. Khi tin tuởng người khác, sẽ bị người khác khống chế. Khi đã bị người khác khống chế, họ sẽ dần mất đi quyền lực.

Liên hệ

Ninh tự tín, vật tín nhân

Tai họa của nhà vua nằm ở chỗ tin người. Tin người thì sẽ bị người khống chế. Bề tôi làm việc cho nhà vua không phải vì mối quan hệ máu mủ ruột rà, mà vì chịu sự bó buộc của quyền thế nên không thể không làm. Bởi vậy, kẻ bề tôi không có lúc nào không thǎm dò tâm tư của nhà vua, còn nhà vua thường buông thả, ngạo mạn vì mình ở ngôi cao hơn bọn họ, cho nên mới dẫn đến hệ quả bề tôi uy hiếp nhà vua, giết hại nhà vua. 

Hàn Phi Tử nhắc nhở người thống trị bắt buộc phải chú ý đến một nguyên tắc là không được tin tưởng người khác. Vì tin tuởng người khác thì sẽ bị người khác khống chế, mà một khi đã bị người khác khống chế thì chúng ta sẽ dần dần mất đi quyền lực. 

Bọn gian thần chẳng có lúc nào không nghĩ tới chuyện lật đổ nhà vua, cướp đoạt quyền uy. Không tin người là mưu lược Hàn Phi Tử bày cho người thống trị, tất nhiên, quan điểm của ông cũng có phần cực đoan, nhưng ít nhất nó cũng nhắc nhở những người nhẹ dạ cả tin khi ra làm quan cũng cần phải ghi nhớ điều này.

Trước khi qua đời, Hán Vũ đế đã lập Phật Lăng mới tám tuổi làm hoàng thái tử, và uỷ thác ba vi đại thần là Hoắc Quang, Kim Nhật Bi và Thượng Quan Kiệt phò tá chấp chính. Sau khi Vũ đế mất, Phật Lăng lên ngôi, đó chính là Hán Chiêu đế.

Trong ba vị đại thần phụ chính, Kim Nhật Bi chết sớm nhất, còn Hoắc Quang và Thượng Quan Kiệt thường xuyên bất đồng quan điểm, mâu thuẫn sâu sắc. Thời Hán Vũ đế, Hoắc Quang nhiều lần đánh đuổi quân Hung Nô, công lao rất lớn nên được phong làm đại tướng quân, ông cực kỳ trung thành, một lòng một dạ phò tá Chiêu đế. 

Còn Thuợng Quan Kiệt thì không như thế, hắn và anh trai của Chiêu đế là Yến vương Lưu Đán có quan hệ rất tốt. Trước khi Chiêu đế lên ngôi, vì Lưu Đán có ý đồ mưu phản nên bị triều đình xử phạt. Sau khi Chiêu đế lên ngôi,Thượng Quan Kiệt và Lưu Đán vẫn tiếp tục mưu đồ bất chính, và còn bàn bạc với nhau đợi thời cơ chín muồi, sẽ lật đổ Chiêu đế, lập Lưu Đán làm hoàng đế. Chính vì vậy, hai nguời họ coi Hoắc Quang là vật cản trở lớn nhất trong âm mưu soán ngôi, lập mưu trừ khử ông.

Một lần, Hoắc Quang ra ngoài kiểm duyệt ngự lâm quân, sau đó điều một giáo uý đến phủ đại tướng quân. Thượng Quan Kiệt nắm được chuyện này, bèn lệnh cho thân tín của mình bắt chước khẩu khí và nét chữ của Yến vương Lưu Đán viết thư gửi hoàng đế, phái tâm phúc cải trang đưa vào trong cung.

Lúc này, Hán Chiêu đế mười bốn tuổi, thấy trên thư để là Yến vương gửi, ông liền mở ra xem, chỉ thấy trong thư viết: “Nghe nói đại tướng quân Hoắc Quang ra ngoài kiểm duyệt ngự lâm quân, ngôi cùng xe với hoàng thượng, lại còn tự tiện điều động tá uý, từ đó có thể thấy hắn có ý nghĩ khác. Ta lo hắn sẽ gây bất lợi cho hoàng thượng, xin hoàng thượng trả lại ngọc ấn của Yến vương để ta vào kinh thành bảo vệ hoàng thượng”.

Chiêu đế xem đi xem lại rồi đặt thư sang một bên. Sáng hôm sau, Hoắc Quang nghe nói Yến vương dâng thư tố giác ông, trong lòng vô cùng lo sợ, trốn trong phòng tranh ở điện bên cạnh, đợi hoàng thượng xử tội. 

Khi Chiêu đế lâm triều, không thấy Hoắc Quang đâu, bèn hỏi: Sao giờ này đại tướng quân vẫn chưa tới?

Thượng Quan Kiệt cười trên nỗi đau khổ của người khác, hắn thưa: Da bẩm hoàng thượng, có lẽ vì Hoắc Quang bị Yến vương tố giác, nên không dám vào triều.

Chiêu đế phái người đi mời Hoắc Quang tới. Hoắc Quang gặp Chiêu đế, vội vàng cởi mũ quan, dập đầu thỉnh tội. Thượng Quan Kiệt thấy Hoắc Quang thỉnh tội, nghĩ đây là cơ hội tốt để hãm hại ông, nên định nói mấy câu đổ thêm dầu vào lửa, đẩy Hoắc Quang ngã quy. 

Ai dè Chiêu đế lại vui vẻ bảo Hoắc Quang: Xin đại tướng quân đội mũ lên, trẫm biết có người hãm hại khanh. Khanh không có tội. 

Những lời này chẳng khác nào một gáo nước lạnh dội vào Thượng Quan Kiệt và các đại thần thân tín của hắn, còn Hoắc Quang vừa cảm thấy vui mừng vừa cảm thấy kỳ lạ. 

Ông khấu đầu tạ ơn, cung kính hỏi hoàng đế: Sao hoàng thượng lại nói vậy?

Chiêu đế nói: Địa điểm đại tướng quân kiểm duyệt ngự lâm quân cách kinh thành không xa, việc điều động giáo uý cũng vừa mói xảy ra, tổng cộng chưa đến mười ngày. Yến vương ở xa nghìn dặm, làm sao biết tin này nhanh như vậy? Cho dù Yến vương biết được chuyện này, lập tức phái người đưa thư, thì cũng không kịp tới đây. Vả lại, nếu đại tướng quân thật sự muốn mưu phản thì cũng đâu cần điều động một viên giáo uý. Theo trẫm, người viết bức thư giả này mới là người có ý đồ riêng. 

Hoắc Quang và các vị đại thân khác nghe xong đều cảm thấy rất khâm phục sự thông minh lanh lợi của vị hoàng đế trẻ. 

Nói xong, Chiêu đế hạ lệnh bắt kẻ làm thư giả.  

Thượng Quan Kiệt tuy đã có sự chuẩn bị từ trước, nhưng vì Chiêu đế truy hỏi gắt gao, hắn sợ sự việc bị bại lộ, nên nhiều lần ra mặt cản trở: Bệ hạ không cần truy cứu chuyện nhỏ này.

Chiêu đế chẳng những không nghe lời Thượng Quan Kiệt, ngược lại còn nghi ngờ lòng trung thành của hắn. Quả nhiên sau này, Chiêu đế phát hiện ra âm mưu đảo chính của Thượng Quan Kiệt và Yến vương Luu Đán, phái Hoắc Quang đi tóm gọn cả bọn. Cha con Thượng Quan Kiệt cùng các đại thân đồng mưu đều bị giết, riêng bọn Yến vương Lưu Đán thì tự sát, đất nước tránh được một lần nội chiến. 

Tuy thời gian Hán Chiêu đế làm vua không lâu, nhưng ông biết phân biệt rõ trung thần và gian thần, trọng dụng hiền tài. Trong mấy năm ông nắm quyền, thiên hạ thái bình, sử sách chép rằng “trǎm họ no đủ, tứ di thuần phục”.

Sở dĩ Hán Chiêu đế có thể nhìn thấu thật giả là vì ông không dễ tin người, ông biết vạch trần âm mưu quỷ kế của phần tử xấu dựa vào sự phân tích, phán đoán của bản thân mình, sau đó trừng trị thích đáng nịnh thần, bảo vệ bề tôi trung lương. Một thiếu niên mới mười bốn tuổi có thể làm được như thế này, quả là tài giỏi.

Hàn Phi Tử - Bị nội

Nhân chủ chi hoạn tại vu tín nhân, tín nhân tắc chế vu nhân. Tín nhân, tác chế vu nhân. Nhân thần chi vu kỳ quân, phi hữu cốt nhục chi thân dã. Phược vu thế nhi bất đắc bất sự dã. Cố vi nhân thần giả, khuy siêm kỳ quân tâm dã vô tu du chi hưu, nhi nhân chủ đãi ngạo xử kỳ thượng, thử thế sở dĩ hữu kiếp quân sát chủ dã.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Thà tin vào bản thân, còn hơn tin vào người khác

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.51346 sec| 1103.93 kb