Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp

31/08/2022
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Nếu đang quan tâm đến việc thành lập doanh nghiệp, bạn hãy tham khảo bài viết để biết những thông tin cơ bản về thành lập doanh nghiệp. Hay đơn giản là giải đáp được câu hỏi “vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp là như thế nào?”

Thành lập doanh nghiệp đang là một trong những vấn đề được rât nhiều người quan tâm, không phân biệt lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết một cách đầy đủ và chính xác những vấn đề xoay quanh việc một doanh nghiệp mới được thành lập. Thường thì họ sẽ tìm đến những nơi tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thành lập để tìm sự trợ giúp. Tuy nhiên, nếu đang quan tâm đến việc thành lập doanh nghiệp, bạn hãy tham khảo bài viết để biết những thông tin cơ bản về thành lập doanh nghiệp. Hay đơn giản là giải đáp được câu hỏi “vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp là như thế nào?”

Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Khi muốn thành lập một doanh nghiệp tức là bạn sẽ tạo lập, thành lập lên 1 tổ chức kinh doanh. Khi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ như cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất: trụ sở, nhân lực, vật lực, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, vốn. Bên cạnh đó, thì việc tối thiểu bạn cần quan tâm là doanh nghiệp bạn thành lập sẽ là loại hình nào?

Loại hình doanh nghiệp là hình thức, cơ cấu doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn ghi nhận. Lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong các bước mà cần thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới. Hiện nay, theo quy định về luật doanh nghiệp của công ty có 6 loại hình doanh nghiệp như sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( viết tắt là công ty TNHH 1 thành viên)

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ( viết tắt là công ty TNHH hai thành viên trở lên)

– Công ty hợp danh

– Công ty cổ phần

– Doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp nhà nước

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên được Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: là công ty chỉ có một cá nhân hoặc là một tổ chức nào đó thực hiện là chủ sở hữu. Trong đó chủ sở hữu chịu hoàn toàn trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản thuộc phạm vi trong số vốn điều lệ từ công ty.

Một số đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH một thành viên:

Đối với vốn điều lệ trong công ty: Vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp bằng tổng giá trị của tài sản của chủ sở hữu đã cam kết góp và được ghi nhận trong điều lệ công ty. Phần vốn này sẽ có thời hạn là trong vòng 90 ngày phải thực hiện hoàn tất việc góp vốn. Nếu chủ sở hữu không thể đóng đủ số vốn như đã cam kết thì phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi số vốn điều lệ trong công ty.

Đối với việc huy động vốn: Công ty TNHH một thành viên không có thẩm quyền phát hành cổ phần.

Đối với tư cách pháp lý: Công ty TNHH một thành viên được xác nhận có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định của Luật Doanh nghiệp: là một doanh nghiệp mà trong đó bao gồm thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhưng đảm bảo số lượng là không quá 50 thành viên.

Vốn điều lệ: Là toàn bộ phần vốn được góp do thành viên đã cam kết góp. Thời hạn góp vốn là trong vòng tối đa 90 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với tư cách pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Đối với việc huy động vốn thì có các cách để huy động thêm số vốn cụ thể:

+ Tăng số thành viên mới, đảm bảo số lượng không vượt quá là 50 thành viên

+ Tăng số vốn của các thành viên thực tế từ công ty

+ Huy động thêm số vốn từ hoạt động vay vốn, vay tín dụng

+ Có thể phát hành trái phiếu.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty trong đó có ít nhất chủ sở hữu là bao gồm 2 thành viên. Hai thành viên này cùng thực hiện kinh doanh với một tên chung – gọi là thành viên hợp danh. Trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn

Điều kiện về Vốn: Thực hiện việc góp vốn đầy đủ đồng thời đúng hạn trong thỏa thuận. Nếu không góp đủ số vốn như cam kết ban đầu thì số vốn thiếu sẽ thuộc khoản nợ của thành viên. Theo đó thành viên này có thể phải chịu hậu quả là bị khai trừ ra khỏi công ty

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

Công ty cổ phần có những đặc điểm cơ bản như sau:

Vốn điều lệ: Được chia ra các phần bằng nhau và gọi là cổ phần. Vốn điều lệ bao gồm toàn bộ các giá trị mệnh giá của cổ phần đã được bán. Trong đó vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng tổng giá trị mệnh giá của cổ phần từ các loại theo ghi nhận trong Điều lệ công ty đã được đăng ký mua.

Đối với tư cách pháp lý: Đủ tư cách pháp nhân đồng thời chịu trách nhiệm các khoản nợ từ công ty

Đối với việc huy động vốn: Huy động vốn từ vay nguồn của cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc ngoài nước; phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do cá nhân là chủ đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn tài sản của họ về hoạt động của doanh nghiệp đó.

Đối với tư cách pháp lý: Không có tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoàn toàn về vốn điều lệ là 100%. Hoặc do sở hữu góp vốn trên 50% nhưng không quá 100% vốn điều lệ.

Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước đều có tư cách pháp nhân

Tìm hiểu thêm Dịch vụ trợ lý pháp lý

Tư vấn điều kiện thành lập doanh nghiệp

Điều kiện về chủ thể là điều quan tâm đầu tiên khi muốn thành lập doanh nghiệp. Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, ví dụ như:

Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp,…và các trường hợp khác được quy định trong Luật

Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh:

Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về tên quy định từ Điều 38 – 42 Luật doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp bị cấm sau đây:

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tìm hiểu thêm Dịch vụ trợ lý pháp lý

Tư vấn về soạn thảo, nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ được quy định theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ có đầy đủ giấy tờ  theo quy định của Luật này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. Để đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định; Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần); Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập; Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP).

Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân dự kiến thành lập, thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau.

Tư vấn các thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp

Khi bạn hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp thành công. Bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tiếp theo sau đó sẽ cần phải thực hiện các công việc mà theo quy định của pháp luật cần được tiến hành ngay sau khi nhận giấy chứng nhận.

Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn, bao gồm: tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh; họ và tên người đại diện theo pháp luật; tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp phải công khai theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin theo quy định.

Thủ tục về thuế

Thủ tục về thuế là một trong các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp phải thực hiện. Doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh phải nộp thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp đến là cần thực hiện đăng ký kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.12737 sec| 992.883 kb