Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Thời thế thay đổi mà cách cai tri không thay đổi thì sinh loạn. Thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thay đổi, và sự ngăn cấm theo khả năng mà thay đổi" - Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN
Nhà vua muốn tạo dựng công lao to lớn nhưng lại khó có thể lấy được sức mạnh của dân chúng, không phải nhà vua chỉ ngồi không trông chờ là có thể tạo dựng được công lao to lớn.
Nhà vua muốn thi hành pháp trị nhưng lại khó có thể thay đổi Hiến chương chế độ cũ, dân chúng hỗn loạn, nhưng không phải nhà vua chỉ ngồi không trông chờ là có thể trị lý họ.
Cho nên, việc trị lý dân chúng không hề có một quy tắc bất biến nào, miễn sao có thể trị lý đất nước thì đó là chế độ pháp luật phù hợp. Chế độ pháp luật cũng có thể thay đổi tuỳ theo sự phát triển của thời đại, nhờ vậy đất nước được trị lý.
"Pháp dữ thời chuyển tắc trị dự thế nghi tắc hữu công": Thay đổi pháp luật cho phù hợp với thời đại sẽ trị yên đất nước. Ơhương pháp cai trị phù hợp với thời đại sẽ thấy ngay được hiệu quả của nó.
Khi phương pháp trị nước phù hợp với tình hình xã hội, nhà vua sẽ thấy ngay được hiệu quả của của nó... Còn khi xã hội phát triển mà nhà vua vẫn không thay đổi phương pháp cai trị, thì đất nước sẽ trở nên hỗn loạn, người tài tǎng lên mà nhà vua vẫn không sửa đổi lệnh cấm, thì đất nước sẽ trở nên suy yếu. Bởi vậy, thánh nhân cai trị dân chúng biết cải cách pháp chế theo sự phát triển của xã hội, đồng thời thay đổi lệnh cấm tuỳ vào trình độ của nhân tài.
Một mặt, Hàn Phi Tử nhấn mạnh việc nhà vua dùng chế độ kỷ cương pháp luật hoàn thiện trị lý đất nước, mặt khác, ông cūng chỉ ra rằng, chính sách và pháp luật cai trị đất nước không phải là thứ hoàn háo, cứng nhắc, không bao giờ thay đổi, nó cần phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của đất nước và sự phát triển của thời đại.
Thời đại phát triển, nhưng pháp luật vẫn theo quy chế cũ, thì sẽ không đạt hiệu quả cao trong việc ngǎn chặn sự hỗn loạn của đất nước, đồng thời nhà vua cūng rất khó có thể thực hiện phương pháp và chính sách cai trị đất nước không phù hợp với tình hình cụ thể trong nước, cho dù nhà vua có thực hiện được đi chǎng nữa thì cũng chẳng có ích lợi gì cho đất nước. Hàn Phi Tử đưa ra những luận điểm này, phản ánh tư tưởng pháp trị có tính triệt để, kiên quyết, đồng thời cūng có tính linh hoạt và thực dụng.
Thời Chiến Quốc, Huệ Tử chế định pháp lệnh cho Nguỵ Huệ vương, sau khi pháp lệnh được định ra, ông mang cho mọi người cùng xem, tất cả đều phụ hoạ theo nói rằng pháp lệnh rất được, vì thế Huệ Tử liền hiến pháp lệnh đó cho Huệ vương. Huệ vương cho rằng tốt, đưa cho Nguỵ nhân Địch Tiễn xem.
Ðịch Tiễn nói: Tốt đấy.
Huệ Vương hỏi: Có thể thực hiện được không?
Địch Tiễn trả lời: Không thể thực hiện được.
Huệ vương hỏi: Tốt mà lại không thể thực hiện được là cớ làm sao?
Địch Tiên đáp: Pháp lệnh nhìn bề ngoài thì rất tốt, nhưng lại không phù hợp với thực tế, cho nên không thể thực hiện được.
Nguỵ vương không tin vào ý kiến của Địch Tiễn, vẫn giao việc nước cho Huệ Tử quản lý.
Huệ Tử thay Nguỵ Huệ vương quản lý đất nuớc. Nhưng vì bản lĩnh Huệ Tử không lớn, nên xử lý việc nước không tốt. Thời Huệ vương có tất cả nǎm mươi cuộc giao tranh, trong đó có 20 lần thất bại nhanh chóng, số người chết nhiều không kể xiết. Đại tướng của Huệ vương là Ái Tử cũng bị bắt làm tù binh. Sự ngớ ngẩn trong thuật trị nước của Huệ Tử khiến cho binh sĩ và nguời dân vô cùng mệt mỏi, đất nước trở nên mọt rỗng, thiên hạ đều chỉ trích sai lầm của ông ta, nhân dân trăm họ cũng trách cứ Nguỵ vương, các chư hầu càng chê bai ông.
Lúc bây giờ Ngụy vương mới nói lời xin lỗi Địch Tiễn, một lần nữa trọng dụng mưu lược của Địch Tiễn, bảo vệ được đất nước đang trên đà suy vong. Nhưng những bảo vật quý giá đã thất tán ở nước ngoài, đất đai cũng bị cắt cho các nước lân cận, nước Ngụy từ đó suy yếu hẳn.
Vì Ngụy vương không sớm nghe lời Địch Tiễn, để cho Huệ Tử thi hành những pháp lệnh không phù hợp với thực tế, nên mới dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân căn bản là Huệ Tử làm trái với nguyên tắc “pháp dữ thời chuyển”.
"Dục cử đại công nhi nan chí nhi lực giả, đại công bất khả kỷ nhi cử dã; dục tri kỳ pháp, nhi nan biến kỳ cố giả, dân loạn bất khả kỷ nhi trị dã. Cố trị dân vô thường, duy trị vi pháp. Pháp dữ thời chuyển tắc trị, pháp dữ thế nghi tắc hữu công... Thời di nhi trị bất dị giả loạn, nǎng trị chúng nhi cấm bất biến giả tước. Cố thánh nhân trị dân dã, pháp dữ thời di nhi cấm dữ nǎng biến.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm