Thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam và nước ngoài

21/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Trong các hình thức giải quyết tranh chấp hiện nay, hình thức trọng tài với những ưu điểm của mình đang là hình thức tối ưu để giải quyết các xung đột. Phán quyết của trọng tài là kết quả cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài. Vậy thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam và nước ngoài được quy định như thế nào? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc.

 

 

yêu cầu của bài thuyết trình Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam  

 

 

Trong trường hợp cần thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam thì tùy theo phán quyết trọng tài này là phán quyết trọng tài trong nước hay nước ngoài để có hướng xử lý khác nhau. Nếu đây là phán quyết tài nước ngoài thì phải tuân theo thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Nếu đây là phán quyết trọng tài trong nước thì xác định phán quyết đó là phán quyết trọng tài vụ việc hay phán quyết trọng tài được ban hành bởi một tổ chức trọng tài của Việt Nam. Nếu là phán quyết vụ việc thì phải đăng ký với tòa án theo quy định tại Điều 62 Luật trọng tài thương mại năm 2010 trước khi mang đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền để xin cưỡng chế thi hành. Phán quyết trọng tài của tổ chức trọng tài thì không cần phải đăng ký với tòa án.

 

 

Thi hành phán quyết trọng tài ở nước ngoài

 

 

Trong trường hợp cần thi hành phán quyết trọng tài ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định của Công tước New York 1958 về việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và pháp luật quốc gia của nước nơi công nhận và thi hành phán quyết đó nếu đó là một nước thành viên công ước. Trong trường hợp này, luật sư cần liên hệ với luật sư của quốc gia nơi cần thi hành phán quyết trọng tài để có tư vấn và hỗ trợ pháp lý cần thiết chứ không phải là yêu cầu cơ quan thi hành án của Việt Nam hay tòa án Việt Nam can thiệp. Tùy theo từng thẩm quyền tài phán mà luật quốc gia có thể quy định việc áp dụng Công ước New York 1958 một cách trực tiếp hoặc thông qua việc nội luật hóa các điều khoản của công trước, đặc biệt là Điều V giới hạn những căn cứ pháp lý để tòa án quốc gia có thể từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây (tương tự như quy định tại Điều 459 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam) :

 

 

(i) Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên;

 

 

(ii) Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi phán quyết đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó;

 

 

(iii) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình;

 

 

(iv) Phán quyết của trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài. Trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại trong tài nước ngoài thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành;

 

 

(v) Thành phần của trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của trọng tài nước ngoài đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;

 

 

(vi) Phán quyết của trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên;

 

 

(vii) Phán quyết của trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi phán quyết đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành.

 

 

(viii) Theo pháp luật của nước nơi công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài thì vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài;

 

 

(ix) Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài trái với chính sách công (public policy) của nước nơi công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

0 bình luận, đánh giá về Thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam và nước ngoài

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.67628 sec| 950.57 kb