Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng" (Lương dược khổ khẩu nhi ẩm chi, trung tín nghịch nhĩ nhi thính chi)
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Thuốc tốt uống vào đắng miệng, nhưng người thông minh sẽ gắng uống hết, vì anh ta biết rằng sau khi uống hết thuốc, bệnh cua anh ta sẽ thuyên giảm. Lời trung tín nghe có vẻ chướng tai, nhưng vị vua sáng suốt vẫn sẽ nghe theo, vì ngài biết rằng nghe những lời đó chắc chắn sē có lợi. Vì vậy lời nói tinh tế, rõ ràng, vi diệu, khó khǎn chưa chắc là nhiêm vụ cấp thiết.
Hàn Phi Tử giải thích rất rõ ràng chân lý: “thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”, đồng thời còn xây dựng cho các bậc quân vuơng một mưu lược, đó là "lương dược khổ khẩu nhi ẩm chi, trung tín nghịch như nhi thính chi”, ý nói muốn khỏi bệnh, muốn đạt được thành công, người ta phải cố gắng uống hết chỗ thuốc đắng, cố gắng tiếp thu những lời trung nghīa trái tai.
Nguyên tắc trị nước của vị vua anh minh tương tự như lời Hữu Nhược ứng đối Mật Tử Tiện. Nhà vua nghe theo ý kiến của bề tôi, khen họ có tài ăn nói; nhà vua quan sát bề tôi làm việc, khen hoài bão cao xa của họ. Cho nên những lời bá quan vǎn võ, thuyết khách và dân chúng nói ra đều rất sâu sắc, rộng lớn, còn những việc làm của họ cūng vuợt xa nhân tình thế đạo.
Thuốc tốt uống vào đắng miệng, nhưng người thông minh sẽ gắng uống hết, vì anh ta biết rằng sau khi uống hết thuốc, bệnh cua anh ta sẽ thuyên giảm. Lời trung tín nghe có vẻ chướng tai, nhưng vị vua sáng suốt vẫn sẽ nghe theo, vì ngài biết rằng nghe những lời đó chắc chắn sē có lợi... Vì vậy lời nói tinh tế, rõ ràng, vi diệu, khó khǎn chưa chắc là nhiêm vụ cấp thiết.
Đến nay “thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng” đã trở thành câu tục ngữ phổ biến, ai ai cũng biết. Song từ mấy nghìn năm trước, Hàn Phi Tử không chẳng những đã giải thích rất rõ ràng chân lý này, mà ông còn xây dựng cho các bậc quân vuơng một mưu lược, đó là "lương dược khổ khẩu nhi ẩm chi, trung tín nghịch như nhi thính chi”, ý nói, muốn khỏi bệnh, muốn đạt được thành công, người ta phải cố gắng uống hết chỗ thuốc đắng, cố gắng tiếp thu những lời trung nghīa trái tai.
Khi Ngu Khánh xây nhà, người thợ thủ công nói: Vật liệu gỗ chưa khô, bùn đất vẫn ẩm ướt. Gỗ chưa khô sẽ cong, bùn đất ẩm ướt sẽ nặng, dùng gỗ cong gánh đất nặng, cho dù bây giờ ngài xây được nhà, thì sau một thời gian dài sử dung, nhà sẽ đổ.
Ngu Khánh không nghe, nói: Gỗ khô sẽ thẳng, bùn đất khô sẽ nhẹ. Bây giờ thật sự cất được nhà, vậy thì đất ngày càng nhẹ, gỗ ngày càng thẳng, sau một thời gian dài sử dụng, chắc chắn nhà sẽ không đổ.
Người thợ thủ công không nói gì nữa, lặng lẽ xây nhà theo ý Ngu Khánh, nhưng nhà xây xong chưa được bao lâu đã sụp đổ.
Phạm Thư nói: Cung bị gãy chắc chắn là do giai đoạn sau cùng, không phải là do giai đoạn bắt đầu chế tạo.Vì trước khi kéo căng cung, người thợ đã đặt cung trong khuôn ba mươi ngày rồi mới lắp dây cung, nhưng một ngày đó thì tra tên vào nẫy. Đó là điểu chỉnh tiết chế cung ở giai đoạn bắt đầu chế tạo, đến giai đoạn sau cùng lại thứ nghiệm thô bạo, bảo sao nó không gãy? Phạm Thư ta không làm như vậy, ta đặt cung trong khuôn một ngày rồi lắp dây cung, ba mươi ngày sau mới tra tên vào nẫy, đó là uốn nắn thô bạo ở giai đoạn đầu, còn thử nghiệm tiết chế ở giai đoạn sau cùng.
Người thợ bị Phạm Thư nói cho cứng họng, bèn làm theo lời ông, kết quả cung vẫn bị gãy.
Hàn Phi Tử bình luận về hai câu chuyện này như sau: Những lời Phạm Thư và Ngu Khánh nói đều rất có lý, khiến người khác thật sự bị thuyết phục, có điều những lời đó hoàn toàn đi ngược lai tình hình thực tế của sự vật. Nguyên nhân cơ bản nhất làm hỏng chính sự cũng là vì nhà vua thích nghe những lời nói kiểu đó. Không tìm kiếm phương pháp cai trị giúp cho đất nước ổn định thịnh vượng, say sưa nghe những lời nhảm nhí mùi mẫn êm tai, đó chính là người loại bỏ phép tắc, trọng dụng người khiến cho nhà đổ, khiến cho cung gãy.
Cho nên, đối với chính sự quốc gia mà nói, nhà vua vĩnh viễn không thể đạt tới trình độ của những người thợ xây nhà, chế tạo cung nỏ. Nhưng, sở dĩ những người có kỹ thuật bị Phạm Thư, Ngu Khánh dồn vào thế bí là vì: Nói suông, dù không đem lại hiệu quả thực tế, nhưng vẫn có thể giành phần thắng nhờ giỏi biện luận; còn làm thật, dù phù hợp với điều kiện thực tế nhưng cũng vẫn bị gạt đi vì không giỏi biện luận.
Nguời thợ thủ công không thể thi triển kỹ thuật của mình nên nhà mới đổ, cung mới gãy; người biết trị lý đất nước không thể thực thi phương lược trị nước của mình, nên đất nước mới rơi vào hoàn cảnh hỗn loạn, nhà vua mới gặp nguy khốn.
Làm sao mới có thể tránh được trường hợp này? Phương pháp rất rõ ràng là: Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng. Nhà vua nhất định phải lắng nghe những lời nói xuất phát từ hiệu quả thực tế, tuyệt đối không được tin theo những lời êm tai.
Chúng ta cần phải lưu ý, quan điểm công lợi của Hàn Phi Tử khá là hạn hẹp, cái ông gọi là “công dung” chỉ xét đến khía cạnh có lợi cho sự thống trị của nhà vua và có ích cho cuộc sống vật chất cúa mọi người hay không mà thôi. Bởi vậy, ông không những phản đối lý thuyết suông, mà còn bài xích cả văn học nghệ thuật.
Minh chủ chi đạo, như Hữu Nhuợc chi ứng Mật Tử dã. Nhân chủ chi thính ngôn dā, mĩ kỳ biện; kỳ quan hành dā, hiền kỳ viễn. Cố quần thần sĩ dân chi đạo ngôn giả thiên hoằng, kỳ hành thân dã ly thế... Phù luơng dược khổ vu khẩu, nhi trí giả khuyên nhi ẩm chi, như kỳ nhập nhi dĩ kỷ tât dã. Trung tín phất vu nhĩ, nhi minh chủ thính chi, như kỳ khà dĩ chí công dã... Thị dĩ ngôn hữu tiêm sát vi nan nhi phi vụ dã.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm