Pháp trị: Thưởng phạt nghiêm minh, không niệm tình

"Chính thưởng phạt nhi phi nhân hạ" (Thưởng phạt nghiêm minh, không niệm tình).

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Thưởng phạt nghiêm minh, không niệm tình

Đất nước muốn lớn mạnh thì phải xử lý mọi việc theo pháp luật. Điểm cốt lõi của mưu lược xử lý mọi việc theo pháp luật là hai chữ "thưởng”, "phạt": có công phải được thưởng, phạm pháp phải chịu phạt. “Xử lý mọi viêc theo pháp luật” đối lập hoàn toàn với quan điểm "nhân”, "trung” của Nho giáo: nhà vua giảng “nhân ái” với bề tôi, bề tôi dùng “ngu trung” thờ chủ.

Nếu nhà vua muốn dùng pháp luật trị nước, thì phải nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc thưởng phạt, bài xích tư tưởng nhân ái. Chúng ta gọi mưu trí coi trọng “thưởng phạt”, không nói chuyện “nhân ái” mà Hàn Phi Tử đưa ra nhằm ổn định dân chúng, làm cho đất nước lớn mạnh là “thuởng phạt nghiêm minh, không niệm tình”.

Liên hệ

Chính thưởng phạt nhi phi nhân hạ

Đất nước ổn định vững mạnh vì xử lý mọi việc theo pháp luật, tình trạng suy yếu bất ổn đều bắt nguồn từ hành vi và ý muốn bao che cho những việc làm sai trái của một số người. Nhà vua hiểu đuợc đạo lý này sẽ biết thưởng phạt nghiêm minh và phản đối việc nói chuyện nhân nghīa, phải trái với bề tôi.

Tước vị, bổng lộc có được là do lập công, còn phải chịu hình, bi phạt là do phạm tội, làm trái pháp luật. Nếu hiểu được điểm này, dân chúng sẽ dốc hết sức lực lập công để được hưởng tước vị bổng lộc, đồng thời vứt bỏ phương pháp của cá nhân, hiếu trung với nhà vua. Bậc quân vương tinh thông cách trị nước không nói đến đạo nhân ái. Bề tôi biết rõ kết cục của việc không trung thành với nhà vua. Đất nước vì thế mà vô địch thiên hạ.

Hàn Phi Tử cho rằng, đất nước muốn lớn mạnh thì nhất định phải xử lý mọi việc theo pháp luật. Điểm cốt lõi của mưu luợc xử lý mọi viêc theo pháp luật là hai chữ "thưởng”, "phạt":Có công ắt có thưởng, phạm pháp ắt phải chịu phạt. Đối lập hoàn toàn với quan niệm “xử lý mọi viêc theo pháp luật” là hai chữ "nhân” "trung”: Nhà vua giảng “nhân ái” với thần dân, bề tôi dùng “ngu trung” thờ chủ.

Thế nên, nếu nhà vua muốn dùng pháp luật trị nước, thì phải nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc thưởng phạt, bài xích tư tưởng nhân ái. Chúng ta gọi mưu trí coi trọng “thưởng phạt”, không nói chuyện “nhân ái” mà Hàn Phi Tử đưa ra nhằm ổn định dân chúng, làm cho đất nước lớn mạnh là “thuởng phat nghiêm minh, không niệm tình”.

Mưu lược “thưởng phat nghiêm minh, không niệm tình” hoàn toàn trái ngược với tư tưởng dùng nhân nghĩa trị nước của Nho gia. Nhìn bề ngoài, quan điểm này có vẻ không thấu tình đạt lý, nhung nó lại có ưu thế đặc biệt trong việc xây dựng quyền uy của người lãnh đạo, lấy uy nghiêm thuần phục cấp dưới, đảm bảo mệnh lệnh được thi hành thông thuận để thống nhất ý nghĩ và hành động.

Vì thế, bất kể là bậc đế vương đang gặp khó khăn khi nỗ lực xung bá thiên hạ, hay là quân tuớng hy vọng bao toàn tuớc lộc buổi thái bình, những người tôn thờ mưu lược này của Hàn Phi Tử đều chẳng phải là truờng hợp cá biệt.

Chuyện Công Nghị Hưu thích ăn cá

Một trong những ví dụ điển hình được sử sách ghi chép lại là câu chuyện Công Nghị Hưu rất thích ăn cá. Lúc ông còn là tể tướng nước Lỗ, nhiều người tranh nhau mua cá dâng tặng, nhưng ông chẳng nhận cá của ai.

Em trai ông thấy là hỏi: Anh thích ǎn cá như thế, nhung lại chẳng chịu nhận ý tốt của người ta là cớ làm sao?

Công Nghị Hưu đáp: Chính vì ta thích ăn cá, nên mới không thể nhận cá của người khác. Nhận rồi, làm việc gì ta cũng phải nhìn sắc mặt của người ta. Đã như thế, ta ắt phải thưởng nhiều phạt ít, làm trái phép nước, mà khi đã làm trái phép nước ta thì trước sau gìta cũng bị bãi miễn chức vị. Đến lúc đó, cho dù ta có thích ăn cá đến đâu cũng chẳng còn người nào muốn đem cá tới biếu ta nữa, trong khi đó, ta lại không biết câu cá, nên có muốn ăn cũng không được ăn. Ta không nhận cá của ai thì có thể thưởng phạt nghiêm minh, như thế sẽ không bị bãi chức, cho dù ta không nhận cá của người ta, nhưng dựa vào bổng lộc được ban, ta cũng vẫn có cá tươi để ăn lâu dài. Một đất nước muốn xưng bá thiên hạ, tuyệt đối không thể dựa vào ân huệ của người khác, chỉ có chế độ pháp luật mới đảm bảo cho việc an thân lập mệnh một cách chân chính; nếu như mỗi người đều nương theo pháp luật, chứ không dựa vào tình riêng, thì đất nước hiển nhiên sẽ lớn mạnh.

Hàn Phi Tử - Ngoại trừ thuyết hữu hạ

Trị cường sinh vu pháp, nhược loạn sinh vu a, quân minh vu thử, tắc chính thưởng phạt nhi phi nhân hạ. Tước lộc sinh vu công, tru phạt sinh vu tội, thần minh vu thử, tắc tận tử lực nhi phi trung quân dā. Quân thông vu bất nhân, thần thông vu bất trung, tắc khả dĩ vương hĩ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Thưởng phạt nghiêm minh, không niệm tình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37700 sec| 1088.469 kb