Pháp trị: Thưởng phạt thỏa đáng

"Thuởng phạt đắc đáng" (thưởng phạt thỏa đáng).

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Thưởng phạt thỏa đáng

Dùng hình phạt thích đáng không gọi là nhiều, dùng hình phạt không thích đáng không gọi là ít. Nếu luyến tiếc cỏ tranh, nghĩa là tự hại cây trồng nhà mình. Nhân từ với đạo tặc tức là gián tiếp làm hại lương dân. 

Nếu bây giờ nhà vua buông lỏng hình phạt, thi hành chính sách khoan dung nhân ái, thì chỉ có lợi cho kẻ xấu, và làm hại người lương thiện, đó không phải là cách trị nuớc.

Ban thuởng cho người không có công lao, dân chúng sẽ mơ tuởng, biết đâu mình sẽ nhận được một phần thưởng bất ngờ nào đó từ nhà vua. Không trừng phạt kẻ có tội, dân chúng không rút ra được bài học nào từ những hình phạt ấy, nên dễ làm chuyện phạm pháp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho đất nước hỗn loạn.

Liên hệ

Thuởng phạt đắc đáng

Hàn Phi Tử cho rằng, nhà vua duy trì sự tôn nghiêm của pháp luật, chủ yếu dựa vào thưởng phạt. Nhưng không được thưởng phạt một cách tuỳ tiện, mà phải “thưởng phạt thoả đáng”. Cái gọi là thoả đáng, tức là có công mới có thưởng, hơn nữa là phải thưởng; có tội mới bị phạt, hơn nữa là phải phạt. 

Chỉ có “thưởng phạt thoả đáng” mói phát huy được tác dụng của thưởng phạt. Nếu không, vô công mà thưởng, Vô tội mà phạt; hay có công không thưởng, có tội không phạt, dân chúng sē cho rằng chẳng cần bỏ sức cũng có thưởng, làm bại hoại phép nước nhưng luôn mong có thể ung dung ngoài vòng pháp luật. 

Bởi thế mới nói, tuy người bình thường hiểu ban thưởng vô có và miễn giảm hình phạt là “chính sách nhân từ', nhưng trên thực tế nó lại là cǎn nguyên khiến đất nuớc trởnên hỗn loạn. Để nói rõ thế nào là "thưởng phạt thoả đáng" ,Hàn Phi Tử còn nhấn mạnh rằng, vấn đề của thưởng phạt chi là có thoả đáng hay không, chứ không phải là quá nhiều hay quá ít. Nếu anh cho rằng hình phạt quá nhiều, quá nặng; hay cho rằng phần thuởng quá ít, quá nhỏ, thì chứng tỏ anh chẳng hiểu gì vể ý nghĩa và tác dụng của việc thưởng phạt. 

Sau khi Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ đoạt được thiên hạ, ông bắt đầu luận công ban thưởng. Vì quần thần không ngừng tranh công, khiến cho việc “luận công” kéo dài đến hơn một năm vẫn chưa kết thúc. 

Lưu Bang đành “khâm định”: Trong chúng ái khanh, Tiêu Hà là người có công lớn nhất, nên được hưởng nhiều đất phong nhất, trẫm phong Tiêu Hà làm Trịnh hầu,

Chúng thần không tài nào tưởng tượng nổi, một kẻ thư sinh như Tiêu Hà lại đứng cao hơn chúng tướng ,dưới một người mà trên vạn người, ai cũng bất bình không phục, chưa đợi Lưu Bang nói hết đã nhao nhao bàn luận. 

Họ nói: Chúng thần thân mang áo giáp, tay cầm binh khí xông pha nơi chiến trường, đánh thành đoạt đất, thập tử nhất sinh. Có những người tham gia trên trăm trận đại chiến, còn người ít nhất cũng tham gia mấy chục trận đánh, mọi người đều lập được chiến công lớn có, nhỏ có. Giang sơn của bệ hạ đều đổi bằng sự gan dạ mưu trí, lòng dũng cảm, và máu xương cúa chúng thần. Còn Tiêu Hà là người thế nào, sức ông ta trói gà không chặt, bản thân lại không phải mạo hiểm nơi sa trường. Lẽ nào xuyên tạc vài chữ, múa ba tấc lưỡi bình luận đôi câu mà công lao lại hơn những người hộ giá giết giặc, liều chết đánh thành hay sao?

Lưu Bang cô ý mỉm cười hỏi lại mọi người: Chư vị tướng quân có biết sǎn bắn không?

Nghe Lưu Bang hỏi vậy, mọi người đều cảm thấy kỳ lạ: Sǎn bắn? Ngoài đệ nhất côn thần Tiêu đại nhân ra, có ai trong số chúng thần không biết sǎn bắn là thế nào? 

Lưu Bang nói: Ðược, vậy trẫm sẽ lấy chuyện săn bắn để giải thích. Nói về chuyện săn bắn, thì chó săn phụ trách truy đuổi con mồi, nhưng chỉ huy điểu khiển chó săn lại là người thợ săn. Hiển nhiên công lao của chó săn rất lớn, nhưng chẳng thấm vào đâu so với công lao của người thợ săn. Như hôm nay, công lao của chư vị cũng chỉ như con chó săn mà thôi, còn công lao của Tiêu Hà lại ngang với người đi săn. Hơn nữa các vị dẫn người nhà theo ta nam chinh bắc chiến, nhiều nhất không quá hai ba người. Còn Tiêu Hà động viên cả gia tộc mấy chục người đi theo ta. Chỉ tính riêng công lao này cũng chẳng có vị nào ở đây sánh được.

Lưu Bang đem các võ tướng ví với chó sǎn, thực tế cũng khiến người ta khó chấp nhận được, nhưng ông có thể phân rõ công lao lớn nhỏ, ban thưởng dựa vào công lao lớn nhỏ, giải quyết vấn để theo kế sách “thưởng phạt thoả đáng”, cũng coi là vô cùng sáng suốt.

Hàn Phi Tử - Nan nhị 

Phù hình dáng vô đa, bất đáng vô thiểu... phù tích thảo mao giả, háo hoà tụe, huệ đạo tặc thương lương dân. Kim hoān hình phạt, hành khoan huệ, thị lợi gian tà nhi hại thiên nhân dã, thử phi sở dĩ vi tri dã... Phù thưởng vô công, tắc dân thâu hạn nhi vọng vu thương; bất chu quá, tắc dân bất trừng nhi dị vi phi, thử loạn chi bản dã...

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Thưởng phạt thỏa đáng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.58222 sec| 1088.195 kb