Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Quân tử đã dùng cái Danh thì phải nói ra được, nói rồi tất phải làm được. Vì thế, Quân tử phải thận trọng với lời nói của mình".
Khổng tử, khoảng năm 551 đến năm 479 TCN, triết gia, chính trị gia người Trung Quốc
Khổng tử (khoảng năm 551 đến năm 479 TCN), triết gia người Trung Quốc, là người sáng lập Nho giáo, trong đó có Thuyết “Chính danh” của với hoài bão lập lại trật tự kỷ cương xã hội, nhằm làm cho “An dân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”.
Chính danh: là Danh và Thực phải phù hợp với nhau. Mỗi người cần phải nhận thức và hành động theo đúng cương vị, địa vị của mình: Vua phải theo đạo Vua, Tôi phải theo đạo Tôi, Cha phải theo đạo Cha, Con phải theo đạo Con, Chồng phải theo đạo Chồng, Vợ phải theo đạo Vợ... Nếu như mọi người không Chính Danh thì xã hội ắt trở nên hỗn loạn.
Sở dĩ xã hội loạn lạc là do Danh không phù hợp với Thực, từ đó dẫn đến làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn. Muốn ổn định trật tự xã hội, phải giáo hoá Đạo đức và thực hiện chủ nghĩa “Chính Danh, Định Phận”.
Khổng Tử (khoảng năm 551 đến năm 479 TCN), tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người Ấp Trâu, nước Lỗ. Khổng tử là nhà Triết học, nhà Chính trị học và là nhà Giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc. Sống trong thời buổi “Thiên hạ đại loạn” nên hoài bão suốt đời của Khổng tử là làm sao lập lại trật tự kỷ cương xã hội, nhằm làm cho “An dân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ” và hoài bão ấy thể hiện trong thuyết “Chính danh”.
Chính Danh (正名): là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong Học thuyết của Nho Giáo (Khổng Tử) về quản lý nhà nước và tổ chức xã hội.
Danh: gồm chữ “Tịch” là “Tối” và chữ “Khẩu” là miệng để gọi. “Danh” có nghĩa là “Gọi”, "Tên gọi", cũng có nghĩa là “Chức danh”, “Danh phận”.
Chính: chữ “Chính” thuộc về “Chính trị” và chữ “Chinh” là “Chinh phạt” thuộc về “Quân sự”, đều có nguồn gốc từ chữ “Chính”. “Chính” có tính đạo đức, có mối liên hệ chặt chẽ với Chính trị và Quân sự.
Khổng tử luận rằng: mỗi vật, mỗi người sinh ra đều có một địa vị, công dụng nhất định. Ứng với mỗi địa vị, công dụng đó là danh nhất định. Vật nào, người nào trong thực tại đều có danh hợp với nó, nếu không Danh sẽ không hợp với Thực là Loạn danh. Chính Danh nghĩa là người mang danh nào phải thực hiện quyền của danh đó cho phép và phải thực hiện bằng được những yêu cầu mà Danh đó đòi hỏi, nếu không thực hiện được thì phải chuyển sang Danh khác, còn nếu vẫn giữ danh ấy thì là Loạn danh. Loạn danh thì xã hội sẽ loạn.
Ngũ luân: Xã hội có nhiều mối quan hệ nên nảy sinh nhiều quan hệ giữa các Danh. Khổng tử đã quy tất cả các quan hệ xã hội thành 05 mối quan hệ cơ bản gọi là “Ngũ luân".
[1] Vua - Tôi: bề tôi phải lấy chữ trung làm đầu;
[2] Cha - Con: bề con phải lấy chữ hiếu làm đầu;
[3] Chồng - Vợ: vợ phải lấy tiết hạnh làm đầu;
[4] Anh - Em: phải lấy chữ hữu làm đầu;
[5] Bạn - Bè: phải lấy chữ tín làm đầu.
05 mối quan hệ này có tiêu chuẩn riêng: Vua thì phải nhất; Tôi thì phải trung; Cha phải hiền từ; Con phải hiếu thảo; Phu xướng phụ tùy.
Tam cương: Khổng Tử nhấn mạnh 03 quan hệ đầu trong 05 quan hệ trên, gọi là Tam cương.
[1] Vua - Tôi: Vua là trụ cột;
[2] Cha - Con: Cha là trụ cột;
[3] Chồng - Vợ: Chồng là trụ cột.
Tam cương chia thành 02 vế: Xử và Sự. Xử là có quyền sai khiến, Sự là phải chấp hành. 03 (ba) mối quan hệ trên đã nói rõ danh, phận của từng người, vế sau phải phục tùng vế trước. Nếu mỗi người thực hiện đúng danh, phận, sao cho vua ở hết phận vua, tôi ở hết phận tôi, cha ở hết phận cha, con ở hết phận con... thì đó là thực hiện Thuyết Chính Danh.Tất cả các “Danh” trong “Ngũ luân” đều nằm trong một “Danh” chung là “Nhân”.
Xem thêm: Học thuyết Pháp trị
Ngũ thường: Yêu cầu của danh “Nhân” là “Ngũ thường”. Ngũ thường gồm: Nhân; Nghĩa; Lễ; Trí; Tín.
[1] Nhân: người với người đối xử với nhau trên cơ sở tình thương yêu. Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người. Cái gì người muốn thì tích tụ lại cho người. Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững; mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt.
[2] Lễ: theo quan điểm của Nho giáo, Lễ bao gồm việc thờ cúng, lễ bái thánh thần, trời Phật và cả những quy định có tính chất pháp luật, những phong tục, tập quán và kỷ luật tinh thần của cá nhân.
[3] Nghĩa: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải.
[4] Trí: tri thức để suy xét, hành động. Một trong những điểm quan trọng của Trí là phải nắm được mệnh trời.
[5] Tín: việc làm nhất quán với lời nói, giữ lời "nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy".
Khổng tử giải thích:
Nếu không Chính Danh thì lời nói không thuận, lời nói không thuận thì việc làm không thành, việc làm không thành thì lễ nhạc không kiến lập được, không kiến lập lại được lễ nhạc thì hình phạt không đúng, hình phạt không đúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu. Cho nên, người quân tử đã dùng cái Danh thì phải nói ra được, nói rồi tất phải làm được. Vì thế, người quân tử phải thận trọng với lời nói của mình.
Nếu Danh không Chính, nói và làm không đúng theo chức phận của mình, “trên” không nghiêm “dưới” loạn, vua không ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha không ra cha, chồng không ra chồng, vợ không ra vợ… Khổng Tử chó rằng, xã hội loạn là do nguồn gốc từ trên, do vậy cần đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân trong việc giữ lấy cái danh phận của mình. Bởi, nếu mỗi người tự chính được bản thân mình thì không cần hạ lệnh mọi việc sẽ được tiến hành, nếu ngược lại dù có hạ lệnh cũng chẳng ai theo.
Chính Danh là làm cho mọi việc ngay thẳng. Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, trên - dưới, vua - tôi, cha - con, chồng - vợ… trật tự phân minh, vua lấy nghĩa mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua. Cụ thể là, vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, chồng cho ra chồng, vợ cho ra vợ, con cho ra con… Nói một cách khái quát là ai ở vị trí nào cũng phải làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình ở các cương vị đó theo thang bậc. Như vậy, theo Khổng Tử chính danh là điểm mấu chốt để đưa xã hội trở nên trật tự, nền nếp. Nhưng để có chính Danh, mỗi người phải thực hiện đúng danh phận của mình không lạm quyền. Một xã hội có Chính Danh là một xã hội có trật tự kỷ cương, thái bình, thịnh trị. Đó là ý nghĩa Thuyết Chính Danh.
Sách Luận ngữ có 02 thiên Nhan Uyên và Tứ Lộ ghi lại các chất vấn Khổng Tử về Chính trị:
Quý Khang Tử hỏi Khổng Tử: "Thế nào gọi là chính trị?" Khổng Tử đáp: “Chính có nghĩa là đoan chính, ngay thẳng (chính giả, chính dã). Nếu ngài tự mình nêu gương đoan chính, ngay thẳng trước tiên thì đố có ai dám không ngay thẳng”. “Chính trị có nghĩa là cai trị, quản lý xã hội một cách đúng đắn (Chính), ngay thẳng chứ không phải cong queo, úp úp mở mở. Chính trị trước hết là ngay thẳng. Nhưng muốn ngay thẳng thì trước hết phải làm gì? Muốn chính trị được ngay thẳng thì trước hết phải “Chính danh”.
Từ Lộ hỏi thầy Khổng Tử: "Nếu như vua nước Vệ giao cho Thầy quản lý chính sự thì việc đầu tiên Thầy sẽ làm là gì?". Khổng Tử đáp: “Tất nhiên việc đầu tiên là phải chính danh”. Từ Lộ có vẻ không tán thành: “Làm gì có chuyện như vậy, Thầy đúng là trên trời rớt xuống”, “Chính danh” cần thiết đến vậy sao!”. Khổng Tử bực mình quát: “Nhà ngươi quả là tên hồ đồ, cái gì chưa hiểu thì hãy lắng nghe, chưa chi đã vội nói năng khiếm nhã. Danh không chính thì nói năng chẳng ai nghe. Nói năng chẳng ai nghe thì công việc sẽ thất bại. Công việc thất bại thì nghi lễ (lễ nhạc) không thể tiến hành được. Nghi lễ không thể tiến hành được thì pháp luật (hình phạt) không thể chính xác được. Luật pháp không chính xác thì dân biết ăn sao nói sao bây giờ”.
Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “Vua phải ra Vua, Tôi phải ra Tôi, Cha phải ra Cha, Con phải ra Con” (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử). Tề Cảnh Công không giấu nổi vui mừng: “Thiện tai. nếu như Vua chẳng ra Vua, Tôi chẳng ra Tôi, Cha chẳng ra Cha, Con chẳng ra Con thì dẫu cho lương thực có chất thành núi đi nữa thì ta cũng không thể có cái mà ăn”.
Vì mục tiêu lý tưởng xây dựng xã hội an hòa, cùng với Chính Danh, Nho giáo nêu Nguyên tắc quản lý xã hội:
Thực hiện "Văn trị - Lễ trị - Nhân trị - Đức trị": Đây là nguyên tắc có tính chất đường lối căn bản của Nho giáo. Văn trị là đề cao cai trị bằng tri thức, bằng sự sáng suốt. Lễ trị là dùng các nghi lễ, các quy tắc trong quan hệ giữa người và người để tạo ra một xã hội hài hòa. Nhân trị là trị quốc bằng lòng nhân ái. Đức trị và cai trị bằng đạo đức của người lãnh đạo.
Đề cao nguyên lý Công bằng xã hội: Khổng Tử đã nói: "Không lo thiếu mà lo không đều, Không lo nghèo mà lo dân không yên". Sự không công bằng là mầm mống của rối loạn xã hội.
Xem thêm: Pháp trị tại công ty Luật TNHH Everest
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm