Toàn cảnh về Affiliate Marketing

22/06/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Affiliate marketing (tiếp thị liên kết) đã trở thành một khái niệm quen thuộc trong những năm gần đây. Affiliate marketing nhanh chóng trở thành một cách thức phổ biến để các thương hiệu tiếp thị sản phẩm và dịch vụ, đồng thời Affiliate marketing trở thành một kênh kiếm tiền online tuyệt vời, mang lại nguồn thu nhập “khủng” so với những hình thức kiếm tiền online khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã biết hay hiểu sâu về “ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la” này.

1- Khái quát về Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là một mô hình quảng bá sản phẩm, dịch vụ thuộc Marketing. Tại đây các nhà phân phối dựa trên năng lực, sự hiểu biết của mình sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng đến mua hàng và sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp. Qua đó các nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp khi tác động thành công người dùng ghé thăm website và trở thành khách hàng của nhà sản xuất. Các cách thức được sử dụng phổ biến là giới thiệu, gửi lời mời, chiết khấu... Đơn giản hơn, Affiliate Marketing hoạt động dưới dạng cộng tác viên ở các shop bán hàng trực tuyến hiện nay. Trong đó, chủ shop hoặc doanh nghiệp hay nhà cung cấp được gọi là Advertiser, các cộng tác viên được gọi là Publisher, họ có nhiệm vụ tìm kiếm khách và nhận hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công. 

Ở mô hình truyền thống thường xảy ra rất nhiều bất cập, chủ shop phải tự tuyển dụng, hướng dẫn từng cộng tác viên. Đồng thời việc quản lý hàng hoá và theo dõi đơn hàng có thành công hay không cũng là vấn đề lớn, ảnh hưởng quyền lợi cả hai bên. Chính vì thế, Affiliate Network là cầu nối trung gian quan trọng, cung cấp cùng lúc hàng nghìn cộng tác viên cho các chủ shop. Còn các cộngj tác viên cộng tác cũng có đa dạng sản phẩm để thoả sức lựa chọn. Đồng thời còn cung cấp bảng quản lý đơn hàng minh bạch, nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty luật TNHH Everest.

2- Các thành phần tham gia vào Affiliate Marketing

Khi tham gia vào Affiliate Marketing, những nhân tố đóng vai trò quan trọng bao gồm:

  • Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): doanh nghiệp hay cá nhân, tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ với mong muốn tối ưu và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến. 
  • Nhà phân phối (Publisher): cá nhân hoặc đơn vị sở hữu website, blog, hay các trang mạng xã hội có thể tạo thu nhập không giới khi tham gia quảng cáo các sản phẩm do nhà phân phối cung cấp.  
  • Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network): làm trung gian, kết nối các đối tác (publisher) và nhà cung cấp (advertise). Đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như banner, link quảng cáo, theo dõi và đánh giá hiệu quả quảng bá, giải quyết tranh chấp, thanh toán hoa hồng cho Publisher. 
  • Khách hàng (End User): những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp hoặc hành động khác mà nhà cung cấp yêu cầu.

3. Ưu điểm và nhược điểm của Affiliate Marketing

Mô hình Affiliate Marketing ngày càng được nhiều doanh nghiệp, đơn vị sử dụng, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu quả mình. Ngoài ra, dựa theo một khảo sát, có rất nhiều khách hàng đã đặt hàng, quyết định mua sản phẩm ngay lập tức từ những tiếp thị rất ấn tượng của các bên trung gian.

Tuy nhiên, mô hình nào cũng đều có những mặt ưu – nhược điểm mà đôi khi các bạn không thể biết hết.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng triển khai vì không có sự ràng buộc về mặt không gian và thời gian, có thể làm mọi lúc mọi nơi.
  • Không cần phải quá lo lắng cho nguồn hàng như thế nào nếu bạn trực tiếp là người làm tiếp thị liên kết.
  • Chi phí thấp, không cần bỏ ra quá nhiều tiền để đầu tư vào mô hình Affiliate Marketing.
  • Bạn chắc chắn có thể tạo được các nguồn thu thụ động từ mô hình này.
  • Không bắt buộc phải có các kỹ năng quan trọng như chỉnh sửa hình ảnh, video, v.v.
  • Có thể nhờ nó để mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.

Nhược điểm:

  • Mô hình này có độ cạnh tranh cao, cho dù chỉ có phần lớn là các cá nhân đơn lẻ tham gia.
  • Không dễ nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của khách hàng để tiếp thị sao cho phù hợp hơn.
  • Lúc đầu sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể tạo được một thu thụ động ổn định.
  • Bạn sẽ mất không ít thời gian để xây dựng nội dung, lên ý tưởng cũng như để ASP đồng ý liên kết.

4. Các hình thức Affiliate Marketing phổ biến

Affiliate Marketing được biết đến với rất nhiều hình thức khác nhau, tùy theo thế mạnh và vốn hiểu biết của mỗi cá nhân hoặc tổ chức mà sẽ có những hình thức phù hợp và được coi là hiệu quả. Sau đây là 05 hình thức tiếp thị liên kết phổ biến:

[a] Hình thức CPC (Cost Per Click)

Cost Per Click là hình thức tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột, CPC rất phổ biến và là hình thức cơ bản nhất trong mô hình tiếp thị liên kết. Đồng thời đây cũng là hình thức rất đơn giản và dễ dàng triển khai, nhà cung cấp sẽ thanh toán hoa hồng cho các Publisher dựa trên lượt click của khách hàng vào link trên website của Advertiser. Tuy nhiên, do hình thức này cũng rất dễ gian lận, nên thông thường các nhà Advertiser có am hiểu về mô hình Affiliate Marketing hiện nay thường hạn chế hình thức tiếp thị này tối đa nhất đối với các đối tác của mình.

[b] Hình thức CPO (Cost Per Order)

Đây là hình thức tính hoa hồng trên giá trị của mỗi đơn hàng, cho đến nay Cost Per Order vẫn được đánh giá là cách làm tiếp thị liên kết hiện đại và có tính bền vững lâu dài. Chỉ cần khách hàng xác nhận việc đặt mua đơn hàng thông qua liên kết mà bạn cung cấp thì hoa hồng của bạn sẽ được tính. Tuy nhiên, thời gian chờ xét duyệt và nhận hoa hồng của hình thức này sẽ lâu hơn CPC. Nhưng kể cả khi khách hàng có trả lại hóa đơn thì hoa hồng của bạn cũng sẽ không bị mất đi.

[c] Hình thức CPL (Cost Per Lead)

Cost Per Lead gọi tắt là CPL là hình thức Affiliate Marketing được tính theo chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Tùy theo mục đích của mỗi Advertiser, lead ở đây có thể là thông tin khách hàng, khảo sát, điền form trả lời... Tuy nhiên, không phải hễ một khách hàng hoàn tất việc điền xong là bạn được tính hoa hồng, các thông tin điền cần phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Advertiser đã được xác nhận chi tiết. 

[d] Hình thức CPI (Cost Per Install)

Cost Per Install là một hình thức Affiliate Marketing dựa trên mỗi lượt cài đặt ứng dụng của khách hàng để tính phần trăm hoa hồng. Các nhà cung cấp thiên về mảng ứng dụng như trò chơi, mua sắm, v.v., hoặc có thể nhắc đến các đơn vị sản xuất, phát triển phần mềm sẽ sử dụng hình thức tiếp thị này. Hoa hồng sẽ được tính bằng mỗi lượt tải app thành công, tuy rằng có vẻ không mấy dễ dàng so với những hình thức trên nhưng phí hoa hồng mà Publisher nhận được lại không hề nhỏ chút nào.

[đ] Hình thức CPS (Cost Per Sale) 

Cuối cùng không thể không đề cập tới hình thức Cost Per Sale, là khi hoa hồng sẽ được tính dựa theo mỗi một đơn hàng hoàn thành, tức là chỉ khi khách hàng mua và thanh toán bạn mới được nhận được tiền hoa hồng của mình. Cách này đối với Cost Per Order lại có sự tương đồng nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định. Nếu như với Cost Per Order chỉ cần khách hàng đặt mua là bạn đã nhận được hoa hồng. Nhưng với Cost Per Sale lại bắt buộc phải đến khi khách hàng thanh toán, bên cạnh đó còn gặp phải nhiều rủi ro khác như khách không thanh toán, hoàn trả hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest.

 

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

[a] Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Toàn cảnh về Affiliate Marketing

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.28124 sec| 968.078 kb