Tranh chấp đất đai không có di chúc giải quyết như thế nào?

24/12/2022
Tranh chấp đất đai không có di chúc là quan hệ tranh chấp đất đai giữa những người thừa kế với nhau khi người để lại di sản không để lại di chúc. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chết đi không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

Bài viết dưới đây, luật Everest sẽ chia sẻ cho chúng ta về :" Tranh chấp đất đai không có di chúc giải quyết như thế nào? " 

1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai không có di chúc để lại

Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai không có di chúc sẽ được tiến hành tại Tòa án. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Người khởi kiện sẽ nộp hồ sơ đến TAND quận hoặc huyện nơi có đất tranh chấp.
Bước 2: Tòa án nhận và xem xét đơn cùng hồ sơ khởi kiện có hợp lệ hay không. Nếu hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Người khởi kiện đi nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cục thi hành án ở quận/huyện. Sau đó đem biên lai nộp tiền tạm ứng án phí về nộp lại cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và cho giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Sau đó đưa ra bản án hoặc quyết định để giải quyết vụ án.

2. Tranh chấp đất đai không có di chúc sẽ được giải quyết như thế nào?

Việc tranh chấp đất đai mà không có di chúc để lại sẽ được giải quyết như thế nào? Áp dụng theo luật phân chia di sản theo luật dân sự về việc chia di sản thừa kế theo pháp luật. Di sản ở đây chính là các phần tài sản mà người mất để lại. Phân chia di sản sẽ được dựa theo thứ tự quy định tại Điều 651 thuộc bộ Luật Dân Sự:

Hàng thừa kế thứ nhất: Những người có quan hệ gần gũi, huyết thống với người mất. Gồm vợ, chồng, mẹ đẻ, cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ hoặc con nuôi của người mất.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của người mất. Cháu ruột của người mất nếu người mất là ông nội, ông ngoại hoặc bà nội, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: Ông bà cụ nội, ông bà cụ ngoại của người mất. Cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột của người đã mất. Cháu ruột của người mất với điều kiện người mất là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột hoặc là dì ruột. Chắt ruột của người mất điều kiện người mất là cụ nội hoặc cụ ngoại ruột.

Theo như Luật quy định, những người cùng hàng thừa kế sẽ được chia di sản đều nhau. Những người thuộc hàng thừa kế sau muốn được thừa kế tài sản thì cần đáp ứng các yêu cầu :

Thứ nhất là ở hàng thừa kế trước không còn ai hoặc người đó đã mất.

Thứ hai là người ở hàng thừa kế trước không có quyền hưởng tài sản hoặc bị truất quyền hưởng tài sản.

Thứ ba là người ở hàng thừa kế trước từ chối nhận tài sản.

Như vậy, nếu không có di chúc thì việc tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết theo phát luật dân sự như trên. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp người thừa kế lại không có quyền được hưởng tài sản. Đó có thể là do người đó đã bị tước quyền thừa kế.

Người bị tước quyền thừa kế là những người sẽ không được hưởng di sản mà người mất để lại. Có thể đó là đất đai, nhà cửa, tiền bạc… do có những hành quy vi phạm các quy định tại khoản 1 của điều 621 thuộc Bộ luật Dân sự 2015.

3.Thủ tục sang tên sổ đỏ khi không có di chúc để lại

Để có thể sang tên được tài sản từ người mất sang người thừa kế hợp pháp thì người thừa kế bắt di sản buộc phải thực hiện việc khai nhận và phân chia tài sản thừa kế tại những cơ quan công chứng có đủ thẩm quyền. Một số giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia tài sản:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Hay còn được gọi là sổ đỏ.

Giấy chứng tử của người đã mất.

CMND, CCCD hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của những người có được hưởng quyền thừa kế.

Các giấy tờ chứng minh được mối quan hệ của người thừa kế cùng với người mất theo pháp luật. Ví dụ như là giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…

Ngoài ra, đối với việc tranh chấp đất đai không có giấy tờ, di chúc để lại. Mà đất đai, di sản được dùng vào mục đích thờ cúng thì pháp luật chỉ công nhận ý chí của người mất đã để lại di sản, quyền sử đất trong trường hợp họ có để lại di chúc, giấy tờ. Nêu rõ được việc để lại di sản của mình nhằm mục đích thờ cúng. Nếu như không có di chúc thì các bên phải chứng minh được phần đất đó là để thờ cúng.Nếu như chứng minh được thì phần đất đó sẽ không chia cho những người được quyền thừa kế. Nó sẽ giao cho những người được chỉ định thừa hưởng của người đã mất. Nhưng nếu như không chứng minh được thì đất đó vẫn sẽ được chia theo quyền thừa kế của pháp luật.

Nếu như chứng minh được thì phần đất đó sẽ không chia cho những người được quyền thừa kế. Nó sẽ giao cho những người được chỉ định thừa hưởng của người đã mất. Nhưng nếu như không chứng minh được thì đất đó vẫn sẽ được chia theo quyền thừa kế của pháp luật

 

0 bình luận, đánh giá về Tranh chấp đất đai không có di chúc giải quyết như thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.60005 sec| 944.438 kb