Tranh chấp hợp đồng dịch vụ

"Khi giải quyết tranh chấp riêng tư, trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng." 

Xiusdide (Hy Lạp)

Tranh chấp hợp đồng dịch vụ

Kinh tế - xã hội phát triển góp phần thúc đẩy tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó mà các hoạt động dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng với những yêu cầu đòi hỏi cao hơn về chất lượng sử dụng dịch vụ, giá cả và phương thức trao đổi dịch vụ. Vì vậy các tranh chấp phát sinh liên quan tới hợp đồng dịch vụ là điều không thể tránh khỏi.

Liên hệ

I- KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

1- Khái niệm về hợp đồng dịch vụ được quy định như sau:

Căn cứ Điều 513 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: "Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

Căn cứ Điều 514 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định : “Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Theo đó, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

2- Bản chất của hợp đồng dịch vụ: 

(i)  Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc: Không giống với các loại hợp đồng khác có đối tượng là tài sản hay quyền tài sản, đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc. Tuy nhiên vì là một công việc nên đối tượng của hợp đồng này rất khó có thể đánh giá chất lượng bằng phương pháp định lượng thông thường. Lưu ý rằng không phải công việc nào cũng là đối tượng của hợp đồng này. Nếu công việc thuộc điều cấm của pháp luật thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu.

(ii) Bên cung cấp dịch vụ là chủ thể có năng lực thực hiện dịch vụ: Xuất phát từ đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc nhất định nên bên cung cấp dịch vụ phải là chủ thể có năng lực thực hiện công việc đó và không thể chuyển giao nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng cho chủ thể khác. Năng lực này được quy định trong pháp luật chuyên ngành đối với chú thế thực hiện hoạt động dịch vụ. 

(iii) Hợp đồng dịch vụ đa dạng về chủng loại và lĩnh vực: Có nhiều cách để có thể phân loại hợp đồng dịch vụ vào các nhóm khác nhau như: Căn cứ vào phân ngành của Tổ chức Thương mại thế giới WTO; Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ; Căn cứ vào quy định trong Luật thương mại năm 2005 hay Luật dân sự năm 2015.

II- TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Sự gia tăng của các hoạt động dịch vụ góp phần phát sinh ngày càng nhiều hợp đồng dịch vụ. Cùng với đó, tranh chấp hợp đồng dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay Trọng tài. Các tranh chấp này đa dạng về hình thức, ngày càng phức tạp và giá trị tranh chấp cũng ngày càng tăng.

Tranh chấp hợp đồng dịch vụ là những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm liên quan đến việc các bên thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ.

Dựa trên yêu cầu khởi kiện của đương sự mà tranh chấp hợp đồng dịch vụ chủ yếu phát sinh ở các dạng sau: 

1- Tranh chấp về yêu cầu thanh toán phí dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ

Nếu như công việc phải thực hiện trong hợp đồng dịch vụ là nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ thì thanh toán phí dịch vụ là nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ.

(i) Dạng tranh chấp thứ nhất: Xảy ra khi bên cung ứng dịch vụ kiện đòi bên thuê dịch vụ vì đã không thanh toán đúng, thanh toán đủ chi phí dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng

(ii) Dạng tranh chấp thứ hai: Xảy ra khi bên thuê dịch vụ kiện đòi bên cung ứng dịch vụ bồi hoàn lại khoản phí dịch vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng.

2- Tranh chấp vì lý do yêu cầu tuyên bố hợp đồng dịch vụ vô hiệu:

Có hai trường hợp xảy ra làm hợp đồng dịch vụ vô hiệu: Căn cứ Điều 407 và Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì nếu xảy ra các trường hợp được quy định tại điều này, hợp đồng dịch vụ sẽ bị vô hiệu:

(i) Trường hợp thứ nhất: Do người đại diện ký hợp đồng không có thẩm quyền hoặc khi bên cung ứng dịch vụ không có năng lực, chức năng thực hiện dịch vụ, như doanh nghiệp không có đăng ký kinh doanh đối với hoạt động dịch vụ đó hoặc người không phải là Luật sư, hoặc tư vấn viên, hoặc luật gia nhưng lại ký các hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý...

(ii) Trường hợp thứ hai: Do các bên thỏa thuận về công việc phải làm (đối tượng của hợp đồng dịch vụ) vi phạm quy định pháp luật

Ngoài ra còn xảy tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ của người làm dịch vụ, không đảm bảo chất lượng, số lượng công việc, dẫn đến gây thiệt hại đến quyền là lợi ích hợp pháp của bên thuê dịch vụ. Đây là những tranh chấp liên quan đến thực hiện nghĩa vụ, nội dung trong hợp đồng. Ví dụ, người vận chuyển đã giao hàng muộn so với thời gian thỏa thuận, để hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, vì vậy bên thuê dịch vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại hoặc phạt hợp đồng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

III - PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ 

Để giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ, tùy theo hoàn cảnh, tính chất và đặc điểm của các hợp đồng dịch vụ mà có những phương thức sau đây để giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật.

1- Phương thức thương lượng

Đây gần như là phương thức đầu tiên có thể sử dụng để giải quyết khi tranh chấp hợp đồng dịch vụ. Bởi lẽ bản chất của hợp đồng là dự trên sự thỏa thuận giữa hai bên giao kết vì vậy phương thức thương lượng là phương thức đầu tiên cần xét đến khi muốn giải quyết bất kỳ tranh chấp về hợp đồng nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng.

Phương thức thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp mà không có bất kỳ sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào. Phương thức này thể hiện quyền tự do thỏa thuận và định đoạt của các bên trong hợp đồng. Hai bên sẽ tự thương lượng giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp nhất đối với lợi ích của hai bên.

2- Phương thức hòa giải 

Hòa giải thương mại là là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Ngoài hai bên tranh chấp tham gia, trong phương thức hòa giải còn có bên thứ ba là hòa giải viên là trung gian giúp các bên giải quyết những mâu thuẫn trong tranh chấp. Hòa giải tại Trung tâm hòa giải thương mại chỉ mang tính chất trung gian, hiện không có quy định nào bắt buộc về việc hòa giải nên trung tâm hòa giải thương mại không có quyền tài phán.

Trình tự thủ tục giải quyết theo phương thức giải quyết bằng hòa giải tại trung tâm hòa giải sẽ được giải quyết theo Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP

3- Phương thức giải quyết tranh chấp bởi Trọng tài

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Khi tranh chấp phát sinh, các bên có quyền yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài. Vì vậy có thể thấy điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận lựa chọn trọng tài.

Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các Trọng tài viên thực hiện thông qua Hội đồng trọng tài gồm một Trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng gồm nhiều Trọng tài viên. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc toà án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành. Phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.

4- Phương thức giải quyết tranh chấp bởi Tòa án

Giải quyết bằng Tòa án là việc khi tranh chấp hợp đồng phát sinh nếu các bên không tự thỏa thuận, hòa giải với nhau được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh.

Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tóa án có thẩm quyền giải quyết: 

- Xác định thẩm quyền giải quyết theo vụ việc: căn cứ theo điểm khoản Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đối với tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án.

- Xác định thẩm quyền theo cấp của tòa án: những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Những tranh chấp về kinh doanh thương mại còn lại sẽ do Tòa án cấp tỉnh xét xử. Trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Lúc này TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết.

- Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ: Các bên trong tranh chấp căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để xác định cụ thể tòa án nơi nào có thẩm quyền giải quyết.

Phán quyết của Tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụ án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.55545 sec| 1126.406 kb