Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị cho việc bào chữa, bảo vệ

"Người trẻ tuổi hiểu biết luật lệ, nhưng người già biết ngoại lệ".

- Oliver Wendell Holmes, Sr
 

Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị cho việc bào chữa, bảo vệ

Luật sư cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để nắm vững bản chất vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó, Luật sư xác định những vấn đề cần đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch, xác định phương án bào chữa hoặc phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tránh tư tưởng chủ quan chỉ nghiên cứu những tài liệu mà mình cho là quan trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua, Luật sư cần tra cứu những văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực đó và có thề tranh thủ ý kiến của những chuyên gia đầu ngành về công nghệ thông tin để có cơ sở thực hiện tốt nhất việc bào chữa cho khách hàng.

Liên hệ

I- NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các hoạt động như: Xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội để xác định sự thật khách quan của vụ án. Luật sư cân nghiên cứu kỹ hô sơ vụ án để năm vững bản chất vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, xác định sự thật khách quan của vụ án.

Trên cơ sở đó, Luật sư xác định những vấn đề cần đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch, xác định phương án bào chữa hoặc phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tránh tư tưởng chủ quan chỉ nghiên cứu những tài liệu mà mình cho là quan trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua.

Trong vụ án hình sự về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, một số nhóm tội như xâm phạm an ninh mạng đòi hỏi Luật sư phải có kiến thức chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực công nghệ, vi vậy, Luật sư cần tra cứu những văn bàn hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực đó và có thề tranh thủ ý kiến của những chuyên gia đầu ngành về công nghệ thông tin để có cơ sở thực hiện tốt nhất việc bào chữa cho khách hàng. 

Tuỳ theo từng vụ án cụ thể, Luật sư có thể nghiên cứu theo thứ tự thời gian diễn ra, theo trình tự tố tụng hoặc theo từng tập tài liệu liên quan đến từng người tham gia tố tụng. Luật sư cần nghiên cứu, ghi chép đầy đú, lập được hệ thống chứng cứ của vụ án (trích tiêu hô sơ) làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hỏi, tranh luận, chuẩn bị đề cương bào chữa hoặc luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. 

Kiểm tra hồ sơ: Khi nghiên cứu các tài liệu, Luật sư sơ bộ kiểm tra về một số vấn đề sau để phát hiện có vi phạm thu tục tố tụng hay không: Thời gian, thời hạn tiến hành hoạt động điều tra; chủ thê tiến hành hoạt động điêu tra; trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động điều tra; thành phần tham gia hoạt động điều tra; hình thức văn bản tố tụng.

Phương pháp nghiên cứu một số loại tài liệu điển hình:

- Nghiên cứu bản cáo trạng:

Luật sư nghiên cứu bàn cáo trạng để hiểu nội dung của vụ án, diễn biến hành vi phạm tội của bị can, yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại và quan điếm truy tố của Viện Kiểm sát. Luật sư cần ghi chép đầy đủ các hành vi của bị can; tội danh, điều khoản của Bộ Luật hình sự mà Viện Kiểm sát viện dẫn để truy tố; các chứng cử được Viện Kiểm sát dùng làm căn cứ xác định tội phạm, người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị hại. Qua đó, Luật sư rút ra được những điềm mấu chốt liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ cho thân chủ. 

Đối với biên bản giao nhận cáo trạng, Luật sư cần tìm hiểu xem bị can có đồng ý với nội dung bán cáo trạng hay không; nếu không đồng ý thì ý kiến của bị can như thế nào, bị can có đưa ra được những chứng cứ để bác bỏ một phần hay toàn bộ nội dung quyết định truy tố hay không.

- Nghiên cứu bản kết luận điều tra:

Theo quy định tại Điều 232 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra; việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

Trường hợp Cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đôi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án (Điều 233 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015).

Trong trường hợp này, Luật sư nghiên cứu bản kết luận điều tra để hiểu rõ về diễn biến của tội phạm, các chứng cứ mà Cơ Quan Điều Tra dùng để chứng minh tội phạm, ý kiến đề nghị giải quyết vụ án của Cơ quan điều tra. Khi đọc bản kết luận điều tra, trợ giúp viên cần ghi lại: Những hành vi có nêu trong cáo trạng nhưng không đề cập trong kết luận điều tra; Những điểm mâu thuẫn giữa bản cáo trạng và kết luận điều tra; Ý kiến đề nghị giải quyết vụ án của Cơ quan điều tra có lợi cho người mà mình bào chữa, bảo vệ.

Trong trường hợp đình chỉ điều tra thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan (Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Khi nghiên cứu bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra, nhất là với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, trợ giúp viên pháp lý cần nghiên cứu kỹ về lý do, căn cứ đình chỉ, đối chiếu với các chứng cứ khác để xác định việc đình chỉ có căn cứ hay không.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.


- Nghiên cứu các văn bản tố tụng khác 

Khi nghiên cứu các vãn bản tố tụng, Luật sư phái xem xét đến tính hợp pháp của các văn bản tố tụng, tức là phải xem xét các văn bản đó có thực hiện, thu thập theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không.

Nếu có vi phạm thủ tục tố tụng và ành hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mà mình bào vệ thì cần kiến nghị để Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong thực tế, có những vụ án mà CQĐT, VKS thực hiện việc thu thập tài liệu, chứng cứ không đầy đủ hay bỏ sót người tham gia tố tụng, làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Sau khi tham gia tố tụng, qua việc nghiên cứu hồ sơ, Luật sư phát hiện ra những thiếu sót này nên có văn bản đề nghị VKS, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung và đã được chấp nhận. 

Ngoài những yêu cầu chung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án của một số tội thuộc nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Luật sư cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Luật sư cần nghiên cứu kỹ tài liệu về hiện trường vụ án, tài liệu giám định phương tiện, khám nghiệm tử thi... để xác định các dấu vết để lại tại hiện trường như vết phanh, vết chảy dầu trên đường; hướng của phương tiện tại hiện trường, các dấu vết để lại trên phương tiện, trên cơ thê nạn nhân... Đây là những dấu vết khách quan sẽ giúp Luật sư xác định sự thật của vụ án. Luật sư cũng cần đối chiếu kết quà nghiên cứu các tài liệu này với các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án để xác định những điểm chưa được làm rõ, những điểm còn mâu thuần.
Trong vụ án về tội phạm này, lời khai người làm chứng cũng rất có ý nghĩa.

Khi nghiên cứu lời khai người làm chứng, Luật sư cân chú ý làm rõ người làm chứng trực tiếp hay gián tiếp biết về sự việc; vị trí, khoáng cách từ nơi người làm chứng quan sát đến nơi xảy ra tai nạn; hướng chuyên động của từng loại phương tiện; vị trí người, đồ vật, phương tiện sau khi xảy ra tai nạn; đặc điểm, loại phương tiện gây tai nạn, màu sơn, biển số; diễn biến của vụ tai nạn; tình trạng mặt đường, mật độ phương tiện tham gia giao thông tại thời điểm xảy ra tai nạn; phàn ứng của nạn nhân trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn. 

Đối với các tội đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép: Luật sư cần nghiên cứu kỹ biên bản ghi lời khai để xác định hành vi cụ thê của bị can, địa điểm diễn ra cuộc đua... từ đó suy đoán về tội danh và các tình tiết định khung hình phạt được chính xác. Trong vụ án về tội tổ chức đua xe trái phép, cần nghiên cứu làm rõ bị can có thực hiện một hoặc một số hành vi “tổ chức đua xe” hay không, cụ thể là: Khởi xướng, vạch kế hoạch đua xe; chỉ huy việc đua xe; cưỡng bức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo, kích động người khác đua xe; quyên góp tiền, cung cấp tiền, tài sản cho người đua xe hoặc để làm giải thưởng cho cuộc đua; cung cấp xe cho người đua xe; tổ chức canh gác, bảo vệ hoặc chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ; huy động, lôi kéo, mua chuộc, cưỡng bức người khác cổ vũ cho cuộc đua...

Trong vụ án về tội đua xe trái phép, Luật sư cần nghiên cứu để làm rõ hành vi của bị can là chuẩn bị phương tiện (xe đua) và những điều kiện cần thiết cho cuộc đua, đến nơi tập trung đua hay điều khiển xe tham gia cuộc đua. Bởi lẽ, đối với tội này, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội bắt đầu điều khiển xe tham gia vào cuộc đua; nếu mới chỉ chuẩn bị phương tiện và điều kiện cần thiết, đang trên đường đến điểm đua xe thi bị phát hiện, bắt giữ thì chưa cấu thành tội đua xe trái phép.

Đối với các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ... Luật sư cần nghiên cứu kỹ tài liệu của cơ quan, tổ chức, tài liệu giám định đồng thời đối chiếu với các quy định của Nhà nước ở thời điểm phạm tội để xác định đối tượng của tội phạm có phải các loại vũ khí, phương tiện, vật liệu theo quy định của điều luật hay không.

Ngoài ra, Luật sư cũng cần nghiên cứu các biên ban hoi cung, biên bản ghi lời khai để xác định ý thức của người phạm tội nhằm chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hay nhằm chiếm đoạt tài sản thông thường. Bới lẽ, có trường hợp bị can chỉ nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng ngay sau khi chiếm đoạt mới biết trong tài sản có vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và đã đem nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp này, hành vi của bị can không phải là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chi là hành vi chiếm đoạt tài sản. Trường hợp bị can bị truy tố với tình tiết định khung tăng nặng “vận chuyển, tàng trữ qua biên giới”, Luật sư cần nghiên cứu, doi chieu giữa các lời khai về quá trình vận chuyển, tàng trữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để xác định bị can vận chuyển, tàng trữ “qua biên giới" thật sự hay chỉ vận chuyển từ địa phương này tới địa phương kia, trong quá trình vận chuyển để tránh sự phát hiện đã qua nước láng giềng rồi lại trở về Việt Nam. 

Đối với tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, Luật sư cần kiểm tra xem trong hồ sơ có tài liệu xác định đối tượng tác động của tội phạm là công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hay không. Khi nghiên cứu tài liệu này, Luật sư cần lưu ý xác định tài liệu có phải do cơ quan có thẩm quyền cung cấp hay không, nội dung tài liệu có xác định công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hay không, đó là công trình đang sử dụng, đã nghiệm thu để đưa vào sử dụng hay công trình đang thi công chưa đưa vào sử dụng, công trình không còn hoạt động nữa. Các yếu tố này sẽ ảnh hướng tới việc bị can có phạm tội theo Điều 303 Bộ Luật tố tụng hình sự hay không.

Đối với vụ án về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, Luật sư nghiên cứu các biên bản ghi lời khai, thực nghiệm điều tra (nếu có), biên bản hiện trường để xác định nguyên nhân cháy, hành vi vi phạm cụ thể của bị can đối chiếu với quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy để xác định bị can không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp cơ bản trong phòng cháy, chữa cháy hay không.

Đối với vụ án mà các yếu tố nhân thân của bị can như là bị xử lý hành chính, là bị kết án nhưng chưa được xoá án tích là tình tiết định tội thì Luật sư cần đặc biệt lưu ý nghiên cứu kỹ tài liệu về nhân thân của bị can để xác định bị can đã bị xử lý hành chính, bị kết án về hành vi gì, theo tội danh và điều khoản nào của Bộ Luật hình sự; đã được xóa án tích hay chưa.

Khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần xác định các vấn đề (tình tiết) có ý nghĩa đối với việc bào chữa, bảo vệ; các chứng cứ trong hồ sơ liên quan tới từng vấn đề; những điểm mâu thuẫn, thống nhất giữa các tài liệu đồng thời ghi rõ số bút lục của các tài liệu đó để tiện tra cứu, trích dẫn.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa của Công ty Luật TNHH Everest.

II- THU THẬP TÀI LIỆU CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Pháp luật tố tụng hình sự quy định những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án thu thập được có giá trị như những tài liệu, đồ vật do Cơ quan điều tra thu thập và được coi là chứng cứ trong vụ án nếu phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015.

Vì vậy, việc Luật sư có kế hoạch chủ động thu thập tài liệu, chứng cứ là rất quan trọng. Các loại tài liệu, chứng cứ mà Luật sư thường thu thập hay tư vấn cho khách hàng, gia đình khách hàng thu thập là các tài liệu về nhân thân bị can, các tài liệu phàn ánh thành tích, công trạng của bị can như: bằng khen, giấy khen, các tài liệu xác nhận là con em gia đình thưomg binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng... Đây là các chứng cứ có ý nghĩa trong việc đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giàm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ Luật hình sự năm 2015 và cũng có ý nghĩa trong việc phản ánh nhân thân, hoàn cành phạm tội, khá năng giáo dục cải tạo người phạm tội. Khi thu thập các tài liệu, chứng cứ này Luật sư cần lưu ý xác định đúng loại tài liệu thật sự có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt, tránh thu thập tràn lan.

Nếu khách hàng là người chưa thành niên, người già, đau yếu, phụ nữ có thai mà Cơ quan điều tra chưa chú ý làm rõ các vấn đề trên thì Luật sư nên thu thập các tài liệu phàn ánh về độ tuổi, tình trạng sức khỏe của khách hàng (giấy khai sinh, giấy chứng sinh, bệnh án, giấy khám sức khỏe của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh...) để đề xuất áp dụng các quy định tương ứng của Bộ Luật hình sự và Bộ Luật tố tụng hình sự đối với những đối tượng đặc thù này. Hiện nay, pháp luật không công nhận giám định ngoài tố tụng, tuy nhiên, các tài liệu giám định ngoài tố tụng cũng có ý nghĩa nhất định trong hoạt động chứng minh, tạo cơ sở cho các đề xuất của Luật sư về sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động giám định, giám định lại, giám định bổ sung trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ.

Ngoài ra, trong vụ án về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Luật sư cẩn thu thập những tài liệu về hiện trường vụ án và xác định những người được chứng kiến sự việc xảy ra, điều kiện tiếp cận thông tin vụ việc của người chứng kiến (gồm điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan). Đây là chứng cứ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều vụ án thuộc nhóm tội này nhằm đánh giá tính xác thực của các tài liệu về hiện trường mà Cơ quan điều tra đã thu thập.

Đối với một số tội có chủ thể đặc biệt như tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí. vật liệu nổ gây hậu quả nghiêm trọng. Luật sư có thể thu thập thêm tài liệu để xác định bị can có thật sự là người có trách nhiệm trong quản lý vật liệu nổ để có thể trở thành chủ thể của tội này hay không. Với tội liên quan tới trẻ em như tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi. Luật sư có thể thu thập thêm tài liệu về tính chất công việc mà bị can đã giao cho người lao động dưới 16 tuổi để xác định đó có phải là công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hay không. Sau khi thu thập được những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, nếu đánh giá đó là những tài liệu, đồ vật có lợi cho khách hàng. Luật sư cần cung cấp cho Cơ quan tiến hành tố tụng, yêu cầu người nhận lập biên bản về việc giao nhận tài liệu, đồ vật đó và cung cấp cho Luật sư một bản.

III-KỸ NĂNG TRAO ĐỔI VỚI CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với khách hàng, sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ, phân tích đánh giá tổng hợp các tình tiết liên quan đến vụ án. Luật sư có thể đề xuất, kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng các vấn đề để bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Các kiến nghị, đề xuất của Luật sư có thể liên quan tới một số nhóm như kiến nghị về hủy bỏ, thay đồi biện pháp ngăn chặn; đề xuất, kiến nghị liên quan tới điều tra thu thập, làm rõ các chứng cứ cua vụ án; đề xuất, kiến nghị về tách, nhập vụ án, đình chi, tạm đình chi vụ án.

Về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn: Nhiều tội thuộc nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là tội ít nghiêm trọng, với lỗi vô ý, bị can chưa có tiền án, tiền sự, đang đi học hoặc đang có việc làm ổn định nên việc áp dụng biện pháp tạm giam không thật sự cần thiết. Vì vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật về biện pháp ngãn chặn trong tố tụng hình sự, Luật sư có thể đề xuất cơ quan tiến hành tố tụng thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng các biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn như cấm đi khỏi nơi cư trú, bào lĩnh... Trong văn bản đề xuất, Luật sư cần phân tích rõ các căn cứ để đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với khách hàng và gửi kèm các tài liệu khác (nếu có) như bệnh án điều trị của bị can, giấy triệu tập học...

Về chứng cứ, một số vụ án trong nhóm tội về an toàn công cộng, trật tự công cộng dễ có sự sai sót, nhầm lần khi định tội với các tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc nhiều chứng cứ định tội chưa được làm rõ. Trường hợp này, Luật sư cần nghiên cứu kỹ hồ sơ, xác định những tinh tiết liên quan tới việc định tội chưa được làm rõ hoặc còn mâu thuẫn để đề xuất điều tra làm rõ.

Nếu qua nghiên cứu hồ sơ, Luật sư thấy không đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc trong trường hợp hành vi giáp ranh giừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác thì Luật sư cần có văn bản đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ khoản 2 Điều 8 Bộ Luật hình sự không xử lý hình sự đối với khách hàng. Luật sư cần căn cứ vào tính chất của hành vi, mức độ lỗi, hậu quả xảy ra, các yếu tố về nhân thân, các vấn đề về bồi thường thiệt hại, thiện chí của bị hại... để đề nghị được xử lý bằng các biện pháp khác. Khi Luật sư thấy có nhưng căn cứ đề đình chỉ hoặc tạm đình chi điều tra hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can để thay đôi tội danh đối với khách hàng của mình thì Luật sư cần kịp thời có đơn kiến nghị gửi Cơ quan điều tra đề nghị họ thực hiện.

Nếu Luật sư thấy cần làm rõ các tình tiết liên quan như năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, diễn biến hanh vi phạm tội, lấy thêm lời khai người làm chứng... Luật sư cần đề xuất với Cơ quan điều tra tiến hành điều tra, triệu tập người làm chứng để xét hỏi.

Sau khi xem xét nội dung vụ án, nếu thấy việc mở rộng vụ án sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình thì Luật sư cần đề xuất với Cơ quan điều tra mở rộng điều tra vụ án.

Khi thấy vụ án có thể nhập vào đế xét xử trong một vụ án khác hoặc cần tách ra để xét xử sau mới đúng quy định pháp luật và bao vệ tốt hơn cho khách hàng thỉ Luật sư đề nghị Cơ quan điều tra ra quyết định nhập hoặc tách vụ án.

Trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc người phạm tội đầu thú hay tự thú, nếu thấy ràng họ không phạm tội hoặc họ chưa đến tuối chịu Trách nhiệm hình sự thì Luật sư cần đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng xác minh làm rõ để trả tự do cho người bị tạm giữ theo đúng quy định pháp luật.

Khi đề xuất, kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng, Luật sư có thể gặp người tiến hành tố tụng để trình bày trực tiếp hoặc gửi văn bản đề xuất, kiến nghị. Trường hợp đề xuất, kiến nghị bằng văn bản, Luật sư cần đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng lập biên bản giao nhận hoặc giữ lại phiếu gửi (nếu chuyến qua đường bưu điện). Đối với các tài liệu, đồ vật mà Luật sư thu thập được để phục vụ cho việc bào chữa, Luật sư cần lưu ý phải sao chụp lại và khi giao nộp cho Cơ quan điều tra cùng với văn bàn kiến nghị, đề xuất, nhất thiết phải yêu cầu Điều tra viên lập biên bản giao nhận tài liệu.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

IV- GẶP, TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG TRƯỚC PHIÊN TÒA

- Trước khi diễn ra phiên tòa, Luật sư bào chữa cần gặp bị cáo để thống nhất phương án bào chữa, hướng dẫn họ về trình tự, thủ tục và cách trả lời tại phiên tòa. Luật sư cần động viên khách hàng bình tĩnh khi trả lời Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác. Trước khi gặp bị can, Luật sư cần chuẩn bị kế hoạch cụ thể, dự kiến trước các nội dung cần trao đổi với họ.

Nếu là lần đầu gặp bị can, bị cáo Luật sư cần giới thiệu và trao đổi với họ về việc Luật sư sẽ tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ cho họ trong quá trình tham gia tố tụng. Luật sư cần tạo ra một tâm lý thoải mái, cởi mở và tin tướng cho bị can, bị cáo và giải thích cho họ biết về quyền và nghĩa vụ của họ trong các giai đoạn tố tụng, về các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến việc giải quyết vụ án trước khi trao đổi về nội dung vụ án, giải thích và hướng dẫn pháp luật cho khách hàng biết những khả năng, biện pháp mà họ được sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình giúp họ vững tin khi tham gia tố tụng tại phiên tòa. Luật sư cần trao đổi làm rõ những điểm còn mâu thuẫn giữa những lời khai trong hồ sơ vụ án, làm rõ những tình tiết mang tính bản chất để xác định sự thật khách quan của vụ án, làm rõ các vấn đề còn mâu thuẫn giữa lời khai và chứng cứ (nếu việc đó có lợi cho khách hàng), những tình tiết giảm nhẹ TNHS, động cơ, mục đích, nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Các câu hỏi đặt ra cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để họ trả lời đúng trọng tâm.
Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư cũng cần chú ý đến tâm trạng, diễn biến tâm lý của họ. Tùy từng loại tội phạm, phương thức thực hiện hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm mà bị can, bị cáo có những trạng thái tâm lý khác nhau vô ý, việc gây ra hậu quả chết người là ngoài ý muốn của bị cáo.
Khi gặp gỡ khách hàng, Luật sư cần trao đổi, hỏi rõ thêm các thông tin liên quan đến vụ án, Luật sư cần đặc biệt chú ý hỏi rõ lý do trong trường hợp bị can, bị cáo kêu oan.
- Một điều quan trọng Luật sư cần lưu ý là không nên đưa ra bất cứ một cử chỉ hoặc lời nói bình luận nào thể hiện việc thừa nhận hành vi phạm tội của thân chủ trái với sự phủ nhận của họ, bởi như vậy sẽ khẳng định thêm lời buộc tội đối với họ, đồng thời trái với mục đích bào chữa của Luật sư. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết luật sư cần giải thích rõ các quy đinh pháp luật để khách hàng hiểu đúng, đánh giá đúng về hành vi của mình trên cơ sớ quy định pháp luật.

V- LẬP KẾ HOẠCH HỎI TRƯỚC PHIÊN TÒA

Trước khi ra phiên tòa. Luật sư cần phải dự kiến kế hoạch hỏi. Việc lập kế hoạch giúp Luật sư hỏi có trọng tâm. xác định được những vấn đề cần làm rõ, không bỏ sót các tình tiết quan trọng, không có những câu hỏi thừa hoặc bị trùng lặp. Tùy thuộc vào nội dung từng vụ án và các tình tiết thế hiển trong hồ sơ. Luật sư dự kiến những người cần hỏi. thử tự hỏi; dự kiến cách đặt cầu hỏi. nhất là đối với những câu nói cần phải làm rõ các tình tiết của vụ án sao cho có lợi nhất cho khách hàng mà mình bảo vệ. Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn. chính xác, hướng người trả lời ngắn gọn. đúng trọng tâm cần hỏi. Nếu muốn yêu cầu người bị hỏi giải thích một số điểm trong lời khai đà được họ khai tại Cơ quan điều tra. Luật sư cần chuẩn bị sẵn lời khai của họ, đánh dấu những điểm cần hỏi để luôn chủ động khi xét hỏi. Những vấn đề mà Luật sư dự kiến hói tại phiên tòa phải bám sát nội dung vụ án.

Khi lập kế hoạch hói, Luật sư phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan của vụ án. không vì mục đích bảo vệ cho khách hàng mà làm sai lệch nội dung vụ án hoặc làm ánh hường đèn quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng khác. Môi vụ án sẽ có những kế hoạch xét hỏi khác nhau. Có vụ án các câu hỏi đưa ra nhằm làm rõ sự vô tội của bị cáo, nhưng cũng có những vụ án mà câu hỏi đưa ra lại nhằm làm giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự hay giảm nhẹ mức bồi thường. Tuy nhiên về cơ bản, khi xây dựng kế hoạch xét hỏi Luật sư tập trung hòi để làm rõ những vấn đề sau: 

(i) Làm rõ sự vô tội của bị cáo (trong trường hợp bị cáo không phạm tội). Trường hợp này, Luật sư tập trung xét hỏi để làm rõ không có sự kiện phạm tội, bị cáo hoàn toàn không thực hiện hành vi bị truy tố hoặc hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm. 

(ii) Làm rõ bị cáo phạm tội nhẹ hơn hoặc có khung hình phạt nhẹ hơn so với tội danh, khung hmh phạt ma Viện kiểm sát đã truy tố (trong trường hợp bị cáo phạm tội). Khi bào chữa theo hướng này, Luật sư cần tập trung xét hỏi làm rõ các tình tiết để phân định giữa tội mà bị cáo bị truy tố với tội danh nhẹ hơn; làm rõ có hay không có tình tiết định khung hình phạt theo quan điểm truy tố của Viện kiểm sát.

Làm rõ bị cáo chí đóng vai trò thứ yếu trong vụ án có đồng phạm. Đối với vụ án có đồng phạm, Luật sư càn chú ý xét hỏi về tính chất của đồng phạm (đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tố chức), về vai trò của từng người trong đồng phạm thông qua việc hỏi về mối quan hệ giữa các bị cáo, nội dung trao đổi giữa các bị cáo về việc thực hiện tội phạm, hành vi phạm tội của bị cáo trốn thực tế...

Làm rõ những tình tiết giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Đối với nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, ngoài các tình tiết giảm nhẹ liên quan tới nhân thân của bị cáo hay việc thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, Luật sư nên hỏi để làm rõ việc bị cáo đã tự nguyện bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thông qua các câu hỏi về thiệt hại đã xảy ra, bị cáo hoặc gia đình bị cáo đã bồi thường thiệt hại/khắc phục hậu quả hay chưa, mức bồi thường là bao nhiêu, bị cáo có sẵn sàng, tự nguyện bồi thường hay không, phương án bồi thường thiệt hại/khắc phục hậu quả tiếp theo như thế nào. Đối với những vụ tai nạn giao thông, nếu các bên đều có lỗi dẫn đến tai nạn thì cần hỏi để xác định rõ mức độ lỗi của mỗi bên từ đó có phương án bào chữa, bảo vệ phù hợp. Thông thường, đối với vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, cần hói để làm rõ các tình tiết có lợi như: Hướng di chuyển của phương tiện; tốc độ phương tiện và phần đường, làn đường chuyển động; việc xử lý khi xảy ra tai nạn; tình trạng mặt đường, lưu lượng phương tiện xung quanh tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn; việc bồi thường thiệt hại.

VI- SOẠN THẢO LUẬN CỨ BÀO CHỮA

Luận cứ bào chữa, bảo vệ là văn bản thể hiện quan điểm bào chữa hay bảo vệ cho khách hàng của Luật sư tại phiên tòa. Bản luận cứ phải dược xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật, kết quả của quá trình nghiên cứu hồ sơ, tham gia tố tụng tại các giai đoạn tố tụng, thu thập, tìm kiếm những tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh dè bào chữa, báo vệ tốt nhất quyền và lựi ích hợp pháp cho khách hàng.

Thông qua bản luận cứ, Luật sư được thể hiện bản lĩnh và văn hoá ứng xứ, thể hiện kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội và khá năng tranh tụng tụi phiên toà. Bản luận cứ xúc tích, cô đọng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục người nghe sẽ là chỗ dựa vừng chắc về mặt tàm lý cho khách hàng, giúp hụ tin tướng vào sự công bằng cua pháp luật, dồng thời cũng the hiện trách nhiệm của Luật sư trong việc bảo vệ khách hàng.

Nếu không chuẩn bị tốt quan điểm trong bản luận cứ, Luật sư sẽ rơi vào tình thế bị dộng, tẻ nhạt, tản mạn, dài dòng, lập luận không chặt chẽ, lôgic, thậm chí dùng những thuật ngữ không chính xác, bỏ sót những tình tiết có lợi cho khách hàng, không tập trung vào vấn đề mang tính bản chất nhằm gỡ tội hoặc giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Khi soạn thảo luận cứ bào chữa, bảo vệ trong vụ án về các tội xàm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Luật sư cần lưu ý: Nghiên cứu kỳ các vãn bản pháp luật về lĩnh vực mà bị can bị truy tố. Do các tội thuộc nhóm tội này xâm phạm khách thể thuộc nhiêu lình vực khác nhau của đời sống xã hội với các quy định pháp luật thường xuyên được sửa đổi, bổ sung nên Luật sư cần nấm vừng các quy định đó mới có thể xác định khách hàng của mình có vi phạm hay không, vi phạm ở mức độ nào. Tổng hợp các kiến thức cần thiết liên quan đến việc đánh giá hành vi của bị can, bị cáo. Việc tìm hiểu các kiến thức cần thiết, trong nhiều trường hợp là kiến thức chuyên môn sâu, và tổng hợp các kiến thức đó để phục vụ cho việc bào chừa đối với nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là đặc biệt quan trọng. 


Ví dụ: kiến thức về quy trình khám chữa bệnh khi bào chữa cho bị can bị truy tố về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 315 Bộ Luật hình sự năm 2015); kiến thức về an toàn vận hành công trình điện khi bào chữa cho bị can bị truy tố về tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực (Điều 314 Bộ Luật hình sự năm 2015); kiến thức về phưong thức về mạng máy tính, mạng viễn thông khi bào chữa, báo vệ trong vụ án về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp các tài liệu do khách hàng và thân nhân của họ cung cấp; các tài liệu Luật sư thu thập được trong quá trình gặp người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án theo các vấn để gồm: Tài liệu chứng cứ khẳng định những vi phạm tố tụng, những diêm chưa được làm rõ trong quá trình điều tra, truy tố; tài liệu, chứng cứ để xác định hành vi phạm tội; tài liệu, chứng cứ để làm rõ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Việc tổng hợp tài liệu, chứng cứ cần bám sát dấu hiệu đặc trưng của từng tội, các tình tiết định khung hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự cụ thể. Ví dụ: Chứng cứ thể hiện hậu quả “thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng” trong cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 317 Bộ Luật hình sự năm 2015); Xác định hướng bào chữa, bảo vệ; Trên cơ sở hiểu biết thấu đáo các quy định pháp luật và nắm vững các tài liệu, chứng cứ trong vụ án, Luật sư xác định hướng bào chữa, bảo vệ cụ thế.

Tùy từng trường hợp, Luật sư có thể xác định bào chữa theo hướng không phạm tội (Ví dụ: Vật phẩm văn hóa mà bị can truyền bá không phải là văn hóa phẩm đồi trụy nên việc truy tố bị can về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 Bộ Luật hình sự năm 2015) là không đúng; bị can bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 307 Bộ Luật hình sự năm 2015) không phải là người có trách nhiệm quản lý vũ khí...); đề nghị chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn (Ví dụ: Bị can rủ một nhóm bạn về nhà mình đánh bạc và chính bị can cũng tham gia, nếu bị can bị truy tố về tội tổ chức đánh bạc, Luật sư có thể bào chữa theo hướng bị can chỉ phạm tội đánh bạc); hoặc đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can.

Ngoài ra, nếu thấy có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc thiếu chứng cứ quan trọng mà không thể làm rõ tại phiên tòa, Luật sư có thể đề nghị Hội đồng xét xử quyết định yêu cầu điều tra bổ sung. Đối với nhóm tội này, đề xuất điều tra bổ sung thường liên quan tới việc giám định lại, giám định bổ sung; tìm kiếm thêm các chứng cứ tại hiện trường, thu thập thêm dấu vết của hành vi phạm tội; xác minh về đối tượng của tội phạm có phải là vũ khí quân dụng, là công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hay không; thực nghiệm điều tra để xác định hành vi vi phạm quy định về khám chữa bệnh...

Tuy nhiên, với hướng bào chữa, bảo vệ này Luật sư cần cân nhắc những tác động tích cực, tiêu cực của việc điều tra bổ sung tới quyền và lợi ích của khách hàng. Ví dụ: Việc điều tra bổ sung có nguy cơ khiến bị cáo bị truy tố về tội nặng hơn không, việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án ảnh hưởng như thế nào đối với bị cáo...

Khi bảo vệ cho bị hại, Luật sư cần lưu ý để xác định đúng tội danh của bị cáo từ đó có định hướng đề nghị Tòa án xét xử đúng tội danh hoặc trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại. 

Soạn thảo luận cứ bào chữa, bảo vệ: Bên cạnh yêu cầu chung của luận cứ bào chữa, bảo vệ, luận cứ của Luật sư trong nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng cần đảm bảo một số nội dung đặc thù như:

- Với các tội có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, trong phần mở đầu báo bão chữa Luật sư nén có lời chia sẻ với nỗi đau thương, mất mát của gia đình nạn nhân, thể hiện sự ăn năn và thiện ý của bị cáo với việc bù đắp những thiệt hại cho gia đinh nạn nhân.

- Khi phân tích để xác định hành vi của bị cáo có cấu thành tội phạm hay không; có phạm tội khác so với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát hay không, Luật sư cần viện dẫn các quy định pháp luật trong lĩnh vực liên quan tới hành vi phạm tội như quy định về an toàn giao thông, quy định về khám chữa bệnh, quy định về sử dụng lao động trẻ em, quy định về an toàn vận hành công trình điện... để lập luận, xác định đúng tính chất hành vi của bị cáo.

Song song với việc xây dựng kế hoạch hỏi tại phiên tòa, chuẩn bị bản luận cứ bào chữa, Luật sư cũng cần phải chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ cần thiết khác để phục vụ cho việc bào chữa. Tài liệu, chứng cứ này phải được sắp xếp khoa học, thuận tiện cho việc sử dụng tại phiên tòa bằng cách tài liệu nào cần sử dụng trước thi để lên trên, tài liệu nào sử dụng sau thì để xuống dưới, tránh trường hợp khi cần viện dẫn thì tìm không thấy. 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị cho việc bào chữa, bảo vệ

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.46321 sec| 1233.195 kb