Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Hữu đạo chi quân quý tĩnh, bất trọng biến pháp" (Bậc quân vương nắm vững thuật trị nước ủng hộ sự ổn định, không tán thành việc thường xuyên thay đổi pháp luật).
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Trị lý đất nước mà nhiều lần thay đổi pháp luật, thì dân chúng sẽ bị pháp luật làm khổ. Vì thế, bậc quân vương nắm vững thuật trị nước ủng hộ sự ổn định, không tán thành việc thường xuyên thay đổi pháp lệnh.
Hàn Phi Tử chủ trương thay đổi hệ thống pháp luật, có thể nói ông là một nhà lý luận luôn hô hào phá bỏ sự bó buộc của lễ giáo, theo đuổi biến pháp của chế độ binh cường nước mạnh.
“Biến pháp” chỉ sự biến hoá cho phù hợp với thời thế, tiến hành những cải cách tương ứng. Nhưng đối với mỗi thời kỳ nhất định, pháp lệnh khi đã được chế định, thì phải có tính ổn định tương đối, không thể là "biến số”.
Thợ thủ công nhiều lần thay đổi công việc, sē làm mất đi hiệu quả làm việc. Người lao động nhiều lẩn thay đổi chỗ ở, cũng làm tiêu tán công lao sự nghiệp... Trị lý đất nước mà nhiều lần thay đổi pháp lệnh, thì dân chúng sẽ bị làm khổ. Vì thế, bậc quân vương nắm vững thuật trị nước ủng hộ sự ổn định, không tán thành việc thường xuyên thay đổi pháp lệnh. Bởi vậy mới nói: “Việc trí lý đất nước cũng giống như việc nướng một con cá nhỏ, đừng nên lật liên tục”.
Hàn Phi Tử chủ trương thay đổi hệ thống pháp luật, có thể nói ông là một nhà lý luận luôn hô hào phá bỏ sự bó buộc của lễ giáo, theo đuổi biến pháp của chế độ binh cường nước mạnh. “Biến pháp” ở đây, chỉ sự biến hoá cho phù hợp với thời thế, tiến hành những cải cách tương ứng. Nhưng đối với mỗi thời kỳ nhất định, pháp lệnh một khi đã được chế định, thì buộc phải có tính ổn định tương đối, chứ không thể là "biến số”.
Vì pháp luật là phép tắc chuẩn mực cho toàn thể nhân dân trong cả nước chấp hành theo, nên cần thống nhất ổn định thì toàn dân mới có thể tuân thủ tốt được. Sáng ban ra, tối lại thay đổi, thì chẳng ai muốn nghe theo, công việc cũng không đạt hiệu quả. “Bất trọng biến pháp” cũng là một mưu lược trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử.
Tề Hoàn công muốn thôn tính nước Lỗ Lương lân cận. Một hôm, ông hỏi Quản Trọng về kế sách vẹn toàn. Quản Trọng nói một thôi một hỏi về vấn đề ăn mặc của bậc quân vương dường như chẳng liên quan gì đến chuyện thôn tính Lỗ Lương.
Nhìn thấy vẻ nghi hoặc không hiểu của Tề Hoàn công, Quản Trọng liên giải thích: Sản vật của Lỗ Lương là lụa dày. Chuyện ăn mặc của quân vương xét về nghĩa nào đó cũng là một loại pháp luật có thể thay đổi phương thức hành vi của người khác, bề hạ có thể thay đổi phong tục ăn mặc của người dân trong nước thông qua việc thay đổi tập quán ăn mặc, tiếp đến làm thay đổi nghề nghiệp của người Lỗ Lương, cuối cùng có thể khiến Lỗ Lương không đánh mà bại.
Tề Hoàn công hoàn toàn nghe theo mưu kế của Quản Trọng, bắt đầu mặc quần áo được làm từ lụa dày. Vì thế cả triều văn võ bá quan cũng bắt đầu mặc lụa dày cho hợp với ý Hoàn công. Không lâu sau, trong dân gian người người tranh nhau mua lụa dày, khiến quần áo lụa dày trở thành thứ được ưa chuộng lúc bấy giờ.
Sau đó Quản Trọng liên lạc với một thương gia lớn của Lỗ Lương, nói là muốn dùng vàng ròng nhập khẩu lụa dày với số lượng rất lớn.
Thương nhân Lỗ Lương cười tít mắt. Người dân Lỗ Lương cũng cười tít mắt. Ca nước Lỗ Lương bận rộn mải miết sản xuất lụa dày như vũ bão.Hàng ngày đều có những con ngựa mướt mồ hôi chạy đi chạy lại giữa hai nước Lỗ Lương và Tê, vận chuyển lụa dày sang và đưa vàng ròng về.
Bây giờ Quan Trọng nói với Tề Hoàn công: Lỗ Lương đã vào tay ta rồi.
Tề Hoàn công hỏi: Bước tiếp theo nên làm thế nào?
Theo ý kiến của Quản Trọng, Tề Hoàn công bắt đầu cởi bỏ đổ lụa dày, chuyển sang mặc lụa mỏng. Đồng thời ban lệnh: Phong tỏa biên giới giữa Lỗ Lương và nước Tề, đóng tất cả các trạm kiểm soát, cắt đứt mạch giao thông hai nước, từ chối nhập khẩu lụa dày.
Chẳng bao lâu, văn võ bá quan lại lấy việc mặc lụa mỏng làm vui. Một thời gian sau, cả nước Tề chẳng còn ai mặc lụa dày nữa.
“Cơn sốt lụa dày” ở nước Tề, giống như một trận mưa rào, vội vã đến rồi vội vã đi, rất nhanh sau đó bầu trời trở lại trong xanh. Nhưng, “cơn sốt lụa dày” ở Lỗ Lương lại là một cơn “bạo bệnh” không có thuốc chữa: Trên dưới cả nước đều vì kéo nhau đi sản xuất lụa dày, mà nông vụ trễ nải, ruộng vườn bỏ hoang... Cả nước rơi vào tình trạng đói kém.
Ở nước Tề ngũ cốc chỉ đáng giá mười tiền, nhưng chuyển đến Lỗ Lương thì lập tức tăng lên hơn nghìn tiền! Nước Tề lại phong toả giao thông hai nước,dù có được nghìn tiền cũng rất khó có cơ hội mua được ngũ cốc. Sự chuyển biến kinh tế cuối cùng cũng khiến nước Lỗ Lương rơi vào cuộc khủng hoảng và hỗn loạn nghiêm trọng.
Hai năm sau, Lỗ Lương cắt 60% lãnh thổ cho nước Tề, ba năm sau vua Lỗ Lương dẫn theo quần thần tự động đầu hàng nước Tề.
Tượng na han số biến tắc thất kỳ công, tác giả số dao đồ tắc vong kỳ công... Phanh tiểu tiên nhi số nạo chi tặc tặc kỳ trạch; trị đại quốc nhi số biến pháp tắc dân khổ chi. Thi dĩ hữu đạo chi quân quý tĩnh, bất trọng biến pháp. Cố viết: “Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên”.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm