Pháp trị: Trị quan không trị dân

"Trị quan không trị dân" (Trị lại bất trị dân)

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Trị quan không trị dân

Người rừng cây, nếu cứ một mực muốn chạm vào từng chiếc lá thì thật sự rất mệt, anh ta chẳng thể nào với tới toàn bộ số lá cây. Nhưng nếu anh ta gō vào thân cây thì lá cây đều lay động. Người giỏi quǎng lưới đánh cá luôn nắm chắc dây lưới, nếu anh ta cứ một mực bắt từng con cá ra khỏi mắt lưới mày mò từng mắt lưới, thì chẳng những vất vả mà còn rất khó bắt được cá; nắm chắc dây lưới thì tự nhiên cá sẽ nằm gọn trong lưới.

Quan lại chính là "gốc” (thân cây), “giường cột” (dây lưới) của dân chúng. Cho nên, vị vua anh minh chỉ quản lý quan lại, chứ không đi quản lý dân chúng. Tài nǎng của một chính trị gia nằm ở chỗ giỏi tận dụng sức mạnh của người khác, người chỉ biết trông cậy vào sức của một mình mình, vīnh viễn không thể trở thành chính trị gia.

Liên hệ

Trị lại bất trị dân

Vua là người tuân thủ nguyên tắc pháp trị, đồng thời cũng dùng nguyên tắc pháp trị đốc thúc bề tôi hoàn thành chức trách, lập công dựng nghiệp. Ta chỉ nghe nói đến trường hợp quan lại làm việc không đúng đắn, nhưng dân chúng vẫn nghiêm túc tuân thủ pháp luật; chứ chưa tùng nghe nói đến chuyện dân chúng coi thường kỷ cương, làm điều xằng bậy, nhưng quan lại vẫn làm việc tuân thủ theo pháp luật.

Vị vua anh minh cố gắng quản lý tốt quan lại của mình, chứ không trực tiếp đi quản lý dân chúng. Người rừng cây, nếu cứ một mực muốn chạm vào từng chiếc lá thì thật sự rất mệt, anh ta chẳng thể nào với tới toàn bộ số lá cây. Nhưng nếu anh ta gō vào thân cây thì lá cây đều lay động.

Người giỏi quǎng lưới đánh cá luôn nắm chắc dây lưới, nếu anh ta cứ một mực bắt từng con cá ra khỏi mắt lưới mày mò từng mắt lưới, thì chẳng những vất vả mà còn rất khó bắt được cá, Nhưng nếu anh ta nắm chắc dây lưới thì tự nhiên cá sẽ nằm gọn trong lưới.

Quan lại chính là "gốc”(thân cây), “giường cột” (dây lưới) của dân chúng, cho nên vị vua anh minh chỉ quản lý quan lại, chứ không đi quản lý dân chúng. Tài nǎng của một chính trị gia nằm ở chỗ giỏi tận dụng sức mạnh của người khác, người chỉ biết trông cậy vào sức của một mình mình, vīnh viễn không thể trở thành chính trị gia. Tới ngày nay, điều này đã là một kiến thúc hết sức thông thường.

Điều đáng quý là từ mấy nghìn nǎm trước Hàn Phi Tử đã thấu hiểu sâu sắc đạo lý này! Đáng quý hơn là để có thể tận dụng sức mạnh và trí tuệ của người khác, Hàn Phi Tử đã đưa ra một sách luợc được các thế hệ sau áp dụng rộng rãi, và vẫn còn giá trị thực tiễn cho tới ngày nay, đó là"trị quan, không trị dân”. Hàn Phi Tử không tán đồng, thậm chí còn buông lời trào phúng sâu cay về việc, những nhà vua “nhân nghĩa” muốn thâm nhập vào dân gian, tìm hiểu cuộc sống của nhân dân.

Hàn Phi Tử cho rằng, quan lại là “gốc” của dân, là “giường cột” của dân, vị vua anh minh không phải là người làm bao nhiêu việc cụ thể, cūng không phải là người có bao nhiêu trí tuệ và sức mạnh, mà đó là người có thể khống chế quan lại dựa vào tinh thần pháp trị và nguyên tắc pháp luật hay không? Có thể trị lý thiên hạ thông qua "trung gian” là quan lại hay không? Vị vua anh minh biết sử dụng sách lược “trị quan, không trị dân” để nắm những mắt xích quan trọng, phân chia cai trị theo cấp bậc, đạt đuợc hiệu quả gấp đôi, hoàn thành mục đích “dùng ít sức nhưng vẫn hoàn thành nghiệp bá".

Triết lý quản trị của Lưu Bang

Lưu Bang (Hán Cao Tổ) đánh thắng Hạng Vũ, đoạt được thiên hạ, lập ra nhà Hán năm 202 TCN. Có một lần Lưu Bang hỏi quần thần về nguyên nhân ông giành được thiên hạ: Trẫm xuất thân từ nông dân áo vải, ban đầu lực lượng còn mỏng manh. Trong khi đó, bản thân Hạng Vũ là người dũng mãnh, lại có binh hùng tuớng hậu, về phương diện này rõ ràng hắn chiếm ưu thế hơn. Nhưng kết quả, trẫm lại đánh bại được Hạng Vũ và giành được thiên hạ. Nguyên nhân là do đâu? Các khanh cứ thẳng thắn trả lời cho trẫm nghe.

Cao Khởi và Vương Lǎng trả lời: Bệ hạ tính tình cao thượng, còn Hạng Vũ thì ngược lại. Khi giành được thắng lợi, bệ hạ có thể vô tư phân chia chiến lợi phẩm cho mọi người, còn Hạng Vũ lại ôm khư khư làm của riêng. Bệ hạ dùng người không hề nghi ngờ, còn Hạng Vũ lại hay nghi ngờ đố kỵ. Vì thế, bệ hạ mới giành được thiên hạ, còn Hạng Vũ thì mất đi giang sơn.

Lưu Bang vừa nghe vừa lắc đầu. Sau cùng ông mới nói:

Các khanh chỉ biết một mà không biết hai. Nếu luận về quyết sách trù hoạch, tài thao lược chỉ huy, thì ta không bằng Trương Lương. Còn nếu luận về tài trị yên đất nước, ổn định dân chúng, cung cấp lương thực không ngừng cho quân đội, ta lại không bằng Tiêu Hà. Nếu luận về tài thống lĩnh ba quân bách chiến bách thắng, ta không bằng Hàn Tín. Ba người này đểu là nhân tài kiệt xuất hiện nay, ta có thể phát huy hết được tài năng của họ, nên mới có thể giành được thiên hạ.

Còn Hạng Vũ thì hoàn toàn trái ngược, hắn thích phô diễn sự dũng mãnh của kẻ thất phu, mà không biết tận dụng mưu thần, đại tướng của mình. Hắn có mỗi một Phạm Tăng, mà cũng không biết trọng dụng. Thiên hạ rộng lớn như thế, Hạng Vũ anh dũng như thế, nhưng chỉ dựa vào sức lực của một mình hắn, thì bảo sao không mất nước?

Những lời này của Lưu Bang quả là sâu sắc. Bậc quân vương không được khoe khoang năng lực cá nhân, vì chỉ có nắm chắc một vài tướng soái mưu thần thật sự có tài cán và dựa vào họ, thì quân vương mới có thể hoàn thành sự nghiệp lớn.

Hàn Phi Tử - Ngoại trữ thuyết hữu hạ

Nhân chủ giả, thủ pháp trách thành di lập Trị lại bất trị dân, công giả dã. Văn hữu lại tuy loạn nhi hữu độc thiện chi dân... Dao thuật giả, nhất nhất nhiếp kỳ diệp, tắc lao nhi bất biến; tả hữu phụ kỳ bàn, nhi diệp biến dao hỹ. Thiện trượng võng giả dẫn kỳ cương, nhược nhất nhất nhiếp vạn mục nhi hậu đắc, tắc thị lao nhi nan, dẫn kỳ cương, nhi ngư dĩ nhượng hỹ. Cố lại giả, dân chi "bản", "cương" giả dā, cố thánh nhân trị lại bất trị dân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Trị quan không trị dân

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.52953 sec| 1092.102 kb