Trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient)

"Vấn đề chính trị của con người là kết hợp được ba thứ: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, và tự do cá nhân".

- John Maynard Keynes

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient)

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient, viết tắt: EQ) là khái niệm tuy chỉ mới xuất hiện gần đây, nhưng đã trở thành một đề tài được đông đảo mọi người quan tâm và trở nên quen thuộc.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng nhận biết các cảm giác, cảm xúc của bản thân và của người khác, trên cơ sở đó mà có khả năng làm chủ bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình, đồng thời làm chủ các mối quan hệ bền vững.

Trí tuệ cảm xúc (EQ)bao gồm: khả năng tiếp nhận đúng, đánh giá và thể hiện cảm xúc, trong đó, khả năng đánh giá và phân loại những cảm xúc giúp định hướng suy nghĩ, khả năng hiểu và điều khiển, định hướng cảm xúc, nhằm gia tăng sự phát triển cảm xúc và trí tuệ.

Liên hệ

I- TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Cùng với IQ, trí tuệ cảm xúc (EQ) đang trở thành một yêu cầu quan trọng để thăng tiến trong công việc và cuộc sống. EQ là chìa khoá giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt, công việc diễn ra suôn sẻ hơn, nhờ đó dễ dàng đạt được các mục tiêu nghề nghiệp và các nhân. Với EQ cao, bạn sẽ có khả năng kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ và lý trí, chuyển hoá ý định thành hành động, đưa ra quyết định sáng suốt và khách quan hơn.

Hiện nay, thuật ngữ Trí tuệ cảm xúc - Emotional Quotient (EQ) đã trở nên khá quen thuộc. Năm 1990, Peter Salovey và John Mayer đã đưa ra thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” (Emotional intelligence). Theo đó, trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc; hòa cảm xúc vào suy nghĩ; hiểu, suy luận với cảm xúc; điều khiển, kiểm soát cảm xúc của mình và của người khác”. Như vậy, trí tuệ cảm xúc gắn liền với cách thức cá nhân nhận thức về cảm xúc, giúp con người nhận biết, vận dụng vào thực tế cuộc sống; hiểu và kiểm soát được cảm xúc của bản thân và của người khác, từ đó giúp chủ thể giải quyết tốt các tình huống giao tiếp úng xử đang diễn ra trong lao động và cuộc sống thường ngày.

Ở một góc nhìn khác thì Howard Gardner, cha đẻ của thuyết "Đa trí tuệ” cho rằng, trí tuệ cảm xúc là khả năng đọc cảm xúc và hiểu cảm xúc của bản thân cũng như của người khác. Howard Gardner nhận định: “IQ không phản ánh được sự đa dạng của trí thông minh và cũng không cho thấy sự tương quan giữa trí thông minh với vô số cách ứng xử của trí tuệ có thể quan sát được trong cuộc sống". Trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng tiếp nhận đúng, đánh giá và thể hiện cảm xúc, trong đó, khả năng đánh giá và phân loại những cảm xúc giúp định hướng suy nghĩ, khả năng hiểu và điều khiển, định hướng cảm xúc, nhằm gia tăng sự phát triển cảm xúc và trí tuệ. Ngoài Howard Gardner thì Peter Salovey và John Mayer sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu đã đi đến kết luận, trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn quá trình tâm thần là:

- Tri giác: Nhận thức và chỉ ra các cám xúc;

- Hiểu: Nhận biết cảm xúc của mình và người khác:

- Đồng hóa: Lồng ghép cảm xúc vào các khuôn mẫu tư duy;

- Quản lý: Kiểm soát cảm xúc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

II- CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Theo Giáo sư Daniel Goleman, một nhà tâm lý học Mỹ, có năm đặc điểm chính cấu thành nên trí tuệ cảm xúc:

- Tự nhận thức: Hiểu rõ chính mình, cảm nhận một cách trung thực về điểm mạnh và hạn chế của bản thân, một cái nhìn rõ ràng về những điểm mà bẩn thân cần cải thiện và khả năng rút kinh nghiệm cho bản thân. Cần lưu ý rằng, người duy nhất có thể làm tổn thương bản thân một người chính là cá nhân người đó, vì trên thực tế, nếu có ai có thể làm tổn thương cá nhân một người thì đó là vì cá nhân đã cho phép người đó làm với họ;

- Tự điều chỉnh - Kiểm soát bản thân: Họ luôn biết cách kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Họ không bao giờ tấn công, đả kích người khác bằng lời nói trong lúc nóng giận. Họ sẽ không đưa ra quyết định một cách vội vàng và cảm tính.;

- Động lực - Giàu nhiệt huyết: Động lực bắt nguồn từ việc bạn hiểu được những gì bạn muốn làm và tại sao bạn muốn làm điều đó;

- Đồng cảm - Biết cảm thông: Họ luôn tự đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và hành động;

- Kỹ năng xã hội - Kỹ năng giao tiếp: giải quyết xung đột thông qua cách ngoại giao phù hợp với tính chất nhạy cảm của từng tình huống.

Những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở nơi làm việc của Goleman cho thấy kết quả là sự hoàn thiện về năng lực cảm xúc dẫn đèn kết quả cao trong hoạt động lao động ở nơi làm việc. Trí tuệ cảm xúc là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và của người khác, khả năng phân biệt chúng và khả năng sử dụng các thông tin nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình.

Trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính chất tự nhiên với các kỹ năng quản lý cảm xúc có được do tự học hỏi, nhằm giúp con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống. Trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các chức năng phi nhận thức và những kỹ năng chi phối nâng lực của cá nhân, nhằm “đương đầu” có hiệu quả với những đòi hỏi và sức ép của môi trường.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết các cảm giác, cảm xúc của bản thân và của người khác, trên cơ sở đó mà có khả năng làm chủ bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình, đồng thời làm chủ các mối quan hệ bền vững.

Qua một số quan niệm về trí tuệ cảm xúc của các nhà tâm lý học, có thể thấy trí tuệ cảm xúc về bản chất là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí, đồng thơi biết hài hòa trong các quan hệ giao tiếp với người khác. Các cấu trúc của trí tuệ cảm xúc thường bao gồm:

- Thấu hiểu cảm xúc của bản thân;

- Thấu hiểu cảm xúc của người khác;

- Điều khiển cảm xúc của bản thân;

- Điều khiển cảm xúc của người khác.

Một tính chất quan trọng khác của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà bản thân muốn đạt được. Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí. Trí tuệ cảm xúc giúp mỗi người làm chủ cảm xúc của mình, tức trong hoàn cảnh nào thì bộc lộ cảm xúc và bộc lộ ở nhưng mức độ như thế nào; hoặc khi nào thì phải biết kìm giữ cảm xúc để không bộc lộ ra ngoài, tránh gây tổn thất cho bản thân cũng như làm tổn thương người khác.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient)

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38963 sec| 1104.484 kb