Trong phiên họp giải quyết tranh chấp - những điều cần biết

22/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Phiên họp giải quyết tranh chấp là giai đoạn tốn chi phí nhất trong bất kỳ vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài nào, do đó hội đồng trọng tài và các luật sư cần phải cố gắng rất nhiều để phiên họp được diễn ra hiệu quả về mặt thời gian. Vậy luật sư cần lưu ý gì đối với việc thẩm tra người làm chứng, kiểm tra chéo và trình bày những tài liệu trong phiên họp giải quyết tranh chấp? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc.

 

 

yêu cầu của bài thuyết trình Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Thẩm tra người làm chứng trong phiên họp giải quyết tranh chấp

 

 

Tầm quan trọng của lời khai của người làm chứng và độ dài thời gian cho việc xét xử có thể rất khác nhau dựa trên kinh nghiệm của các trọng tài viên và luật sư. Việc thẩm tra người làm chứng và chuyên gia có thể, tùy theo số lượng, kéo dài vài ngày trong các vụ kiện lớn hoặc hàng tuần lễ. Luật trọng tài và quy tắc trọng tài không quy định về việc tiến hành thẩm tra mà tùy theo thỏa thuận của các bên và quyết định của Hội đồng trọng tài. Tuy nhiên, Quy tắc chứng cứ của IBA có quy định về việc trình bày chứng cứ tại phiên xử và những quy định này phản ánh thực tiễn hiện nay trong trọng tài quốc tế. Những quy định này rất đáng chú ý cho việc trao vai trò kiểm soát cho Hội đồng trọng tài.

 

 

Lập luận của các bên về thủ tục thẩm tra

 

 

Các bên sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận về bản chất, trình tự và thời gian thẩm tra người làm chứng. Nếu các bên không thỏa thuận được thì đây là một chủ đề chính để thảo luận trong phiên họp chuẩn bị xét xử với Hội đồng trọng tài và Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra những chỉ thị cần thiết. Hội đồng trọng tài sẽ cần phải hài hòa quan tâm của họ là mỗi bên sẽ hưởng lợi từ việc đối xử công bằng và có cơ hội ngang nhau để trình bày vụ kiện của mình (theo yêu cầu của luật và quy tắc trọng tài áp dụng) với mong muốn tiến hành trọng tài theo một thể thực hiệu quả nhất có thể được.

 

 

Thời gian phân bổ cho việc thẩm tra người làm chứng

 

 

Một điểm thường xuyên gây tranh luận là mỗi bên nên có bao nhiêu thời gian để thẩm tra người làm chứng. Cách tiếp cận đơn giản nhất có thể là cho mỗi bên một khoản thời gian như nhau, ví dụ tổng số là 12 giờ chơ mỗi bên đưa ra tất cả các câu hỏi cho người làm chứng và họ được tự do sử dụng khoảng thời gian đó theo cách mà họ thấy phù hợp nhất. Tuy nhiên, hệ thống này không phù hợp nếu một bên đưa ra nhiều người làm chứng hơn bên kia. Nếu nguyên đơn đưa ra 05 người làm chứng và bị đơn thì chỉ có một thì bị đơn sẽ muốn có nhiều hơn 12 giờ để thẩm vấn 05 người làm chứng của nguyên đơn, trong khi 12 giờ thẩm vấn chỉ một người làm chứng của bị đơn sẽ có thể là quá nhiều. Giải pháp là sự linh hoạt của từng bên và Hội đồng trọng tài tùy theo số lượng người làm chứng mà mỗi bên đưa ra và sự thích hợp trong lời khai của họ.

 

 

Thu xếp đồng hồ tính giờ (Chess - clock) trong phiên họp giải quyết tranh chấp

 

 

Các Hội đồng trọng tài có thái độ rất khác nhau trong việc bảo đảm các bên tuân thủ đúng thời được phân bổ trong phiên xử. Một số Hội đồng thì tương đối linh hoạt và thoải mái trong khi nhiều Hội đồng khác thì nghiêng về một hệ thống tính giờ với sự thực hiện nghiêm ngặt của mỗi bên khi sử dụng đồng hồ đo thời gian. Các bên và luật sư của họ sẽ được tư vấn kỹ lưỡng để tương thích với cách tiếp cận mà Hội đồng trọng tài của họ có thể thực hiện vì một số trọng tài viên có tên tuổi nổi tiếng trong việc khắt khe và cắt ngang luật sư giữa buổi thẩm vấn và đệ trình của họ.

 

 

Sự kiên nhẫn của trọng tài viên đối với việc kiểm tra chéo (cross examination)

 

 

Trong khi các luật sư thuộc thẩm quyền tài phán theo hệ thống luật án lệ rất quan tâm đến việc kiểm tra chứng cứ của người làm chứng thông qua kiểm tra chéo (cross examination) thì luật sư thuộc các nước theo hệ thống luật thành văn (civil law) nhìn chung ít tương thích hơn với kiểm tra chéo. Cũng tương tự như vậy thì các trọng tài viên theo hệ thống luật án lệ nhìn chung thường kiên nhẫn với độ dài của những buổi kiểm tra chéo hơn là các đồng nghiệp của họ thuộc hệ thống luật thành văn.

 

 

Hồ sơ tại phiên xử (hearing bundles)

 

 

Mặc dù mục đích chính của phiên họp giải quyết tranh chấp là để trực tiếp xem và nghe người làm chứng, ghi chép bằng văn bản cũng nhận được những sự rà soát (scrutiny) đáng kể tại phiên xử, cả trong khi trình bày của luật sư và trong quá trình thẩm tra người làm chứng. Vì lý do này, các bên sẽ chuẩn bị một tập hợp những nguồn văn bản khác nhau có trong hồ sơ đôi khi được gọi là hồ sơ phiên xử. Ví dụ, các bên có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ cùng nhau (thực ra là một loạt những tài liệu đóng quyển lại với nhau) mà họ sẽ viện dẫn đến trong phiên xử. Nếu điều này là không thể thì mỗi bên có thể chuẩn bị hồ sơ của riêng mình mà họ sẽ trích dẫn đến. Trong những vụ kiện xét xử phần lớn tại hồ sơ có thể có mỗi hồ sơ cho từng người làm chứng. Nếu được tập hợp lại, trích lục và đánh số mục lục một cách thích hợp thì những hồ sơ này sẽ làm cho công việc của Hội đồng trọng tài dễ dàng hơn tại phiên xử và trong quá trình tranh luận và cũng thuận tiện cho các bên và người làm chứng.

 

 

Đưa ra tài liệu mới tại phiên xử trong phiên họp giải quyết tranh chấp

 

 

Một câu hỏi được đặt ra là các bên có nên được phép giới thiệu những tài liệu mới trong các phiên xử hay không . Ví dụ , các bên nỗ lực làm cho người làm chứng ngạc nhiên bằng cách đặt trước mặt họ những tài liệu mà không phải là một phần trong hồ sơ phiên xử và kết quả là người làm chứng có thể không thảo luận trước với đại diện của bên mời họ làm chứng . Hội đồng trọng tài có thể đưa ra trước những chỉ thị về vấn đề này hoặc có thể quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể có chấp nhận những tài liệu mà một bên phản đối hay không . Nói chung , những tài liệu thực tế đặc biệt là nếu không được công chúng biết đến hoặc không phải người làm chứng là tác giả sẽ ít có khả năng được chấp nhận nếu một bên phản đối trừ khi có một lý do chính đáng để giới thiệu tài liệu ở giai đoạn đó.

 

 

Giới thiệu những chứng cứ pháp lý mới tại phiên xử

 

 

Về những chứng cứ pháp lý (legal authorities) mà một bên muốn dựa vào như văn bản pháp luật, quyết định tư pháp, phán quyết trọng tài, những bình luận v.v. có một quan điểm cho rằng chúng có thể được giới thiệu bất kể thời điểm nào, thậm chí tại phiên xử hoặc sau đó nếu như Hội đồng trọng tài và các bên dường như phải có nhận thức về mặt pháp lý. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng được bảo đảm và có những trường hợp mà Hội đồng trọng tài bác bỏ một cách đúng đắn những chứng cứ pháp lý được đưa ra quá muộn. Chắc chắn là ít nhất thì cũng có một số bến tranh chấp và trọng tài viên đến từ các nước khác với nước có luật điều chỉnh thì có ít lý do để biện minh cho hiểu biết về luật điều chỉnh đối với các bên và trọng tài viên đó và do đó ít lý do để cho phép xuất trình muốn những chứng cứ pháp lý đó. Mặt khác, những vấn đề về pháp lý có thể phát sinh chậm trễ trong vụ kiện khi chứng cứ được xem xét và do đó có thể cần được đánh giá tại giai đoạn đó với sự ủng hộ của những chứng cứ mới được đưa ra.

 

 

Cơ hội để trình bày những tài liệu và căn cứ để bác bỏ

 

 

Trong trường hợp khi một Hội đồng trọng tài cho phép một bên đưa ra những tài liệu thực tế mới hoặc một chứng cứ pháp lý tại phiên xử, thực triển tốt sẽ là cho phép bên kia một khoảng thời gian hợp lý để xem xét tài liệu và có ý kiến về tài liệu đó để bảo đảm sự đối xử công bằng giữa các bên.

 

 

 

 

 

 

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

0 bình luận, đánh giá về Trong phiên họp giải quyết tranh chấp - những điều cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18311 sec| 974.586 kb