Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

23/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Doanh nghiệp được hợp nhất, sáp nhập thành một doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung quản lý ro pháp lý vào một đầu mối. Ngược lại, nó cũng dẫn đến sự phức tạp hơn về rủi ro pháp lý do tăng vốn, tăng quy mô hoạt động tăng số lượng thành viên của một pháp nhân.

 

Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

I- Pháp lý về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Việc nhiều doanh nghiệp được hợp nhất, sáp nhập thành một doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung quản lý ro pháp lý vào một đầu mối. Ngược lại, nó cũng dẫn đến sự phức tạp hơn về rủi ro pháp lý do tăng vốn, tăng quy mô hoạt động tăng số lượng thành viên của một pháp nhân. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập là quyền của các doanh nghiệp, trừ một số trường hợp bắt buộc như buộc phải hợp nhất, sáp nhập tổ chức tín dụng theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

II- Thủ tục pháp lý triển khai việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

1- Nghị quyết về việc chia, tách, hợp nhất và sáp nhập công ty

Tùy từng trường hợp, nghị quyết về việc chia, tách, hợp nhất và sáp nhập công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, công ty bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; tên công ty hoặc các công ty sẽ được thành lập nguyên tắc, cách thức và thủ tục phân chia tài sản, chuyển đổi giá trị tài sản công ty, phương án sử dụng lao động cách thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; thời hạn và thủ tục chuyển phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty cũ sang công ty mới; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập: thời hạn thực hiện việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty.

Nghị quyết về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết. 

2- Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập

Đối với các công ty bị hợp nhất hoặc nhận sáp nhập, ngoài nghị quyết về việc hợp nhất, sáp nhập, còn phải chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và thông qua chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất hoặc nhận sáp nhập. Hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty hợp nhất hoặc sáp nhập; thủ tục và điều kiện hợp nhất hoặc sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất hoặc nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện hợp nhất, sáp nhập...

Tương tự như nghị quyết về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty, hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

3- Điều lệ và người quản lý

Chủ sở hữu của công ty được hình thành từ việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty.

4- Đăng ký doanh nghiệp 

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu thành lập mới) hoặc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu thay đổi), trong đó có việc thay đổi tên công ty, vốn điều lệ và các nội dung cần thiết khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết về việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập công ty; hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập, nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập của công ty bị hợp nhất hoặc nhận sáp nhập.

Đối với các thông tin không phải ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì thực hiện việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 32 của Luật Doanh nghiệp.

5- Tập trung kinh tế

Việc hợp nhất, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp được gọi là tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 16 của Luật Cạnh tranh năm 2004. Vì vậy, Luật sư cần tư vấn cho khách hàng thực hiện các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế. Cụ thể, trường hợp sau khi tập trung kinh tế mà công ty hợp nhất hoặc nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) trước khi tiến hành hợp nhất hoặc sáp nhập. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo (khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh năm 2004).

Điều 18 Luật Cạnh tranh năm 2004 cấm các trường hợp hợp nhất hoặc sáp nhập mà theo đó công ty bị hợp nhất hoặc nhập sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ 3 trường hợp được miễn trừ sau đây:

i) Thứ nhất: Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản

ii) Thứ hai: Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ 

iii) Thứ ba: Sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa. 

Đối với trường hợp thứ nhất và thứ hai nói trên, đại diện hợp pháp của các bên tham gia tập trung kinh tế phải làm thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ để Bộ trưởng Bộ Công Thương (trường hợp thứ nhất) hoặc Thủ tướng Chính phủ (trường hợp thứ hai) xem xét, quyết định việc miễn trừ (Điều 25 Luật Cạnh tranh năm 2004)

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

III- Hậu quả pháp lý của việc thay đổi loại hình doanh nghiệp

1- Quyền và nghĩa vụ của công ty bị chia tách

Toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty bị chia, tách được chuyển cho các chợ ty mới. Như vậy, nếu không có thông thuận với các chủ y khách hàng và người lao động để một trong số các công ty mới thực hiện các nghĩa vụ và các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của chung ty bị chia, tách, thì các công ty mời số phải còng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ này.

2- Quyền, nghĩa vụ của công ty hợp nhất, sáp nhập 

Khác với trường hợp chia, tách, sau khi hợp nhất hoặc sáp nhập chỉ duy nhất công ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất hoặc các công ty nhận sáp nhập (Điều 194 195 Luật Cạnh tranh năm 2004).

3- Xử lý trường hợp vi phạm Luật Cạnh tranh

Trường hợp hợp nhất, sáp nhập vi phạm Luật Cạnh tranh, thì doanh nghiệp vi phạm có thể bị xử lý bắt buộc phải Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bản lại phần doanh nghiệp đã mua cái chính công khai, loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; thực hiện các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

Cá nhân, pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh giày thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

4- Xử lý khi có sự mâu thuẫn giữa các Luật 

Có nhiều văn bản luật cùng quy định về việc chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định này, thì áp dụng luật chuyên ngành hoặc áp dụng theo luật được ban hành sau.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

IV- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

 

0 bình luận, đánh giá về Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.87615 sec| 974.406 kb