Pháp trị: Vua tôi thi hành trung tín, ra trận sử dụng thủ đoạn gian trá

"Nhà vua cần thi hành trung tín trong mối quan hệ vua tôi, nhưng khi ra trận cũng phải biết sử dụng thủ đoạn gian trá" (Trung tín hành vu quân vu, trá ngụy thi vu chiến thuật).

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Vua tôi thi hành trung tín, ra trận sử dụng thủ đoạn gian trá

Bày mưu cho Tấn Văn Công đánh nước Sở, Cửu Phạm nói: “Quân tử đa lễ không hài lòng về sự trung thành, thật thà, nhưng lúc tác chiến ở chiến trường, lại không chê những thủ đoạn lọc lừa gian trá. Đối với nước Sở, bệ hạ cứ sử dụng thủ đoạn gian trá là được”. Ung Lý nói: “Đốt rừng sǎn bắn, tuy bắt đuợc nhiều thú, nhưng chắc chắn sau này không thể sǎn được con thú nào ở đó nữa. Dùng thủ đoạn gian trá đối đāi với dân chúng, tuy đạt được lợi ích truớc mắt, nhưng chắc chắn sau này không thể dùng cách đó để giành lợi nữa”.

Tấn Văn Công thi hành mưu kế của Cửu Phạm, nhưng thưởng Ung Lý nhiều hơn Cửu Phạm. Ông lập luận: "Lời của Cửu Phạm chỉ là mưu kế tạm thời, còn lời của Ung Lý mới liên quan đến lợi ích ngàn đời sau”. 

Liên hệ

Trung tín hành vu quân vu, trá ngụy thi vu chiến thuật

Tấn Vǎn công định đánh nước Sở, nên gọi Cửu Phạm đến hỏi: "Ta muốn đánh nuớc Sở, nhưng quân họ đông, còn quân ta ít, vậy thì làm thế nào?”  

Cúu Phạm trả lời: “Thần nghe nói: Quân tử đa lễ không hài lòng vể sự trung thành, thật thà, nhưng lúc tác chiến ở chiến trường, lại không chê những thủ đoạn lọc lừa gian trá. Đối với người nước Sở, bệ hạ cứ sử dụng thủ đoạn gian trá là được”.

Tấn Văn công cho Cửu Phạm lui, xong lại cho gọi Ung Lý vào hỏi chuyện này: “Ta muốn đánh nuớc Sở, nhưng quân họ đông, còn quân ta ít, vậy thì làm thế nào?”

Ung Lý trả lời rằng: “Đốt rừng sǎn bắn, tuy bắt đuợc nhiều thú, nhưng chắc chắn sau này không thể sǎn được con thú nào ở đó nữa. Dùng thủ đoạn gian trá đối đāi với dân chúng, tuy đạt được lợi ích truớc mắt, nhung chắc chắn sau này không thể dùng cách đó để giành lợi nữa”.

Văn công nói: “Tốt". 

Sau khi cho Ung Lý lui xuống, Văn công sử dụng mưu kế của Cửu Phạm để đánh nước Sở, sau đó giành được thắng lợi. 

Khi ban thưởng tước lộc, Văn công ban thưởng cho Ung Lý trước tiên, sau đó mới đến Cửu Phạm. 

Các đại thần đều nói: “Chiến sự ở Thành Bộc đều nhờ vào mưu kế của Cửu Phạm. Bệ hạ chọn dùng mưu kế của ông ấy, đến khi luận công khen thưởng lại để ông ấy đứng sau, như thế có hợp lý không? 

Vǎn công đáp: "Ðây không phải là chuyện các ngươi có thể hiểu hết được. Lời của Cửu Phạm chỉ là mưu kế tạm thời, còn lời của Ung Lý mới liên quan đến lợi ích ngàn đời sau”. 

Chuyện đến tai Khổng Tử, ngài nói: “Vǎn công xưng bá thiên hạ cũng là thường tình. Ông ấy vừa biết đuợc mưu kế có lợi ích tạm thời, lại vừa biết được những điều liên quan đến lợi ích ngàn đời về sau”.

Quả thật, câu trả lời của Ung Lý chẳng hề liên quan đến câu hỏi của Văn công. Hơn nữa, Tấn Văn công cũng không hiểu đuợc lời của Cửu Phạm. Cửu Phạm nói là không chê việc sử dụng thủ đoạn dối trá, không phải là nói Văn công lừa dối dân chúng của mình, mà muốn Văn công lừa dối kẻ địch. Khổng Tử lại nói cái gì mà “Văn công xung bá thiên hạ, chăng phải là hiển nhiên hay sao?”.

Trên thực tế, Văn công chưa hiểu được đâu mới là sự khen thưởng đích thực.

Thời thượng cổ, chữ "nan” thường dọc khứ thanh, nó có nghīa là tranh cãi. Thiên Nan của Hàn Phi Tử là sự biện bác và trách móc tiển nhân, từ đó trình bày tư tưởng quân sự và chủ trương chính trị của bản thân tác giả. Vì số lượng khá lớn, nên Hàn Phi Tử chia Nạn làm bốn thiên, mỗi thiên lại chia ra các chương nhỏ, mỗi một chương đều là một bài luận phản bác hoàn chỉnh. Và mỗi bài luận ấy lại thể hiện tư tưởng muu Chữ “nan” đọc khứ thanh là “nạn”. 

Đoạn văn trích dẫn ở trên là chương đầu tiên của Nạn nhất. Trong chương này, Hàn Phi Tử lấy từ ngữ quân sự "binh bất yếm trá” làm trung tâm, phân tích chứng minh mối quan hệ giữa quân sự với chính tri, "quyên nhất thời” với "lợi muôn đời", "lừa kẻ địch” với "không lừa dân của họ”. “Trung tín hành vu quân tứ, trá ngụy thi tử chiến trận” là mưu lược Hàn Phi Tử đưa ra nhằm giải quyết mối quan hệ này, ý nói người làm vua đều phải học và biết cách sử dụng cả hai thủ doạn “trung tín” và “trá nguy”, nhưng cân chú ý khu biệt những đối tượng không giống nhau. Nếu là quân tử và dân chúng trong cả nuớc thì phải dùng "trung tín”, còn nếu là gian thần và kẻ địch thì hāy dùng “trá ngụy”. Ðặc biệt là với kẻ địch, có lừa dối thêm nữa thì cūng không tính là nhiều. Ở dây, Hàn Phi Tử có những lời phán bác vô cùng thuyết phục về cách làm của Tấn Văn công cùng vói lời nhận xét của Khổng Tử. 

Có người nói rằng, việc Lý Thế Dân giành được chiến công huy hoàng trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, tạo nên cục diện chính trị tươi sáng "Trinh Quán chi trị”, một nửa là nhờ vào các thân tướng lâu năm khi Thái Nguyên dấy binh, còn một nửa là dựa vào đội ngũ hàng tướng. Bất kể là đối với loại tướng lĩnh nào, Lý Thế Dân đều thu nạp họ bằng ơn nghĩa, đối đãi với họ bằng thành tín.

Uất Trì Cung, tự Kính Đức là một trong những chiến tướng nổi tiếng nhất thời Tuỳ Đường. Ông vốn là thuộc hạ của Tống Kim Cương. Tháng 4 nǎm 620 sau Công Nguyên, Tống Kim Cương bại trận phải bỏ chạy, để lại Uất Trì Cung giữ cố thành. Lý Thế Dân bèn cứ người đi chiêu dụ, các tướng Uất Trì Cung cùng Tẩm Tương đem quân lính đầu hàng nhà Đường. 

Bọn Khuất Đột Thông lo rằng Uất Trì Cung tuy đẩu hàng nhung vẫn có rắp tâm làm phản, nên khuyên Lý Thế Dân mau chóng trừ khử bọn họ đi. 

Lý Thế Dân nói: Ta đang vui mừng vì có được mãnh tướng, các ngươi đừng có nhiều lời.

Năm 620 sau Công nguyên, Lý Thế Dân đem quân tấn công Vương Thế Sung, Uất Trì Cung cũng đi theo. Mỗi tối Lý Thế Dân đểu kiểm tra quân sĩ, bỗng một hôm không thấy quân Tẩm Tương đã đầu hàng cùng với Uất Trì Cung đâu cả, các quân lính là thuộc hạ của Tống Kim Cương cũng đã bỏ trốn mất hơn nửa. Vì thế,nguời trong doanh trại nhà Đường đều xì xầm to nhỏ về Uất Trì Cung.

Bọn Khuất Đột Thông, Ân Khai Sơn lại còn trói Uất Trì Cung lại, sau đó chạy đến nói với Lý Thế Dân rằng: Uất Trì Cung kiêu dũng vô song không ai địch nổi, sợ rằng sẽ trở thành hậu hoạ nên cần phải giết sớm. Nay chúng thần đã không dễ gì mới trói được hắn, xin lệnh để chém đầu.

Lý Thế Dân kinh ngạc nói: Các ngươi thừa biết, nếu Uất Trì Cung muốn làm phản thì sao lại chậm hơn so với tướng quân Tẩm Tương? Nay Tẩm Tương làm phản mà Kính Đức vẫn ở lại, đủ thấy Uất Trì Kính Đức không hề có ý làm phản.

Nói rồi, Lý Thế Dân vội vàng đến trước mặt Uất Trì Kính Đức, tự tay cởi trói cho ông, sau đó dẫn ông vào phòng ngủ của mình ban cho một chiếc hộp vàng, nói: Đại trượng phu chỉ lấy tình cảm để đối đãi, xin đừng để ý đến những chuyện nhỏ đó. Nếu tướng quân muốn đi thì chiếc hộp vàng này, có thể coi như lộ phí, gọi là chút lòng của ta. Đương nhiên ta không thể vì nhũng lời gièm pha đó mà hại người ngay, cũng không cố ý giữ người không muốn làm bạn với ta.

Uất Trì Cung nghe xong rơi nước mắt, bái lạy rằng: Đại vương đối đãi như vậy, thần không biết lấy gì cảm ơn, xin nguyện chết vì người, còn vật phẩm hậu hĩnh, thần thật không dám nhận.

Lý Thế Dân đỡ Uất Trì Cung dây, nói: Tướng quân chịu ở lại thì vàng cũng xin nhận cho.

Uất Trì Cung tiếp tục từ chối, Lý Thế Dân bèn nói: Tướng quân hãy nhận trước, coi như tặng thưởng lúc sau này có công vậy.

Hôm sau, Lý Thế Dân dẫn theo nǎm trǎm kỵ binh đi thị sát chiến trận, đột nhiên bị hơn một vạn kỵ binh của Vương Thế Sung bao vây đánh lén. Đại tướng Đan Hùng Tín cũng là danh tướng nổi tiếng thời Tuỳ Đường, quen dùng giáo dài, vây chặt Lý Thế Dân. Đúng lúc tính mạng của Lý Thế Dân vô cùng nguy cấp, bỗng có viên mãnh tướng phi như 
 
từ Phần Dương đi thưởng ngoạn, tiện đường đi tuần phương Bắc, đột nhiên nhận được tin hơn 10 vạn ky binh Đột Quyết do Thuỷ Tất Khả Hãn (Hoàng đế Đột Quyết) chỉ huy tiến đánh Đại Tuy. Quân Ðột Quyết vô cùng hung hãn, số lượng đông, rầm rập kéo đến. Tuỳ Dạng Đế bị mắc kẹt ở Nhan Môn Quan, tình thế vô cùng nguy khốn. Tùy Dạng đế lập tức xuống chiếu chiêu binh toàn quốc gấp rút ra phò vua. Nhưng dựa vào tình hình thực tế thì binh mã nào có khả nǎng đột phá vòng vây? 

Lúc này, Lý Thế Dân mới 16 tuổi đã ứng mộ tòng quân, hiến kế: Thuỷ Tất bỗng nhiên cử đại quân bao vây thiên tử là vì ông ta suy đoán, quân chi viện nhà Tuỳ không thể nào lập tức tham trận ứng chiến trong tình hình gâp rút này. Hiện tại, binh sĩ trong thành ít ỏi, lại chưa qua huấn luyện nên không cócách nào ra chiến đấu được. Căn cứ vào tình hình này chúng ta chỉ có thể sử dụng biên pháp khuếch trương thanh thế để đối phó. Thứ nhất, lúc ban ngày sai người phất cờ ở khắp mọi nơi, sao cho từkhoång một chục dặm trở lại đây đều nhìn thấy cờ bay phấp phới. Ban đêm đánh trống trân thật lớn, phải cố gắng hết sức, sao cho tiếng trống từ bốn phương truyền về đây rồi lại từ đây truyền ra xung quanh.

Nếu làm như vậy Thuỷ Tất ắt sẽ nghi ngờ rằng cứu binh cúa chúng ta dang cuôn cuôn kéo tới. Khi đó, cho dù chúng không cắm đâu bỏ chạy thì cũng sẽ quyết không dám hung hăng tiến công như bây giờ nữa. Ít nhất, chúng ta cũng tranh thủ đuợc khoảng thời gian dài để chờ quân chi viện. Thứ hai, lập tức cho sứ giả bí mật đi gặp Nghĩa Thành công chúa, mượn danh nghĩa công chúa vờ báo tin cho Thuỷ Tất rằng, ở nha trướng gặp nguy cấp. Cứ như vậy thì thế nào Thuỷ Tất cũng sẽ phải lui binh. 

Tuỳ Dạng Đế làm theo mưu kế ấy. Khả Hãn Thuỷ Tất ban ngày thấy cờ Dạng giương lên khắp chốn, nhìn xa hàng chục dặm chưa hết, ban đêm nghe tiếng trống trận dồn dập từ bốn phía, quả nhiên rất đỗi nghi ngờ không dám đánh Nhạn Môn Quan, trái lại còn nghĩ cách làm thế nào lui binh. 

Chẳng lâu sau, Thuỷ Tất lại nhận được thư khẩn của Nghĩa Thành công chúa báo tin phía Bắc có chuyện, e rằng sẽ mất nha trướng, phải tức tốc cho quân quay về. Thuý Tất không có cách nào tiến quân, hậu phương lại gặp nguy cấp, đành chán nản quay về. Dạng đế bèn cho quân truy đuổi, bắt được hàng ngàn lính Đột Quyết.

Lý Thế Dân lần đầu tham quân đã sử dụng gian kế vừa khuếch trương lực lượng lại vừa bảo toàn được lực lượng. Trong sự nghiệp chinh chiến sau này, những mưu kế kiểu đó của ông xuất hiện nhiều vô kể.

Lý Thế Dân thực thi mưu lược “trung tín hành vu quân tử, trá nguy thi vu chiến trận” như thế, tài văn có thể trị quốc, tài võ có thể chinh phạt, trở thành một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử đế vương Trung Hoa.

Hàn Phi Tử - Nan nhất 

Tấn Văn công tưởng dữ Sở nhân chiến, chiêu Cửu Phạm vǎn chi, viết: “Ngô tướng dữ Sở nhân chiến, bỉ chứng ngā quả, vị chi nại hà?” Phạm Cửu viết: “Thần vǎn chi: Phồn lễ quân tử, bất yếm trung tín; chiến trận chi gian, bất yếm trá nguy. Quân kỳ trá chi nhi dī hý”. Vǎn công từ Cửu Phạm, nhân chiêu Ung Lý nhi vấn chi, viết: “Ngã tương dữ Sở nhân chiến, bỉ chúng ngã quả, vi chi nại hà?” Ung Lý đối viết: “Phần lâm nhi điền, thâu thủ đa thú, hậu tất vô thú; dĩ trá ngộ dân, thâu thủ nhất thời, hậu tất vô phúc”. Vǎn công viết: “Thiện”. Từ Ung Lý, dĩ Cửu Phạm chi mưu dữ Sở nhân chiến dĩ bại chi. Quy nhi hành tước, tiên Ung Lý nhi hậu Cửu Phạm. Quần thần viết: “Thành Bộc chi sự, Cửu Phạm mưu dã, phu dụng kỳ ngôn nhi hậu kỳ thân khả hô?” Vān công viết: “Thù phi quân sở tri dā. Phù Củu Phạm ngôn, nhất thời chi quyên dā; Ung Lý ngôn, vạn thế chi lợi dā”. Trọng Ni vǎn chi, viết: Vǎn công chi bá dā nghi tai. Ký tri nhất thi chi quyên, huu tri van the chi lợi". 

Học viết: “Ung Lý chi dối, bất dáng Vān công chi van... Tha Van công bất tri Cửu Pham chi ngôn, Cửu Phạm vi bât yếm trá nguy gia, bat vi trá kỳ dân, thình trá kỳ dịch dā... “Vān công chi bá, bất diêc nghi hô". Trong Ni bất tri thiện thường dā.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Vua tôi thi hành trung tín, ra trận sử dụng thủ đoạn gian trá

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37803 sec| 1117.016 kb