Xác lập quyền đối với giống cây trồng

25/03/2023
Theo khoản 4 Điều Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng được xác lập tên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định này sau đó được chi tiết hoá tại các điều 164 - 184 Luật Sở hữu trí tuệ. Phù hợp với nội dung các khoản 5 Điều 3 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP và Điều 5, Điều 7 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT, cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng thuộc Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh các điều kiện khác, người nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng phải có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng đó.

1- Quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Trước hết, Điều 157 Luật Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh rằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam không chỉ dành cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà còn dành cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng hay tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam, cũng như tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng - với điều kiện các tổ chức, cá nhân đã nêu phải là người “chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.”.

Trên cơ sở đó, khoản 2, 3 Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ, hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP, quy định quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng thuộc về các tổ chức, cá nhân trong các tình huống và với các điều kiện sau đây:

Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của minh;

Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

Trường hợp giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển toàn bộ bằng ngân sách nhà nước, tổ chức trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây hồng đó được nhà nước giao quyền chủ sở hữu có tư cách chủ đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng và được thực hiện các quyền của chủ bằng được bảo hộ theo luật định; nếu giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì tổ chức được nhà nước giao sử dụng vốn trực tiếp tham gia chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng có được giao quyền chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước và thực hiện quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà nước.

2- Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Thực tiễn đăng ký bảo hộ giống cây trồng có thể xảy ra một số trường hợp đặc biệt mà việc giải quyết đòi hỏi pháp luật phải ghi nhận một số nguyên tắc nhất định gắn với quy trình nộp đơn, xem xét đơn và giải quyết đơn đăng ký bảo hộ. Điều này dẫn đến việc Luật Sở hữu trí tuệ dành các Điều 166 và Điều 167 nói về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký bảo hộ giống cây trồng với quan hệ tương thiết nhât định giữa hai nguyên tắc này. Vê cơ bản, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên xác định cá nhân, tổ chức nào trong số những người cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ một đối tượng được hưởng quyền ưu tiên khi ớt vào tình huống với các điều kiện luật định, trong khi đó nguyên tắc ưu tiên có xuất phát điểm từ một thỏa thuận pháp lý quốc tế. theo đó các nước thành viên của một ĐƯQT tương ứng cam kết dành quyền ưu tiên cho công dân của nhau trong một thời hạn nhất định khi họ tiến hành đăng ký bảo hộ cho cùng một đối tượng trước đó đã được nộp đơn đăng ký ở một nước thành viên khác.

Một cách cụ thể hơn, Điều 166 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nguyên tắc ưu tiên đã dành quyền ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng cho người nộp đơn đăng ký họp lệ sớm nhất nếu có từ hai người trở lên độc lập cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ vào các ngày khác nhau cho cùng một giống cây trồng; trường họp các đơn này được nộp vào cùng một ngày thì văn bằng bảo hộ chỉ có thế được cấp cho người nào đứng tên nộp một đơn duy nhất theo thoả thuận giữa những người cùng đăng kí - nếu không thoả thuận được thì người được xác định là người đầu tiên đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng sẽ là người được xem xét để cấp văn bằng bảo hộ.

Đồng thời, Điều 167 Luật Sở hữu trí tuệ nói về nguyên tắc ưu tiên cơ bản nhấn mạnh việc người nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên với ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên với ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn này - khi tiếp tục nộp đơn đăng ký bảo hộ cho giống cây trồng đó tại nước có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp này, ngoài nghĩa vụ nộp lệ phí và tuân thủ một số nội dung quy định khác, để được hưởng quyền ưu tiên, người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phải có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong đêm đăng ký bảo hộ và chậm nhất trong ba tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký, người đăng ký phải cung cấp bản sao các tài liệu về đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và các mẫu hoặc bằng chứng khác xác nhận giống cây trồng được thể hiện ở hai đơn đăng ký là một.

3- Đơn và thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

3.1- Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ

Tương tự yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 101, Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ yêu cầu mỗi đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng. Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ đồng thời quy định đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt, trừ giấy uỷ quyền, tài liệu chứng minh quyền đăng ký hãy chứng minh quyền ưu tiên và các tài liệu khác bổ trợ cho đơn có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi có yêu cầu từ phía cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

3.2- Thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ

- Tiếp nhận đơn và thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ

Nội dung cơ bản của các điều 175, 176 Luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận ngày nộp đom là ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng có đủ các tài liệu theo quy định được tiếp nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. Khi đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp đơn, đơn được thấm định hình thức nhằm xác định tính hợp lệ của đơn để với trường hợp đơn được coi là không hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải thư báo về việc từ chối đơn nếu giống cây trồng trong đơn không khỏi Danh mục loài cây trồng được bảo hộ hay do đơn được nộp bởi người không có quyền đăng ký hoặc thông báo về việc khắc phục thiểu Số trong vòng ba mươi ngày nêu đơn không đáp ứng yêu cầu về hình thức theo quy định.

- Công bố đơn và xem xét ý kiến của người thứ ba (nếu có) về việc( cấp văn bằng bảo hộ

Tại Điều 177 và Điều 181 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được chấp nhận hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải công bố đơn trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng. Kể từ khi các thông tin về đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công khai hoá như vậy cho đến trước khi ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến bằng văn bàn với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng về việc cấp văn bằng bảo hộ kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho ý kiến của mình. Một cách rõ ràng, quy định này nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác trong quá trình xem xét, đánh giá và ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng.

- Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ

Theo nội dung Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ, khi đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng đã được chấp nhận hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải tiến hành thẩm định nội dung đơn đề đánh giá tính mới và tên gọi phù hợp của giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ cũng như đế đánh giá kết quả khảo nghiệm kỹ thuật (khảo nghiệm DUS) đối với giống cây trồng đó. Thời hạn thẩm định nội dung đơn được quy định là chín mươi ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm từ đơn vị tiến hành khảo nghiệm đối với giống cây trồng.

- Thông báo từ chối hoặc ra quyết định cấp bằng bảo hộ và vấn đề sửa đổi, bổ sung, rút đơn đăng ký bảo hộ

Điều 182 Luật Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp giống cây trồng không đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 176 về thẩm định hình thức đơn và tại Điều 178 về thẩm định nội dung đơn.

Điều 183 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ không bị từ chối tương ứng với các quy định nêu trên và người đăng ký nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Xác lập quyền đối với giống cây trồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.80811 sec| 974.961 kb