Xây dựng thương hiệu cho Công ty Luật

"Nếu tuân giữ mọi luật lệ, bạn sẽ đánh mất bao điều thú vị".

– Katharine Hepburn

Xây dựng thương hiệu cho Công ty Luật

Yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý là sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn. Sự tin tưởng, mức độ tín nhiệm càng cao thì công ty luật của bạn sẽ càng nổi tiếng và từ đó sẽ càng có thêm nhiều khách hàng. Do đó, việc xây dựng sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng phẩn nào có liên quan đến việc xây dựng thương hiệu của công ty luật của bạn.

Thật sự là vấn đề quan trọng đối với công ty luật nếu muốn thành công với việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Do đó, bất kể mục tiêu của công ty luật của bạn là gì khi xây dựng thương hiệu của mình chẳng hạn như giúp cho công ty luật của bạn có được sự nể trọng trong cộng đồng pháp luật hoặc có thêm nhiều khách hàng mới, phí dịch vụ pháp lý tăng lên, thì có thể nói rằng thương hiệu luôn là một nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành công của công ty luật của bạn.

Liên hệ

1- XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY LUẬT

Khi trao đổi về chủ đề này, chắc bạn đang có câu hỏi đó là: [1] Thương hiệu của công ty luật là gì? [2] Thương hiệu của công ty luật có khác biệt như thế nào đối với thương hiệu cá nhân của luật sư.

Đối với câu hỏi sau, chúng tôi trả lời  ở phần kế tiếp của chủ đế. Còn đối câu hỏi đầu tiên, chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây. “Thương hiệu” của công ty luật chính là cảm nhận của các khách hàng cũ, hiện tại và tiềm năng và những người khác trong cộng đồng và xã hội mà công ty luật tương tác. Có thể kể đến như các luật sư đồng nghiệp trong các công ty luật khác, những người theo dõi công ty luật trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, nhân viên của các cơ quan Nhà nước vé những điểm đặc biệt nào đó của công ty luật của bạn chẳng hạn như loại dịch vụ pháp lý mà công ty luật của bạn cung cấp, chất lượng của dịch vụ pháp lý cung cấp, tên gọi, khẩu hiệu của công ty luật của bạn hay tên của các luật sư chủ chốt nào đó trong công ty luật của bạn.

Như vậy, giả dụ như khi khách hàng nhắc tới một dịch vụ pháp lý nào đó thuộc thị trưởng pháp lý ngách của công ty luật của bạn chẳng hạn như luật lao động hay luật thuế, thì chính là họ đang nhắc đến tên của công ty luật của bạn. Khi đó, thương hiệu của công ty luật của bạn có thể được xem là đã thành công và tạo được giá trị bền vững trong cộng đồng, xã hội.

Bên cạnh đó, yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý là sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của công ty luật. Sự tin tưởng, mức độ tín nhiệm càng cao thì công ty luật sẽ càng nổi tiếng và từ đó sẽ càng có thêm nhiều khách hàng.

Do đó, việc xây dựng sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng phẩn nào có liên quan đến việc xây dựng thương hiệu của công ty luật của bạn. Đầy thật sự là vấn đề quan trọng đối với công ty luật của bạn nếu muốn thành công với việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Do đó, bất kể mục tiêu của công ty luật của bạn là gì khi xây dựng thương hiệu của mình chẳng hạn như giúp cho công ty luật của bạn có được sự nể trọng trong cộng đồng pháp luật hoặc có thêm nhiều khách hàng mới, phí dịch vụ pháp lý tăng lên, thì có thể nói rằng thương hiệu luôn là một nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành công của công ty luật của bạn.

Như bạn biết đấy, hiện nay đã có gần 20.000 luật sư thực thụ và gần 5.000 tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động tại Việt Nam, ngành dịch vụ pháp lý đang dần được mở rộng ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, phát triển một cách mạnh mẽ và có tính cạnh tranh khá cao.

Như vậy, nếu muốn cho công ty luật mới thành lập được khách hàng chú ý trên thị trường pháp lý thì ngoài những cách thông thường khác chẳng hạn như thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị rầm rộ và tốn kém hay phải sử dụng đến thương hiệu cá nhân luật sư như là chuyên gia hàng đầu trong một lĩnh vực pháp luật nào đó để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty luật thì việc xây dựng thương hiệu của công ty luật cũng là một trong những công việc hết sức quan trọng mà cần phải được ban quản trị của công ty luật ưu tiên thực hiện.

Hiện nay, việc xây dựng thương hiệu của các công ty luật Việt Nam thường được tiến hành theo những cách thức khác nhau tùy vào mỗi nơi nhưng nhìn chung nếu muốn xây dựng một thương hiệu mạnh cho công ty luật thì sẽ cần phải trải qua một quy trình gồm 05 bước sau đầy:

Bước 1: Xây dựng tầm nhìn thương hiệu.

Xây dựng tầm nhìn thương hiệu chính là xác định trạng thái mà thương hiệu của công ty luật cần phải đạt được trong tương lai dài hạn. Khi bắt đầu xây dựng thương hiệu cho công ty luật , ban quản trị của công ty luật cần phải trả lời câu hỏi là họ muốn công ty luật sẽ như thế nào trong thời gian 05,10 và 20 năm sau, hoặc trong khoảng thời gian bao lâu thì thương hiệu của công ty luật đã đạt được một chỗ đứng nào đó trên thị trường dịch vụ pháp lý. Khi đã có được tầm nhìn thương hiệu cho mình thì nó sẽ giúp cho công ty luật có thể định hướng các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả hơn, đổng thời sẽ giúp cho mọi người trong công ty luật hiểu rõ định hướng phát triển thương hiệu về lâu về dài quản trị của công ty luật.

Bạn quản trị của công ty luật cũng cẩn lưu ý rằng tầm nhìn thương hiệu luôn có mối liên hệ chặt chẽ với tầm nhìn chiến lược của công ty luật. Do thương hiệu là một trong các chức năng quản trị doanh nghiệp cho nên tầm nhìn thương hiệu phải được tuyên bố hòa đồng với tầm nhìn chiến lược của công ty luật.

Tầm nhìn chiến lược của công ty luật thường sẽ gắn với những tuyên bố về mặt kinh tế của công ty luật ví dụ như mức độ thống lĩnh thị phần trong thị trường pháp lý ngách nào đó, những định hướng kinh doanh và giá trị kinh tế dành cho các luật sư thành viên và nhân viên ví dụ như công ty luật sẽ là chuyên gia pháp lý cá nhân hàng đầu cho các chủ doanh nghiệp hay là công ty luật được chọn lựa nhiều nhất cho ứng viên ngành luật. Do đó, tầm nhìn thương hiệu của công ty luật phải phù hợp và đồng hành với tiềm năng và định hướng phát triển dài hạn của công ty luật.

Tuyên bố tầm nhìn thương hiệu phải bao gồm những gì mà thương hiệu của công ty luật muốn mình sẽ trở thành, là cái mà thương hiệu muốn mình đại diện và là nguyên nhân tại sao thương hiệu của công ty luật cống hiến để được ngưỡng mộ. Tuyên bố tầm nhìn thương hiệu thường sẽ là một câu ngắn gọn, dễ nhớ, dễ truyền tải tinh thần, nỗ lực và lòng nhiệt tình vào công việc kinh doanh của công ty luật ví dụ như “tủ thuốc pháp lý cho mọi gia đình”.

Bước 2: Định vị thương hiệu.

Bước thứ hai trong quy trình xây dựng thương hiệu cho công ty luật chính là định vị thương hiệu của nó. Vậy thì định vị thương hiệu là gì? Định vị thương hiệu có thể hiểu một cách nôm na là cách mà công ty luật tạo dựng vị trí thương hiệu của mình trên thị trường dịch vụ pháp lý và trong tầm trí của khách hàng. Nói theo cách khác, vị trí mà công ty luật sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu của công ty luật so với của các đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường dịch vụ pháp lý ngách của công ty luật. Từ đó công ty luật sẽ định hướng sự phát triển thương hiệu của mình về lâu về dài và tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu của công ty luật với của các đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường dịch vụ pháp lý ngách.

Nói chung, định vị thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty luật chẳng hạn như nó giúp tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu của công ty luật với của các đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường dịch vụ pháp lý ngách của mình. Bên cạnh đó, định vị thương hiệu còn giúp công ty luật khẳng định được vị thế của mình trên thị trường dịch vụ pháp lý nói chung và thị trường dịch vụ pháp lý ngách nói riêng qua đó tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Ngoài ra, định vị thương hiệu còn giúp công ty luật dễ dàng tiếp cận các khách hàng mục tiêu mà không cần phải thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị rầm rộ và tốn kém để rồi từ đó tối ưu hóa chi phí quảng cáo, tiếp thị. Không dừng lại ở đó, định vị thương hiệu cũng góp phần trong việc tạo ra lợi nhuận cao cho công ty luật vì chắc là sẽ có khá nhiều khách hàng đến với công ty luật hơn và đầy có thể được xem là lợi ích lớn nhất đối với công ty luật khi đã định vị thương hiệu của mình thành công trên thị trường pháp lý. Sau cùng nhưng không phải là tất cả, việc định vị thương hiệu cũng sẽ giúp mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty luật trong tương lai theo chiến lược phát triển dài hạn của công ty luật. Khi đã có được sự định vị thương hiệu tốt, đồng nghĩa với việc thương hiệu của công ty luật đã tạo được chỗ đứng nhất định nào đó trong thị trường pháp lý sôi động và đầy tính cạnh tranh, có được sự tín nhiệm của khách hàng để rồi từ đó sẽ tiếp tục duy trì và phát triển lượng khách hàng trung thành để tiếp tục tăng trưởng trong các giai đoạn phát triển tiếp theo trong tương lai.

Quá trình định vị thương hiệu cho công ty luật chắc chắn là sẽ không dễ dàng vì nó đòi hỏi ban quản trị của công ty luật phải có tầm nhìn xa chiến lược, thấu hiểu thị trường pháp lý và quy trình đó thường sẽ thông qua 03 bước nhỏ sau đầy:

■ Bước nhỏ 1: Chọn lĩnh vực dịch vụ pháp lý ngách.

Trong khi phần lớn các công luật đều mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ pháp lý của mình thì cũng có không ít các công ty luật trên thực tế chỉ tập trung chuyên sâu ở một vài lĩnh vực pháp luật đặc thù nào đó ví dụ như thuế hay lao động. Bằng cách chỉ tập trung cung cấp dịch vụ pháp lý ở một vài lĩnh vực pháp luật nhất định nào đó mà công ty luật có thế mạnh riêng của mình, và vô hình trung trở thành những chuyên gia hàng đầu trong những lĩnh vực pháp lý đó. Từ đó, chất lượng của những dịch vụ pháp lý mà công ty luật cung cấp cho khách hàng sẽ luôn được xem là tốt và có chất lượng hơn nếu so sánh với những loại dịch vụ pháp lý tương tự của các công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói.

Do đó, công ty luật có thể mang lại chất lượng dịch vụ pháp lý tốt hơn và nhanh chóng hơn do nhân viên của công ty luật đã thông thạo công việc và sẽ không phải đi qua nhiểu quy trình kiểm soát nội bộ phức tạp và dài dòng mất thời gian. Như vậy, công ty luật sẽ có thể xác định được năng lực cốt lõi của mình trong thị trường pháp lý là gì và những gì công ty luật mong muốn qua đó để thu hút khách hàng và những sản phẩm dịch vụ pháp lý gì mà công ty luật muốn cung cấp cho khách hàng trong tương lai.

■ Bước nhỏ 2: Chọn nhóm khách hàng mục tiêu.

Bước thứ hai trong việc định vị thương hiệu cho công ty luật chính là xác định những đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty luật. Họ là ai, cá nhân hay tổ chức hay một nhóm nhỏ nào đó, nếu họ là cá nhân thì họ lĩnh vực mà họ làm việc là gì, họ thường sinh sống và làm việc ở khu vực địa lý nào, họ thường có những nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý gì. Còn nếu như họ là tổ chức thì họ thường hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gì, quy mô vốn điều lệ của họ là bao nhiêu, họ đặt trụ sở đăng ký ở đâu..., Bên cạnh đó, những khách hàng ở trên thường quan tâm đến những vấn đề pháp lý gì nhất, giải pháp pháp lý nào sẽ phù hợp với những đối tượng khách hàng mục tiêu như thế... Ban quản trị công ty luật phải cố gắng phác thảo một cách chi tiết nhất càng tốt những đối tượng khách hàng mục tiêu mà thương hiệu của công ty luật đang hướng tới vì điều này sẽ giúp cho thương hiệu của công ty luật không bị lạc hướng trong quá trình xây dựng định vị thương hiệu.

Cũng cần lưu ý rằng, như tác giả đã đề cập tại Bước nhỏ 1 ở trên, dù công ty luật đã quyết định duy trì việc cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói và điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể định vị thương hiệu và hình ảnh công ty luật của mình từ một lĩnh vực pháp lý hoặc một góc độ chuyên môn đặc thù nào đó, nhưng công ty luật vẫn có thể có những điểm khác biệt dựa vào việc định vị khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn, công ty luật chỉ đại diện cho cá nhân hoặc tổ chức chứ không phục vụ cho cả hai đối tượng này cùng một lúc. Khi đã xác định được những điều gì sẽ làm cho việc cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật khác biệt so với những công ty luật khác trên thị trường dịch vụ pháp lý thì nó sẽ giúp bạn quản trị của công ty luật tiếp tục quá trình xây dựng thương hiệu của công ty luật của mình.

■ Bước nhỏ 3: Phân tích khả năng cạnh tranh.

Người Việt chúng ta thường có câu cửa miệng “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, và vì thế công ty luật sẽ không  thể thăng trạn nếu không hiểu rõ đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình là ai trên thị trường pháp lý ngách của mình. Cho nên, bước tiếp theo của quá trình định vị thương hiệu cho công ty luật chính là tìm hiểu về những công ty luật trong cùng lĩnh vực và tệp khách hàng. Trên mỗi một phần khúc khách hàng nói chung hay trong mỗi thị trường dịch vụ pháp lý ngách sẽ luôn tồn tại ít nhiều đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ, những khách hàng mục tiêu mà công ty luật hướng tới cũng có thể là những khách hàng mục tiêu của họ.

Ở bước nhỏ thứ ba này, ban quản trị của công ty luật cần phải xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà có thể diễn ra xuất phát từ công ty luật hoạt động trong thị trường dịch vụ pháp lý ngách của mình. Một cách cụ thể, ban quản trị của công ty luật cần phải phân tích chất lượng dịch vụ của công ty luật và các công ty luật; các kênh truyền thông mạng xã hội nào mà công ty luật và các công ty khác đang sử dụng; chiến lược quảng cáo, tiếp thị giữa công ty luật và họ có điểm giống và khác nhau ra sao; các đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng các dịch vụ pháp lý của công ty luật  như thế nào; thông điệp hay tầm nhìn của công ty luật đặc biệt như thế nào so với các công ty luật khác.

Từ đó, công ty luật sẽ tìm ra một lĩnh vực pháp lý ngách nào đó để công ty luật có thể phát triển, tạo được nét độc đáo và riêng biệt cho hướng đi của thương hiệu của mình. Bạn cũng cẩn lưu ý rằng, việc ban quản trị của công ty luật tham khảo và rút tỉa kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh đi trước trong thị trường pháp lý ngách của mình khi xây dựng thương hiệu của công ty luật là cần thiết. Tuy nhiên, công ty luật không nên sao chép và làm theo toàn bộ chiến lược bản sắc của các đối thủ cạnh tranh mà chỉ nên chọn lọc những gì được xem là phù hợp nhất với công ty luật. Từ đó, công ty luật có thể tạo được chat nen cho thương hiệu của mình thông qua những điểm đặc biệt nổi bật nào đo về chất lượng, phạm vi của dịch vụ pháp lý cung cấp, thái độ phục vụ khách hàng, khẩu hiệu, thông điệp.

• Bước nhỏ 4: Xác định phương pháp định vị thương hiệu.

Nói chung, có khá nhiều phương pháp để định vị thương hiệu của doanh nghiệp nhưng đối với tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh của công ty luật cùng với một số quy định hạn chế về quảng cáo, tiếp thị đối với việc hành nghề luật sư ở Việt Nam thì nói chung có 04 phương pháp định vị thương hiệu được cho là phù hợp nhất đối với công ty luật như được trình bày bên dưới:

- Phương pháp đầu tiên và cũng là phương pháp nền tảng và phổ biến nhất hiện nay chính là định vị thương hiệu dựa vào chất lượng dịch vụ pháp lý của công ty luật.

Thương hiệu của công ty luật chỉ thật sự mạnh khi nó sở hữu những dịch vụ pháp lý được nhận định là có chất lượng tốt và ổn định. Nếu chất lượng của dịch vụ pháp lý được cho là chưa tốt hay có lúc tốt lúc không thì chắc chắn hình ảnh thương hiệu của công ty luật sẽ dần dần bị lu mờ trong tầm trí của khách hàng. Bởi lẽ, có không ít các đối thủ cạnh tranh đang thực hiện điều này để tạo sự chú ý đối với khách hàng;

- Phương pháp thứ hai là, phương pháp định vị thương hiệu cho công ty luật dựa vào giá trị. Giá trị ở đây chính là những gì mà khách hàng có thể nhận được so với tổng chi phí mà họ phải bỏ ra để có được những dịch vụ pháp lý mà công ty luật cung cấp. Ví dụ, khi một khách hàng nhờ công ty luật đại diện bảo vệ quyền lợi cho họ trước một tòa án trong một vụ tranh chấp hợp đồng thương mại nào đó và bạn đã giúp họ chiến thắng vụ kiện thông qua việc họ đã được bên đối nghịch trả cho họ 10 tỷ đổng tiến bồi thường vi phạm hợp đồng trong khi họ chỉ phải trả phí dịch vụ pháp lý cho công ty luật là 80 triệu đồng chẳng hạn;

- Phương pháp thứ ba là, phương pháp định vị thương hiệu cho công ty luật dựa vào hai yếu tố đó là vấn đề và giải pháp.

Bạn biết không, khách hàng luôn có những vấn đề pháp lý nào đó của họ mà chưa được thoả mãn ví dụ như khách hàng muốn cấu trúc lại các khoản tiền lương của nhân sự trong doanh nghiệp của họ để giảm thiểu chi phí thuế thu nhập cá nhân và các loại bảo hiểm bắt buộc nhưng vẫn đảm bảo thu nhập thuần mà nhân viên được nhận. Cho dù khách hàng hiện đã có một vài giải pháp cho vấn để này nhưng họ chưa thật sự hài lòng với các giải pháp đó và vẫn mong muốn có những giải pháp khác tối ưu hơn về mặt chi phí doanh nghiệp.

Nếu công ty luật có thể đưa ra được một giải pháp khả thi nào đó cho vấn đề pháp lý đó của khách hàng mà chưa có một công ty luật nào đó có thể làm được như vậy trước đó thì công ty luật sẽ có cơ hội được khách hàng lựa chọn là luật sư của họ không chỉ đối với vụ việc pháp lý đó mà còn cho những vụ việc pháp lý khác của họ sau đó; và:

- Phương pháp thứ tư và cũng là phương pháp sau cùng cho công ty luật chính là định vị thương hiệu cho công ty luật dựa trên cảm xúc. Để có được sự tin tưởng và trung thành của khách hàng đối với công ty luật thì đánh vào cảm xúc của khách hàng có thể được xem là con đường ngắn nhất mà công ty luật của bạn có thể lựa chọn. Một khi khách hàng đã yêu thích công ty luật của bạn thì mọi phân tích logic sẽ không còn là vấn đề quan trọng đối với họ nữa. Ví dụ, bạn định vị thương hiệu cho công ty luật của bạn là “Bác sĩ pháp lý cá nhân” hay “Bảo vệ khách hàng mọi lúc mọi nơi", tức là công ty luật của bạn đã đánh vào cảm xúc của khách hàng là họ luôn được công ty luật của bạn chăm sóc và bảo vệ.

Tóm lại, việc chọn lựa phương pháp định vị thương hiệu nào sẽ không phải là quan trọng mà sự quan trọng ở đây chính là cách mà công ty luật triển khai nó. Vì thế, chỉ cần ban quản trị của công ty luật có định hướng rõ ràng, mục đích cụ thể thì việc định vị thương hiệu cho công ty luật sẽ đạt được hiệu quả đúng như mong đợi.

Bước 3: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chính là cách giúp tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của công ty luật. Thông thường, người ta sẽ chọn các yếu tố nổi bật ví dụ như tên của thương hiệu, logo, khẩu hiệu, thông điệp, đặc tính của dịch vụ phap ly, nhạc hiệu... để làm tăng độ nhận diện đối với khách hàng mục tiêu. 

Bước 4: Lập kế hoạch quảng bá thương hiệu.

Sau khi đã trải qua ba bước lớn của việc xây dựng thương hiệu, đây sẽ là lúc công ty luật cần có kế hoạch quảng bá cho thương hiệu của mình. Đây đích thực là bước quan trọng nhằm đưa hình ảnh thương hiệu của công ty luật đi vào tâm trí của khách hàng. Điều này xuất phát từ việc thương hiệu của công ty luật sẽ không thể thành công nếu không triển khai các hoạt động quảng bá cho nó. Kinh nghiệm cho thấy rằng quảng cáo và tiếp thị có tác động tích cực đến thương hiệu và các thành phần của nó. Vì vậy, để xây dựng và tạo được hình ảnh, niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu của công ty luật của bạn thì công ty luật của bạn cần phải có những chương trình quảng cáo, tiếp thị hiệu quả.

Ngày nay, để quảng bá thương hiệu đến các khách hàng mục tiêu, các công ty luật nói chung thường sử dụng nhiều công cụ truyền thông khác nhau, trong đó phổ biến nhất vẫn là việc sử dụng các công cụ truyền thông được sử dụng kết hợp với nhau ví dụ như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thời đại kỹ thuật số, đặc biệt là mạng xã hội nên hoạt động tiếp thị của công ty luật cũng cần phải dịch chuyển dần từ các phương thức tiếp thị truyền thống sang các phương thức tiếp thị hiện đại, hay nói khác hơn là hoạt động tiếp thị của công ty luật sẽ dần dần sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến nhiều hơn các công cụ truyền thông ngoại tuyên. Hiển nhiên, một chiến dịch truyền thông không chỉ sử dụng một công cụ truyền thông mà còn cần phải có sự kết hợp nhiều công cụ truyền thông khác nhau được triển khai trên nhiều kênh khác nhau, kể cả các kênh trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Để việc truyền thông, quảng bá thương hiệu được hiệu quả, công ty luật cần chú ý xây dựng các hoạt động truyền thông tiếp thị dựa trên hành trình trải nghiệm thương hiệu của khách hàng. Trải nghiệm thương hiệu là nhân tố tạo nên sự đột phá cho công ty luật, giúp công ty luật tăng trưởng bền vững nhờ những khách hàng trung thành và dễ dàng tiếp cận thị trường mới. Trải nghiệm thương hiệu có thể được hiểu là phản ứng chủ quan, bên trong (cảm giác, cảm xúc, nhận thức) của khách hàng và phản ứng hành vi được hình thành từ các kích thích có liên quan đến thương hiệu ví dụ như nhận diện thương hiệu, thiết kế, môi trường và truyền thông.

Khách hàng sẽ trải nghiệm thương hiệu của công ty luật của bạn thông qua hành trình gồm 05 bước sau đây: (1) Nhận biết thương hiệu của công ty luật của bạn; (2) Chú ý đến thương hiệu của bạn; (3) Tìm hiểu về thương hiệu của bạn; (4) Sử dụng thương hiệu; và (5) ủng hộ thương hiệu của công ty luật của bạn. Dựa vào mô hình này, công ty luật của bạn cần xây dựng các hoạt động nhằm tạo cơ hội để người tiêu dùng được tiếp xúc với thương hiệu của công ty luật của bạn một cách tích cực. Qua từng điểm chạm, giữa khách hàng và thương hiệu của công ty luật của bạn sẽ từng bước xây dựng mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau, qua thời gian, dần dần thương hiệu sẽ chiếm lĩnh được tâm trí của khách hàng và chỉ vào lúc đó thì mới có thể nói rằng công ty luật của bạn đã có thương hiệu.

Bước 5: Đánh giá và đo lường sức khỏe của thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài cần phải được công ty luật triển khai một cách nhất quán và linh hoạt. Trong quá trình triển khai, thị trường pháp lý cũng không phải đứng yên mà sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Chẳng hạn như sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới nổi trong khi các đối thủ cạnh tranh cũ dần biến mất đi do hoạt động sáp nhập, đối tượng khách hàng đã không còn chỉ gói gọn trong một khu vực địa lý nào đó mà mở rộng ra các nơi khác, xu hướng của nền kinh tế không còn là định hướng phát triển công nghiệp nặng và giờ đầy tập trung vào công nghiệp nhẹ và dịch vụ kỹ thuật số.

Vì vậy, trong quá trình xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu công ty luật, công ty luật phải thường xuyên tự đánh giá lại thương hiệu của mình, đo lường mức độ thành công của nó thông qua các kênh tương tác với khách hàng tiềm năng ví dụ như email, trò chuyện, góp ý trên diễn đàn trực tuyến hay trực tiếp đến trang web của công ty luật.

Đặc biệt, công ty luật cần thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của mình bằng cách gửi cho khách hàng mẫu yêu cầu nhận xét, đánh giá chất lượng dịch vụ pháp lý sau khi hoàn thành các công việc pháp lý của khách hàng. Bạn hãy cố gắng thu thập càng nhiều ý kiến phản hồi của khách hàng càng tốt, đặc biệt là những phản hồi không hài lòng về chất lượng dịch vụ của công ty luật, vì điều đó sẽ giúp bạn quản trị của công ty luật nhận thức rõ hơn về thương hiệu của mình để có những điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp nhất với tình hình và nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm.

Việc đánh giá hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu của công ty luật cần phải được thực hiện định kỳ chẳng hạn như 6 tháng một lần hoặc hằng năm. Các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá và đo lường hiệu quả công tác xây dựng thương hiệu (còn gọi là đo lường sức khỏe thương hiệu) chính là mức độ nhận biết thương hiệu, mức độ liên tưởng đến thương hiệu, chất lượng cảm nhận, mức độ trung thành thương hiệu, doanh thu, thị phần hoặc lợi nhuận.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.

II- MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN CỦA LUẬT SƯ VÀ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY LUẬT

Nói chung, thương hiệu cá nhân luật sư và thương hiệu của công ty luật có một vài điểm khá tương đồng chẳng hạn như cả hai đều hướng đến con người và mục tiêu sau cùng là đạt được nhận thức tốt của công chúng nói chung và khách hàng tiềm năng nói riêng. Bên cạnh đó, cả hai đều dùng chung những công cụ quảng cáo, tiếp thị truyền thống chẳng hạn như báo chí, hội thảo và những công cụ quảng cáo, tiếp thị hiện đại trong thời đại số chẳng hạn thông qua các kênh truyền thông và mạng xã hội ví dụ như Facebook, Instagram, Linkedin, Blog, YouTube.

Còn về những điểm khác biệt của cả hai thì đầu tiên có thể kể đến là về chủ thể. Trong khi thương hiệu cá nhân luật sư hướng đến việc quảng bá hình ảnh của chính cá nhân luật sư   thì thương hiệu của công ty luật lại hướng đến việc quảng bá những dịch vụ pháp lý mà công ty luật của bạn cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, trong khi thương hiệu cá nhân luật sư của bạn là một thực thể đó là bản thân bạn bằng xương bằng thịt thì thương hiệu của công ty luật của bạn lại được xem là do trí tưởng tượng của con người sáng tạo ra.

Về mối quan hệ giữa hai loại thương hiệu này thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng thương hiệu cá nhân luật sư nói chung có ảnh hưởng và tác động khá lớn đến giá trị, hình ảnh của công ty luật bởi vì công ty luật của bạn khi mới được thành lập thì vẫn còn một cái tên còn rất mới trên thị trường pháp lý.

Trong khi đó bạn - người sáng lập ra công ty luật của bạn, có thể đang có uy tín cao trong thị trường pháp lý nói chung và giới luật sư nói riêng vì đã có một khoảng thời gian hành nghề và chắc chắn sẽ là điểm tựa vững chắc và đáng tin cậy để dần dần phát triển thương hiệu cho công ty luật của bạn.

Khi bạn đã được nhiều người trong giới luật biết đến như là một luật sư có uy tín trong lĩnh vực hành nghề chuyên môn nào đó của bạn thì chắc chắn sẽ có không ít khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến bạn để sử dụng các dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn. Như vậy, công ty luật của bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội khác nữa trong tương lai gần để tiếp cận với những khách hàng tiềm năng khác mà được các khách hàng đã sử dụng dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn giới thiệu, kết nối.

Thêm vào đó, mặc dù thương hiệu cá nhân luật sư và thương hiệu của công ty luật có mối liên hệ với nhau chặt chẽ như được trình bày ở trên. Tuy nhiên, nếu muốn cho công ty luật có thể phát triển một cách bền vững thì bạn không thể chỉ chú trọng nhiều vào thương hiệu cá nhân luật sư để phát triển công ty luật. Bởi lẽ, khả năng, năng lực và thời gian là hữu hạn và nó chắc chắn sẽ bị bào mòn, kém chất lượng theo thời gian và trong trường hợp có điều chẳng lành xảy ra đối với bạn (ví dụ như bạn bị qua đời đột ngột, bị thương tật vĩnh viễn hay mắc một căn bệnh nan y, mãn tính nào đó mà không thể tiếp tục hành nghề luật sư được nữa) thì công ty luật sẽ biết dựa vào đâu để tồn tại và tiếp tục phát triển.

Về lâu về dài, bạn phải xây dựng cho được một hệ thống quản lý nội bộ vững mạnh để xây dựng thành công động kinh doanh của công ty luật. Hệ thống quản lý nội bộ đó có thể bao gồm những tiêu chí chẳng hạn như chất lượng dịch vụ pháp lý, phương thức quản lý, điều hành doanh nghiệp, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm hành nghề của đội ngũ nhân sự, tất cả đều sẽ được vận hành một cách bài bản và chuyên nghiệp theo một quy trình được tính toán một cách khoa học sẽ tạo ra những kết quả phát triển vượt bậc cho công ty luật.

Tuy nhiên, trong thời gian công ty luật chưa có được thương hiệu của mình thì tạm thời nó sẽ sử dụng thương hiệu cá nhân luật sư như là một luật sư nổi tiếng, có tiếng nói trong cộng đồng, xã hội để quảng cáo, tiếp thị cho hoạt động kinh doanh của mình. Đây thật sự là cách lựa chọn khôn khéo và thông minh mà đã và đang được khá nhiều công ty luật trên thế giới và ở Việt Nam hướng đến.

Tuy nhiên, cách thức này vẫn tồn tại khá nhiều rủi ro, đặc biệt là khi bạn vô tình hoặc cố ý vướng vào một vụ bê bối cá nhân nào đó mà xảy ra khủng hoảng truyền thông dẫn đến việc công ty luật bị vướng vào những rắc rối bất ngờ không đáng có. Để giảm bớt những rủi ro không mong đợi như vậy cho công ty luật, ban quản trị của công ty luật phải xây dựng thương hiệu của công ty luật những bản sắc riêng độc đáo nào đó rồi nhờ vào đó mà nó có được sự tin tưởng, trung thành của khách hàng và chỉ có như vậy thì công ty luật mới có được chỗ đứng trên thị trường pháp lý đang rất sôi động và đầy tính cạnh tranh ở Việt Nam như hiện nay.

Bạn cũng cần phải lưu ý rằng, không phải công ty luật đã có được thương hiệu trên thị trường pháp lý thì nó sẽ không còn cần đến thương hiệu cá nhân luật sư nữa.

Bởi lẽ, như đã nói ở phần đầu của chương này về thương hiệu cá nhân luật sư, mặc dù khách hàng đến với công ty luật là vì thương hiệu của nó nhưng sau cùng trước khi đặt bút ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với công ty luật thì họ đều vẫn muốn biết luật sư nào sẽ chịu trách nhiệm chính đối với các công việc pháp lý của họ. Vì thế, nếu như bạn không chịu dành thời gian và công sức để duy trì thương hiệu cá nhân luật sư của mình thì dù cho công ty luật có nổi tiếng đến đâu đi chăng nữa thì vẫn có khả năng là sẽ có một vài khách hàng nào đó sẽ không tin tưởng để giao các công việc pháp lý của họ cho công ty luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Xây dựng thương hiệu cho Công ty Luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.67039 sec| 1210.531 kb