Kỹ năng viết pháp lý: Yêu cầu đối với bài viết pháp lý

"Cho dù tài năng bẩm sinh của một người có cao đến đâu, ta không thể học tất cả nghệ thuật viết cùng một lúc".

Jean Jacques Rousseau, 1712 - 1778, nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng (Pháp)

Kỹ năng viết pháp lý: Yêu cầu đối với bài viết pháp lý

Viết là một trong những hình thức biểu hiện bên ngoài của ngôn ngữ thông qua một hệ thống các ký tự, thể hiện dòng chảy của tư duy hướng tới mục đích viết.

Bài viết pháp lý cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản: Đầy đủ, toàn diện nhưng ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc; Giản dị, dễ hiểu, có sức thuyết phục; Đảm bảo chất lượng chuyên môn; Đảm bảo tính trang trọng, lịch sự; Tuân thủ kỹ thuật trình bày văn bản và có hình thức văn bản phù hợp.

Để bài viết pháp lý có chất lượng cao, cần đầu tư công sức, trí tuệ và thời gian từ khâu chuẩn bị, dự thảo và rà soát, hoàn thiện bài viết.

Liên hệ

I- KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG VIẾT PHÁP LÝ

Viết: là một trong những hình thức biểu hiện bên ngoài của ngôn ngữ thông qua một hệ thống các ký tự, thể hiện dòng chảy của tư duy hướng tới mục đích viết. Giữa người với người, giữa cộng đông người này với cộng đồng người khác, trong quá trình vận động, biên đổi và phát triển, chữ viết ra đời nhằm đáp ứng sự kết nối bền vững giữa các thế hệ qua hàng ngàn năm phát triển của nhân loại. Hơn cả sự giao tiếp, ngôn ngữ viết dường như vượt qua ngưỡng kết nối, nó đảm bảo cho rất nhiều ngành khoa học ra đời và phát triển, trong đó có khoa học pháp lý. 

Trên nền tảng tư duy, kỹ năng viết được rèn luyện hoàn thiện đối với từng cá thể, từng vị trí nghề nghiệp mà xã hội phân công. Kỹ năng viết dần được nâng cao và trở thành một phần không thể thiếu của khoa học giao tiếp và sau đó cũng là biểu hiện cụ thể cho từng nghề nghiệp mà mồi người chọn cách sử dụng kỳ năng này cho phù hợp. Viết là một phương tiện giao tiếp cơ bản và chủ yếu của con người. Thông qua ngôn ngữ viết, con người thể hiện tình cảm, suy nghĩ, trí tuệ, sự hiểu biết của mình cho người khác. Chủ thế viết phải xác định mình sẽ viết gì và viết như thế nào để độc giả hiếu được, chấp nhận và thống nhất quan điểm với người viết. Ngôn ngữ là “y phục” của tư tưởng, khi thể hiện ra bên ngoài, ngôn ngữ viết là biểu hiện mang tính tổng hợp của các mặt lý luận, đạo đức, tính cách, khí chất, tri thức và tình cảm của con người.

Kỹ năng viết pháp lý: là khả năng trình bày bằng hình thức văn bản nhằm thể hiện nội dung pháp lý nhất định, qua đó giải quyết vấn đề, xử lý vụ việc hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Cũng như nhiều ngành khác, đối với nghề luật nói chung, kỳ năng viết đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động hành nghề. Có thể nói, kỹ năng viết có vai trò căn bản trong việc xây dựng hình ảnh người hành nghề luật trong đời sống xã hội, khắng định năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và hiệu quả công việc của họ. Qua từng văn bản, người hành nghề luật, đặc biệt là Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên để lại tên tuổi, tâm huyết và dấu ấn của cuộc đời mình.

Bài viết pháp lý: có các dạng điển hình như Bản cáo trạng, Thư tư vấn của Luật sư, Bài trình bày của Luật sư, Bản luận cứ, Bài viết nghiên cứu pháp luật, Công văn gửi cơ quan nhà nước hoặc Bên thứ ba trình bày vấn đề hoặc yêu cầu pháp lý. Đối tượng độc giả của bài viết pháp lý rất đa dạng với trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật rât khac nhau, như: Khách hàng, Thẩm phán, Luật sư...

Do đó, Bài viết pháp lý về cơ bản phải tuân theo các yêu cầu đối với kỹ thuật soạn thảo văn bản thông thường. Tuy nhiên, do những yêu cầu đặc biệt với bài viết pháp lý, kỹ thuật soạn thảo có một số nguyên tắc, yêu cầu chặt chẽ hơn.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa Công ty Luật TNHH Everest.

II- YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VIẾT PHÁP LÝ

1- Bài viết pháp lý phải khách quan và có căn cứ

Bài viết pháp lý là bài viết nhằm giải quyết một vụ việc hoặc vấn đề pháp lý cho một đối tượng nhất định. Chính vì vậy, để đảm bảo tính thuyết phục của bài viết pháp lý, người viết phải thể hiện nội dung vụ việc, các đánh giá, lập luận, không bị tác động bởi tình cảm, nhận định chủ quan của bản thân. Bài viết thế hiện tính khách quan sẽ giúp độc giả có niềm tin vào những lập luận, phân tích và phương án giải quyết vấn đề mà bài viết đề cập. Trong mọi trường hợp, bài viết pháp lý cần trình bày đúng sự thật, tránh việc thiên vị, phân tích, đánh giá một chiều, cảm tính.

Đồng thời, bài viết phải tuân theo nguyên tắc có căn cứ pháp luật, các lập luận cần dựa trên quy định của pháp luật, vận dụng đúng pháp luật, tránh thể hiện ý chí một cách chủ quan, thiếu căn cứ. 

Tính khách quan và có căn cứ pháp luật sẽ làm cho bài viết pháp lý có sức thuyết phục cao, đạt hiệu quả tốt trong giao tiếp nghề nghiệp, đáp ứng kỳ vọng thực tế của người đọc. Để bài viết pháp lý có tính khách quan và có căn cứ, cần lưu ý:

(i) Luôn luôn có tinh thần tôn trọng sự thật khách quan;

(ii) Thông tin, số liệu, dữ liệu sử dụng trong bài viết phải được kiểm chứng, đảm bảo sự chân thực, chính xác;

(iii) Tránh tư tưởng thiên vị, tránh nhũng đánh giá, quy kết một chiều;

(iv) Tránh những lập luận cảm tính, dựa trên ý chí chủ quan;

(v) Luôn phân tích, lập luận, đánh giá trên cơ sở căn cứ pháp luật.

2- Bài viết pháp lý phải đầy đủ, toàn diện nhưng ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc

Chúng ta không thể đánh đồng việc lập luận chặt chẽ, phân tích đầy đủ, chi tiết hoặc xây dựng chứng cứ vững chắc, với việc viết dài, ôm đồm quá nhiều tiểu tiết, viết lan man, lặp đi lặp lại những nội dung tương tự nhau. Điều quan trọng là, người viết phải biết mình muốn truyền tải điều gì và luôn cần bám sát tiêu chí này trong quá trình viết. Sự dài dòng, thiếu súc tích khiến cho bài viết pháp lý thiếu minh bạch, không rõ ràng, dễ khiến độc giả hiểu không đúng, không chính xác. Vì vậy, việc viết ngắn, súc tích, cô đọng, đủ ý là một kỹ năng quan trọng và cần được rèn luyện.

Để đáp ứng yêu cầu này, cần lưu ý:

(i) Khi xây dựng ý tưởng, cần tách ý để nhấn mạnh ý tưởng và đảm bảo sự ngắn gọn; 

(ii) Viết câu ngắn, không gộp nhiều ý vào một câu, dùng các dấu câu để giảm tốc độ đọc của độc giả; 

(iii) Dùng các từ kết nối để liên kết các lập luận;

(iv) Luôn lưu ý khắc phục bệnh ôm đồm, bệnh “sợ thiếu” mà hầu như ai cùng mắc ít hoặc nhiều.

3- Bài viết pháp lý phải giản dị, dễ hiểu, giàu sức thuyết phục

Mọi bài viết pháp lý phải luôn hướng tới đối tượng độc giả nhất định. Vì lẽ đó, tính giản dị, dễ hiểu giúp cho độc giả hiểu được, nhớ được, làm được. Con người thường suy nghĩ bằng hình ảnh và ngôn ngữ trong đầu mình. Ngôn ngữ trừu tượng trong đầu sẽ làm suy nghĩ của ta mơ hồ. Trong tư duy, giản dị thường đồng nghĩa với cụ thể. Bởi vậy, viết đúng với trình độ của độc giả, viết rõ ràng, ngắn gọn, ngôn từ phải trong sáng và mạch lạc, tránh để độc giả hiểu đa nghĩa, hiểu sai ý tưởng.

Cách sử dụng thuật ngữ chuyên môn trong các văn bản là cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp phải sử dụng thuật ngữ chuyên môn quá chuyên biệt mà đối tượng người đọc khó hiểu thì phương án tốt hơn là: hãy dùng một từ phổ thông có nghĩa tương đương hoặc định nghĩa, giải thích thuật ngữ đó.

Trong mối liên hệ giữa suy tư sâu sắc và cách viết giản dị, chì khi người viết hiểu được vấn đề một cách rất sâu sắc thì mới đủ khả năng để trình bày vấn đề đó một cách dễ hiểu nhất. Một số lưu ý liên quan tới yêu cầu này là:

(i) Diễn tả ý tưởng rõ ràng, đi thẳng vào chủ đề, nội dung cần viết; 

(ii) Tránh sự khác biệt hoặc mâu thuẫn trong các quan điểm, lập luận; Không dùng những từ ngữ và cách viết có thể gây ra hiểu lầm; 

(iii) Viết đúng ngữ pháp, chính tả; Sử dụng từ chính xác, ưu tiên dùng từ thuần Việt, nếu sử dụng từ nước ngoài thì phải có giải thích nghĩa của từ;

(iv) Sử dụng đúng thuật ngữ nhưng không lạm dụng thuật ngữ pháp lý; Tránh sử dụng từ quá phức tạp và trừu tượng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest.

4- Bài viết pháp lý phải đảm bảo chất lượng chuyên môn

Khi viết, người viết phải cẩn trọng từ nội dung đến hinh thức của bài viết, nêu dễ dãi trong việc viết chính là lúc uy tín của người viết có nguy cơ bị xói mòn. Một bài viết pháp lý cẩn trọng và thể hiện sự kiên trì là bài viết có chiều sâu chuyên môn, thể hiện sự đầu tư tìm tòi để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, các quan điểm của người viết thể hiện đúng mực, nghiêm túc và có căn cứ, không có sự luộm thuộm, cẩu thả trong nội dung, hình thức, văn phong và ngôn từ. 

Để bài viết đảm bảo chất lượng chuyên môn, người viết cần:

(i) Luôn suy nghĩ từng nội dung một cách thấu đáo, lật đi lật lại vấn đề; 

(ii) Đánh giá vấn đề một cách toàn diện, tránh cách nhìn phiến diện, võ đoán; 

(iii) Chỉ chấp nhận đưa vào bài viết một quan điểm, lập luận nếu có căn cứ và xác thực; 

(iv) Sắp đặt tỉ mỉ cho từng ý tưởng, từng câu viết; 

(v) Luôn tìm tòi, học hỏi những cách nhìn nhận khác biệt đối với vấn đề đang được giải quyết để tìm ra những ý hay, xác đáng và sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình đế lựa chọn quan điểm khác phù hợp hơn; 

(vi) Không tự hài lòng với những gì mình đã viết ra, luôn tìm kiếm cơ hội chỉnh sửa, không ngại xóa đi để viết lại những nội dung mà mình chưa thực sự hài lòng về chất lượng; 

(vii) Rà soát kỹ càng kết cấu bài viết, văn phong, câu chữ, từ ngữ của bài viết.

5- Bài viết pháp lý phải đảm bảo tính trang trọng, lịch sự

Văn phạm khi viết phải thể hiện sự nghiêm túc, lịch sự. Ngôn ngữ trong văn bản viết thể hiện sự tôn trọng độc giả, phản ánh trình độ giao tiếp, văn hoá, văn minh trong Hành nghề Luật. Do đó, người viết cần lưu ý:

(i) Sử dụng các cách diễn đạt và từ ngữ thê hiẹn cam nghi, quan điểm của mình một cách nhã nhặn, lịch thiệp; 

(ii) Hết sức tránh việc thể hiện trực tiêp tình cảm, thai đọ ca nhân của mình trong bài viết; 

(iii) Xưng danh phải khiêm tốn, sử dụng các đại từ nhân xưng trong bài viết một cách họp lý; 

(iv) Câu chữ sử dụng trong bài viết cần phù hợp với ngữ cảnh, phù họp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam nhưng không được dùng từ dân dã, xô bồ; 

(v) Những ý kiến đánh giá, kiến nghị trực tiếp cần đúng mực, tránh sự thổi phồng, nói quá hoặc sự gay gắt, quyết liệt thái quá.

6- Bài viết pháp lý phải tuân thủ kỹ thuật trình bày văn bản và có hình thức vần bản phù hợp

Một văn bản viết pháp lý cần được trình bày một cách cấn thận, sáng sủa, không có lỗi kỹ thuật, lỗi chính tả, có hình thức phù hợp. Cách trình bày cần đảm bảo tính khoa học, nên chia đoạn và xuống dòng theo từng ý nhằm giúp độc giả dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản. Một nguyên tắc mà người soạn thảo cần phải biết là mỗi trang đánh máy phải được chia tối thiểu thành hai đoạn. 

Sau khi soạn thảo văn bản xong, cần rà soát toàn bộ nội dung văn bản để chỉnh sửa những sai sót. Neu có thể, với những văn bản quan trọng, hãy nhờ người khác đọc lại văn bản vì người ngoài sẽ dễ dàng phát hiện những sai sót mà nhiều khi người soạn thảo không thấy.

Một số lưu ý về kỹ thuật trình bày văn bản:

(i) Viết tắt hợp lý, cần có giải thích, ghi chú về từ viết tắt đó trong lần đầu tiên sử dụng trong văn bản. Cần có sự thống nhất về phông chữ trong toàn bộ văn bản, tránh sử dụng các phông chữ khác nhau. Lưu ý, trong trường hợp cắt dán một đoạn trích dẫn nào thì cũng cần đổi phông chữ, màu nền của cả đoạn trích dẫn đó cho phù hợp với tổng thể văn bản, tránh cảm tưởng người soạn thảo sao chép, cắt dán khi soạn thảo văn bản; 

(ii) Không được quên đánh số trang;

(iii) Tuân thủ mẫu văn bản cả về phông chữ, cỡ chữ, cách trinh bày (đôi với văn bản yêu cầu mẫu theo quy định pháp luật hoặc theo mẫu của tổ chức hành nghề Luật sư). Trường hợp không có yêu cầu về mẫu, cần chủ động lựa chọn phông chữ, cỡ chữ phù hợp, thông thường là cỡ chữ 12 hoặc 13. Chú ý cách đoạn, cách dòng, lùi đầu dòng hợp lý để đảm bảo văn bản sáng sủa, dễ theo dõi. Hạn chế sử dụng chữ in hoa quá dài (vài dòng) vì sử dụng chữ in hoa liên tục giống như bạn đang “quát” lên thông điệp của mình với độc giả.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest.

Nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật, Học viện Tư pháp và một số nguồn khác

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng viết pháp lý: Yêu cầu đối với bài viết pháp lý

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.41022 sec| 1135.727 kb