Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật: Yêu cầu khi thực hiện giao tiếp

"Có lòng thành thật mà không biết quyền biến cũng là điều dẫn đến nguy vong".

- Diêm Thiết Luận

Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật: Yêu cầu khi thực hiện giao tiếp

Xét về bản chất, để giao tiếp tốt, Người hành Nghề Luật (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Luật sư...) phải có khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục, đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.

Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Luật sư... phải chủ động vận dụng được kỹ năng giao tiếp trong những tình huống đặc thù Nghề Luật.

Liên hệ

Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Luật sư và những Người hành Nghề Luật khác khi giao tiếp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, có khả năng thuyết trình rành mạch các vấn đề phức tạp tới nhiều đối tượng khác nhau.

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với những Người làm Nghề Luật. Nếu việc thuyết trình không rõ ràng, khúc chiết, đối tượng giao tiếp của những Người hành Nghề Luật sẽ không biết được người nói đang định đề cập vấn đề gì để có thể phối hợp xử lý, giải quyết.

Một Luật sư giỏi phải biết cách trình bày để các bên, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ ý kiến, quan điểm của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Thứ hai, tự tin trình bày các vấn đề phức tạp và nhạy cảm tới mọi đối tượng (từ các đối tượng lãnh đạo cấp cao, người ngang hàng hoặc các đối tượng yếu thế hơn). 

Trong quá trình giao tiếp, phong thái tự tin, đĩnh đạc là yêu cầu cần phải có để buổi giao tiếp diễn ra thuận lợi, thành công. Người hành nghề luật dù đang giao tiếp với đối tượng nào, lãnh đạo hay đồng nghiệp, người tham gia tố tụng hay khách hàng thì luôn phải tạo cho mình phong thái tự tin, trình bày các vấn đề một cách mạch lạc và rõ ràng, dù đó là vấn đề phức tạp hay nhạy cảm. 

Thứ ba, luôn tạo được ấn tượng là một người biết lắng nghe và sẵn sàng chấp nhận phản hồi mà người khác dành cho mình.

- Lắng nghe là một mắt xích quan trọng để giao tiếp tốt. Giao tiếp tốt không giống như bạn có khả năng hùng biện hay nói chuyện có sức thuyết phục mà là cuộc nói chuyện và thảo luận rõ ràng.

Sẽ không có buổi nói chuyện nào hết nếu như bạn không lắng nghe một cách chân thành và đáp lại những thông tin hay thông điệp được đưa ra. Biết cách lắng nghe còn hơn cả im lặng một cách lịch sự hay chú ý vào những gì người khác nói, nói chung nó rất khác so với sự khéo léo giả dối. Đó là một đức tính tốt, học cách để biết được người khác nghĩ gì trong đầu là sự đầu tư khôn ngoan, nó yêu cầu ta phải khiêm tốn, có tinh thần học hỏi. 

- Chú ý lắng nghe không chỉ vào nội dung được trình bày mà còn ở ngữ điệu, giọng điệu, cử chỉ điệu bộ để nắm tốt hơn các thông tin, ân ý mà người nói muốn đưa đến.

- Một người lắng nghe tốt phải biêt dành thời gian cho người khác bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi muốn nói điều gì, hãy đợi người nói dứt câu và dừng trong giây lát. Điểm dừng này cho phép chúng ta xem xét lại những gì vừa được nghe cũng như người nói xem xét cách lắng nghe của chúng ta. 

Giao tiếp có hai chiều qua lại. Chiều ngược lại của kỹ năng nói là kỹ năng lắng nghe. Nếu người hành nghề luật lắng nghe hời hợt, qua loa thì có thể bỏ sót các thông tin quan trọng. Tuy nhiên, nêu họ ghi nhớ hết tất cả thông tin đôi khi lại thành thừa và mất thời gian. Vì vậy, người hành nghề luật giỏi là người rèn luyện được kỹ năng nghe một cách chính xác và đúng trọng tâm để có thể tổng hợp và nắm đúng thông tin pháp lý cần thiết của vụ việc. Hỗ trợ cho việc lắng nghe, người hành nghề luật cần ghi lại nhanh chóng, ngắn gọn các thông tin quan trọng nhất để tránh bị quên.

Xem thêm: Dịch vụ Pháp chế doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest,

Thứ tư, ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có sức thuyết phục và gây được ảnh hưởng lên người khác.

Để giao tiếp tốt, người hành nghề luật cần có khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng các nội dung cơ bản tới nhiều đối tượng khác nhau và vận dụng được đúng giọng điệu, ngôn ngữ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể. Đôi khi trong quá trình giao tiếp, việc thay đổi lời nói, ngữ điệu sẽ giúp buổi giao tiếp đạt hiệu quả hơn.

Ví dụ: Thay vì ngồi im, hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắng nghe họ bằng những tiếng đệm. "Dạ, Vâng,..."; hoặc câu hỏi ngắn:
Vậy à? Thế à? Cải gì? Thật, không? Gì nữa?... ”. Kết luận rằng: "Tôi hiểu rồi ”, "Tôi biết rồi ”...

Thứ năm, có chiến lược rõ ràng trong giao tiếp.

Tât cả các cuộc giao tiếp trong nghề luật đều là giao tiếp có mục đích. Vì vậy, người hành nghề luật cần xác định rõ ràng chiến lược, kế hoạch trong giao tiếp. Để làm được điều đó thì người hành nghề luật cần nắm bắt được đặc điểm tâm lý của đối tượng giao tiếp, xác định mục tiêu của buổi giao tiếp, vạch ra các nội dung cần trao đổi trong buổi giao tiếp và dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong buổi giao tiếp đó. 

Thứ sáu, xử lý khéo léo các tình huống phát sinh trong giao tiếp, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu.

Trên thực tế, mặc dù đã xây dựng kế hoạch cũng như chiến lược giao tiếp rõ ràng, đầy đủ nhưng người hành nghề luật vẫn gặp phải những tình huống phát sinh trong giao tiếp. Lúc này, việc xử lý khéo léo các tình huống đó kết hợp với sự linh hoạt trong cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu sẽ giúp buổi giao tiếp đạt được hiệu quả cao.

Ví dụ: Trong quá trình giao tiếp, trao đổi với Luật sư, khách hàng có thể trình bày nội dung sự việc không đủng trọng tâm hoặc trình bày lan man, dài dòng. Do đó, Luật sư cần lưu ý định hướng cho khách hàng trình bày đúng nội dung vụ việc. Tuy nhiên, sự can thiệp của Luật sư phải đúng lúc, với cách thức, lời lẽ phù hợp để khách hàng không bị hụt hẫng vì họ là người luôn có xu hướng được bày tỏ và mong được chia sẻ. Đồng thời, Luật sư cũng cần phải tỉnh táo để không bị khách hàng lôi cuốn vào việc trình bày không có phương hướng.

Như vậy, có thể thấy rằng, mọi cuộc giao tiếp trong nghề luật đều phải được thể hiện bằng thái độ chân thảnh, đúng mực, nghiêm túc, lịch sự, có như vậy mới tạo được thiện cảm và giữ được mối quan hệ tốt đẹp cũng như niềm tin với các đối tượng cần giao tiếp.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật: Yêu cầu khi thực hiện giao tiếp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.47241 sec| 1099.039 kb