Một số yêu cầu và kỹ năng của Luật sư trong hoạt động tư vấn đầu tư

"Luật pháp quá nhẹ nhàng ít khi được tuân theo. Luật pháp quá hà khắc, hiếm khi được thi hành".

Benjamin Franklin, chính trị gia, thành viên nhóm lập quốc, Mỹ

Một số yêu cầu và kỹ năng của Luật sư trong hoạt động tư vấn đầu tư

Tư vấn pháp luật về đầu tư gắn liền với các hoạt động kinh tế. Để có thể tư vấn pháp luật về đầu tư tốt, Luật sư cần hiểu các hoạt động kinh tế của khách hàng diễn ra như thế nào.

Luật sư tư vấn cần nắm vững kiến thức pháp luật và kiến thức về kinh tế, các đặc điểm pháp lý của các loại hình kinh doanh, có kiến thức cơ bản về quản trị và điều hành doanh nghiệp, có kỹ năng chuyên sâu về phân tích và suy luận pháp lý, tư vấn pháp luật.

Trong tư vấn đầu tư, Luật sư thường đóng nhiều vai trò: người tư vấn, người thương lượng, người hòa giải, người giải quyết tranh chấp. 

Liên hệ

I- YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC CỦA LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ

Thứ nhất, Luật sư tư vấn cần nắm vững kiến thức pháp luật và kiến thức về kinh tế. Tư vấn pháp luật về đầu tư gắn liền với các hoạt động kinh tế, do vậy, để có thể tư vấn pháp luật về đầu tư tốt, Luật sư cần hiểu các hoạt động kinh tế của khách hàng diễn ra như thế nào. Kiến thức kinh tế còn tạo cho Luật sư một ngôn ngữ chung - ngôn ngữ kinh tế - thuận lợi cho quá trình giao tiếp và tư vấn.

Ngoài ra, tiêu chuẩn kinh tế cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quà về các tư vấn pháp luật của Luật sư ngoài sự an toàn vệ pháp lý.    

Thứ hai, Luật sư tư vấn cần nắm chắc đặc điểm pháp lý của các loại hình kinh doanh. Hoạt động đầu tư sẽ được triển khai thông qua một hoặc một số loại hình kinh doanh. Các loại hình kinh doanh tại Việt Nam có thể kể đến là: (i) Cá nhân kinh doanh; (ii) Hộ kinh doanh cá thể; (iii) Tổ hợp tác; (iv) Các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần). Mỗi loại hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, Luật sư cần nắm được các ưu điểm và nhược điểm của các loại hình này để tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất.

Luật Đầu tư còn điều chỉnh các hoạt động đầu tư dưới hình thức hợp đồng - đầu tư không gắn với việc thành lập pháp nhân, cụ thể là hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC). Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư, còn hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng ppp khá đa dạng bao gồm: Hợp đồng dự án, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL), hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT), hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M).

Ngoài ra, chi nhánh, văn phòng đại diện cũng có thể đóng vai trò nhất định trong các dự án đầu tư của khách hàng, do vậy, Luật sư cũng phải nắm được đặc điểm pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Từ việc nắm được các ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình kinh doanh, Luật sư có thể kết hợp các loại hình kinh doanh này để tạo ra cấu trúc đầu tư đa dạng và tối ưu hóa ưu điểm của các hình thức kinh doanh nêu trên.

Thứ ba, Luật sư tư vấn cần có kiến thức cơ bản về quản trị và điều hành doanh nghiệp. Kiến thức về quản trị và điều hành doanh nghiệp giúp Luật sư hiểu được quá trình vận hành doanh nghiệp và từ đó hiểu được bối cảnh khi ý kiến tư vấn của mình được áp dụng trong thực tế. Thiếu kiến thức về quản trị và điều hành doanh nghiệp khiến các tư vấn pháp lý của Luật sư khô cứng và xa lạ với môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó hiệu quả tư vấn không cao về mặt kinh tế và khó đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

II- YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ

Các kỹ năng cần đào tạo và bồi dưỡng cho Luật sư mới hành nghề, Luật sư tập sự trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đầu tư được chia thành hai nhóm kỹ năng chính, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng xã hội. về cơ bản, có thể khái quát các yêu cầu về kỹ năng sau:

1- Kỹ năng của luật sư về phân tích và suy luận pháp lý

Kỹ năng phân tích và suy luận pháp lý là kỹ năng quan trọng nhất cho một Luật sư trong hoạt động tư vấn cũng như trong tranh tụng.

Để có thể đưa ra giải pháp pháp lý cho khách hàng, Luật sư sử dụng các công cụ sau: (i) 3 câu hỏi pháp lý; (ii) Mô hình IRAQ; (iii) Xác định vai trò pháp lý.

2- Kỹ năng của luật sư khi tư vấn pháp luật

Tư vấn là quá trình thu nhận những thông tin khách quan, những tri thức hiểu biết về một lĩnh vực nhất định không xuất phát và không bị chi phối bởi các động cơ chủ quan khác nhau của người tư vấn và người cần tư vấn. Vì vậy tư vấn có thể được xem như là những lời khuyên từ một người có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực nào đó cho những người hoặc tổ chức có hiểu biết hạn chế hoặc không hiểu biết gì về lĩnh vực đó.

Để có kỹ năng tư vấn pháp luật, người tư vấn không chỉ có kiến thức pháp luật, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vê ti vấn pháp luật, kinh nghiệm cuộc sống xã hội mà còn phải có khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức, hiếu biết đó Để phân tích, giải đáp, hướng dẫn đối tượng xử sự phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội đề bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Từ những điều đã phân tích trên đây, chúng ta có thể đưa ra khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý nhằm giúp cho người được tư vấn biêt cách xử sự hoặc giải quyết những vướng mắc pháp luật của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo khái niệm này, kỹ năng tư vấn pháp luật đòi hỏi người tư vấn phải có khả năng vận dụng tri thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật.

Như vậy, kỹ năng tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm các kỹ năng sau đây:

(i) Kỹ năng thụ lý vụ việc;

(ii) Kỹ năng tiếp đối tượng và nghe đối tượng trình bày;

(iii) Kỹ năng yêu cầu đối tượng cung cấp giấy tờ liên quan đến vụ việc; xem xét, xác minh, thu thập chứng cứ (nếu thấy cần thiết) để hiểu rõ bản chất vụ việc và vướng mắc của đối tượng;

(iv) Kỹ năng tra cứu tài liệu pháp luật, tìm cơ sở pháp lý Để giải thích, hướng dẫn phù hợp với pháp luật;

(v) Kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn cho đối tượng;

(vi) Kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội để tư vấn, giải đáp, hướng dẫn, đưa ra lời khuyên, đưa ra giải pháp, định hướng cho đối tượng tháo gỡ vướng mắc pháp luật, xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội;

(vii) Kỹ năng lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ tư vấn pháp luật.

Tùy theo từng loại vấn đề (vụ việc tư vấn) và từng loại đối tượng cụ thể mà sử dụng các kỹ năng cùng một thời điểm hoặc sử dụng kỹ năng này trước, kỹ năng kia sau. Thông thường, Để tiến hành tư vấn một vụ việc, người tư vấn phải tiếp đối tượng (nghiên cứu hồ sơ vụ việc); nghe các bên tranh chấp trình bày, yêu cầu đưa ra tài liệu có liên quan đến yêu cầu tư vấn.

Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành xem xét, xác minh vụ việc; tra cứu tài liệu pháp luật, tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, vận dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, giải thích, hướng dẫn đối tượng ứng xử phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Bên cạnh yêu cầu hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cần thiết Luật sư phải trang bị các kỹ năng xã hội. Nhóm kỹ năng xã hội bao gồm các kỹ năng:

(i) Kỹ năng giao tiếp: (i) Ngoại ngữ là điều kiện cơ bản; (ii) Giao tiếp tốt, linh động, sáng tạo và không định kiến trong giao tiếp;

(ii) Kỹ năng thương lượng;

(iii) Kỹ năng tổ chức và quản lý công việc pháp lý.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Một số yêu cầu và kỹ năng của Luật sư trong hoạt động tư vấn đầu tư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.60148 sec| 1114.656 kb