Áp dụng pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
1- Áp dụng pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được điều chỉnh bằng pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Các quy phạm pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể thuộc nhiều nguồn luật khác nhau, trong đó cơ bản phải kể đến là các văn bản pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại. Vấn đề đặt ra ở đây là việc áp dụng các nguồn luật trên đối với hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói chung cũng như đối với từng hợp đồng cụ thể trong lĩnh vực thương mại.
Ở Việt Nam, việc áp dụng pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005 và các văn bản luật chuyên ngành. Trong đó, quy định các nguyên tắc về áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005 và các luật chuyên ngành, áp dụng Điều ước quốc tế, tập quán thương mại, thói quen thương mại.
[a] Áp dụng các văn bản luật quốc gia
Các văn bản pháp luật quốc gia là nguồn luật cơ bản và chủ yếu nhất điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Các văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam bao gồm Bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005, các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật đó.
Theo các nguyên tắc áp dụng pháp luật được quy định trong các văn bản kể trên, khi ký kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, trước hết áp dụng văn bản pháp luật chuyên ngành, nếu trong văn bản pháp luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng Luật thương mại năm 2005 và trong trường hợp Luật thương mại năm 2005 cũng như luật chuyên ngành đó không quy định thì áp dụng những quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về vấn đề đó. Với phạm vi áp dụng của Bộ luật dân sự năm 2015, các quy định về hợp đồng dân sự được áp dụng chung cho hợp đồng nói chung trong các lĩnh vực dân sự, lao động, thương mại và đâu tư kinh doanh. Như vậy, Bộ luật dân sự là văn bản gốc điều chỉnh mọi quan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng trong thương mại.
Ví dụ: Khi ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa dường sắt, văn bản đầu tiên được áp dụng đó là Luật Đường sắt, nhưng trong Luật Đường sắt lại không có quy định về chế tài, do đó, phải áp dụng những quy định về chế tải trong thương mại theo Luật thương mại. Tuy nhiên, Luật thương mại, Luật Đường sắt đều không có những nội dung liên quan đến hợp đồng vận chuyển võ hiệu thì văn bán được áp dụng ở đây sẽ là Bộ luật dân sự.
Đối với các hợp đồng thương mại quốc tế, pháp luật quốc gia có thế được áp dụng theo những điều kiện nhất định. Thông thường pháp luật quốc gia được áp dụng trong các trường hợp sau: (i) Các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn áp dụng: (ii) Điều ước quốc tế mà các quốc gia (có các chủ thể của hợp đồng mang quốc tịch của quốc gia đó) ký kết hoặc tham gia có quy định điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế là luật của một quốc gia nhất định; (iii) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chọn luật áp dụng (khi các bên không đạt được thỏa thuận về luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng).
Trường hợp có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, xung đột pháp luật sẽ nảy sinh và đòi hỏi phải được giải quyết. Thực chất của việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế là lựa chọn một hệ thống pháp luật để áp dụng cho quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế. Khi được chọn áp dụng, luật quốc gia được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật. Nếu luật của Việt Nam được chọn áp dụng, thì toàn bộ các quy định có liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế sẽ được áp dụng.
[b] Áp dụng Điều ước quốc tể
Trong lĩnh vực thương mại nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng, có rất nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương đã được thiết lập mà Việt Nam đã hoặc sẽ là thành viên. Trong đó phải kể đến các điều ước quan trọng như: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS), có hiệu lực tử ngày 01/01/1995; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ký ngày 02/02/2016; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA), kết thúc đàm phán tháng 02/2016; Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), có hiệu lực từ ngày 10/12/2001; Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), có hiệu lực tại Việt Nam ngày 01/01/2017.
Việc áp dụng Điều ước quốc tế tại Việt Nam dựa trên các nguyên tắc quy định trong Bộ luật dân sự, Luật thương mại cũng như các luật chuyên ngành. Khi áp dụng điều ước quốc tế đối với các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, cần phân biệt hai trường hợp:
(i) Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên, nếu điều ước có quy định khác với pháp luật Việt Nam, thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế;
(ii) Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên, thì các bên trong hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có quyền thỏa thuận áp dụng những nội dung không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
[c] Áp dụng tập quán thương mại
Tập quán thương mại là nguồn luật rất quan trọng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là trong thương mại quốc tế. Theo Luật thương mại năm 2005, tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận đề xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tập quán thương mại thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, khi các mối quan hệ này không được điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hoặc điều ước quốc tế và luật pháp của các quốc gia.
Hiện nay, trong quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế, khi đề cập đến tập quản thương mại cần đặc biệt quan tâm đến Các điều kiện thương mại quốc tế, gọi tắt là Incoterms (International Commercial Terms), Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practise for Documentary Credit - UCP) do Phòng Thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) tập hợp và phát hành...
[d] Thói quen thương mại
Thói quen thương mại cũng là nguồn quy phạm điều chinh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Theo Luật thương mại, thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest
2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Áp dụng pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Áp dụng pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm