Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Để biến những ý tưởng thú vị trở thành hiện thực và những công nghệ còn non yếu thành một công ty có thể tiếp tục đổi mới trong nhiều năm trời, ta cần nhiều kỷ luật".
Steve Paul Jobs, 1955 - 2011, doanh nhân, đồng sáng lập viên, cựu CEO của Hãng Apple (Mỹ)
Doanh nghiệp đến người tiêu dùng (Business-to-Consumer - B2C) là quá trình doanh nghiệp bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng, không thông qua trung gian. Ngày nay, B2C chủ yếu là nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm/ dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua Internet. Phương thức này trở thành mối đe dọa đối với các nhà bán lẻ truyền thống.
Doanh nghiệp B2C sẽ tiếp tục phát triển cùng với thương mại điện tử, xu hướng mua sắm trên mạng xã hội và thiết bị di động. Các doanh nghiệp có xu hướng áp dụng các công nghệ tương tác mới, như ứng dụng AR và VR... biến các cửa hàng trực tuyến thành môi trường trải nghiệm thực tế để người tiêu dùng ghé thăm.
Thuật ngữ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (Business-to-Consumer, viết tắt: B2c) là mô hình bán lẻ, theo đó hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển trực tiếp từ doanh nghiệp (business) đến người dùng cuối đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cá nhân (consumer). B2C truyền thống là mua sắm tại trung tâm thương mại, ăn uống tại nhà hàng, xem phim trả tiền và quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, sự phát triển của Internet đã tạo ra một kênh kinh doanh B2C hoàn toàn mới dưới hình thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet. Mô hình B2C mang những đặc điểm riêng biệt:
Với mô hình kinh doanh B2C, doanh nghiệp bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người mua hàng cá nhân. Khách hàng thuộc mô hình B2C mua sản phẩm/ dịch vụ sử dụng cho mục đích các nhân, không phải để bán lại. Vì vậy, trong mô hình này, người tiêu dùng cuối cùng là đối tượng khách hàng chính.
Không giống như B2B, các doanh nghiệp thường có mối quan hệ bền chặt, thì B2C có thể có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, mang lại cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng về sản phẩm, giá cả, mẫu mã...
Cũng vì số lượng nhà cung cấp trên thị trường B2C là rất lớn, nên doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp, uy tín trong lòng khách hàng cũng như không ngừng đưa ra các chiến dịch Marketing mới lạ, các sản phẩm/ dịch vụ độc đáo nếu không muốn bị thay thế bởi những đối thủ cạnh tranh khác.
Mô hình kinh doanh B2C thường có xu hướng tập trung vào việc bán hàng trong thời gian ngắn hạn. Trong mô hình này, các giao dịch mua bán thường được thực hiện nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là mô hình kinh doanh B2C không có khía cạnh dài hạn. Các doanh nghiệp B2C cũng cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, tạo niềm tin và sự trung thành từ phía khách hàng.
Thị trường tiêu dùng của mô hình B2C rất đa dạng và cạnh tranh. Đặc biệt là khi internet phát triển vượt bậc, các kênh mạng xã hội như một miếng bánh ngon lành để kinh doanh như Tiktok, Facebook... càng khiến thị trường kinh doanh nhộn nhịp và cạnh tranh hơn bao giờ hết. Khách hàng giờ đây có thể lướt xem và đặt hàng trực tiếp nhanh chóng trên chiếc điện thoại thông minh chỉ với vài thao tác đơn giản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực cần thiết kế chiến lược Marketing hiệu quả để tiếp cận thị trường, phát triển sản phẩm/ dịch vụ hấp dẫn, độc đáo, giá cả cạnh tranh và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Do nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục, các doanh nghiệp B2C cần phải cập nhật sản phẩm/dịch vụ của mình thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giữ vững lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn như một cửa hàng bán quần áo nữ, cần cập nhật liên tục các mẫu mã mới, phù hợp với xu hướng thị trường thời trang hiện tại, phù hợp với thời tiết theo từng mùa.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Mô hình kinh doanh B2C (Business-to-Consumer) mang lại nhiều lợi ích đối với các doanh nghiệp. Một số lợi ích khi kinh doanh theo mô hình B2C phải kể đến như: Tiếp cận đến số lượng khách hàng lớn, Tăng tính tương tác với khách hàng, Tính linh hoạt trong việc bán hàng, Chu kỳ bán hàng ngắn, Tăng tính cạnh tranh trên thị trường,
Với mô hình B2C, doanh nghiệp có thể tiếp cận đến số lượng khách hàng lớn, bao gồm cả khách hàng mới và khách hàng cũ, thông qua các kênh mạng xã hội, website, quảng cáo... Từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và tăng trưởng kinh doanh. Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Trong số này, có tới 95% thiết bị sử dụng internet. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp thay đổi chiến lược Marketing, tiếp cận nhiều hơn với khách hàng bằng điện thoại, chẳng hạn như sử dụng các ứng dụng di động, tối ưu hóa website trên thiết bị di động,...
Mô hình B2C cho phép doanh nghiệp tăng tính tương tác với khách hàng thông qua các kênh kênh bán hàng, truyền thông mạng xã hội. Đồng thời dựa vào nhân khẩu học như tên, độ tuổi, sở thích... để cá nhân hóa, thực hiện các chiến dịch quảng cáo phù hợp, có những chỉnh sửa, bổ sung về sản phẩm để phù hợp với thị hiếu khách hàng.
B2C cho phép doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau như cửa hàng truyền thống, mạng lưới bán lẻ, trang web, ứng dụng di động và kênh mạng xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc bán hàng và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng.
Mô hình B2C có chu kỳ bán hàng ngắn, khách hàng không cần đắn đo quá nhiều, quá lâu để thực hiện mua hàng. Hơn nữa, giờ đây họ không còn bị giới hạn về thời gian hay địa điểm mua sắm, doanh nghiệp có thể đưa ra các dịch vụ đặt hàng giao nhanh thông qua tính năng này. Chẳng hạn như Tiki hay Hasaki (Cửa hàng mỹ phẩm) có chương trình giao nhanh trong 02 giờ.
Bằng cách hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm/ dịch vụ và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ và internet, doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến để tiếp cận khách hàng rộng rãi và tối ưu hơn. Điều này giúp tiết kiệm một khoản chi phí quảng cáo và tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
Thông thường có năm loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến mà hầu hết các công ty sử dụng để nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng.
Đây là mô hình phổ biến nhất mà mọi người mua hàng từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Những người này có thể bao gồm các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc chỉ là các phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa bán sản phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau.
Đây là những người liên lạc hoặc người trung gian không thực sự sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ kết nối người mua và người bán. Các trang web như Shopee, Lazada, Tiki... nằm trong danh mục này.
Mô hình này sử dụng nội dung miễn phí để thu hút khách truy cập vào trang web. Những khách truy cập đó, đến lượt mình, sẽ thấy quảng cáo kỹ thuật số hoặc trực tuyến. Lượng truy cập web lớn được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ. Một ví dụ là các trang web truyền thông như VnExpress, Baomoi... một trang web có lượng truy cập cao kết hợp quảng cáo với nội dung gốc của nó.
Các trang web như Meta (Facebook), xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích chung, giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng. Các trang web thường nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên thông tin nhân khẩu học và vị trí địa lý của người dùng.
Các trang web trực tiếp đến người tiêu dùng như TV360, Netflix tính phí để người tiêu dùng có thể truy cập nội dung của họ. Trang web cũng có thể cung cấp nội dung miễn phí nhưng có giới hạn trong khi tính phí cho hầu hết các nội dung. VnExpress và các tờ báo lớn khác thường sử dụng mô hình kinh doanh B2C thu phí.
Xem thêm: Hợp đồng dịch vụ pháp lý (mẫu) Công ty luật TNHH Everest
Đặc điểm |
B2C |
B2B |
Khách hàng |
Người tiêu dùng cuối cùng |
Các tổ chức, doanh nghiệp |
Số lượng mua hàng |
Số lượng hàng hoá nhỏ lẻ |
Số lượng hàng hoá lớn, giá trị cao |
Mối quan hệ |
Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng |
Nhà cung cấp - Nhà sản xuất |
Tốc độ |
Diễn ra trong thời gian ngắn, bằng cách liên tục cập nhật các thông điệp, hình ảnh quảng cáo, doanh nghiệp có thể thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng |
Chu kỳ bán hàng kéo dài, có thể là một vài tháng đến vài năm |
Quá trình ra quyết định |
Khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh chóng khi họ cảm thấy sản phẩm/ dịch vụ đó phù hợp với mình |
Khách hàng quyết định dựa trên lý tính, chịu nhiều sự chi phối của các bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp |
Quy trình giao dịch |
Khách hàng chỉ việc thanh toán rồi nhận hàng |
Quy trình phức tạp, qua nhiều bước, nhiều cân nhắc về hợp đồng |
Chiến lược Marketing |
Phải nhấn mạnh vào tính cá nhân hóa, trải nghiệm cũng như kỹ năng chốt sales |
Xây dựng hình ảnh thương hiệu, danh tiến cũng như mối quan hệ hợp tác bền chặt |
Người ra quyết định mua |
Khách hàng cá nhân |
Nhiều bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp |
Thanh toán |
Trả ngay/ trả góp |
Tuân theo hợp đồng |
Sản phẩm/ dịch vụ |
Đa dạng |
Sản phẩm/ dịch vụ chuyên môn |
Các chiến dịch hiệu quả trong mô hình kinh doanh B2C thường bắt đầu bằng việc tiến hành nghiên cứu thị trường sâu rộng. Để xây dựng thông điệp hiệu quả và lựa chọn các yếu tố chiến dịch phù hợp, các doanh nghiệp B2C cần phải có thông tin chi tiết về khách hàng, bao gồm thông tin về đối tượng khách hàng là ai, sở thích của họ, những vấn đề và khó khăn mà họ đang gặp phải, những điều họ mong muốn, và cả nơi họ thường tìm kiếm thông tin.Một số chiến lược Marketing hiệu quả cho mô hình B2C phải kể đến như:
Tối ưu hóa trang web là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị B2C. Khi trang web được tối ưu hóa, nó mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, với giao diện dễ sử dụng, tốc độ tải trang nhanh, và thông tin về sản phẩm/dịch vụ dễ dàng tìm thấy. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện mua sắm.
Hơn nữa, tối ưu hóa trang web cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Một trang web được tối ưu hóa thể hiện đầy đủ giá trị và thông điệp của doanh nghiệp, tạo ấn tượng tích cực với khách hàng, và từ đó xây dựng lòng tin. Điều này giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Tối ưu hóa nội dung SEO cho trang web là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị B2C. Việc này giúp cải thiện sự hiển thị của trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc, và các công cụ khác. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, có các bài viết liên quan từ doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội tốt hơn để tiếp cận khách hàng và xây dựng uy tín trong mắt họ.
Tuy nhiên, quá trình tối ưu hóa nội dung không chỉ dựa vào việc chứa từ khóa. Nó cũng phải cung cấp thông tin hữu ích, đáng tin cậy và hấp dẫn. Điều này giúp tạo sự kết nối với khách hàng, xây dựng niềm tin và tăng khả năng khách hàng thực hiện hành động mua hàng.
Với một lượng lớn người dùng trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Tiktok, YouTube, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua việc triển khai các chiến dịch tiếp thị như sản xuất nội dung chất lượng và chạy quảng cáo.
Một lợi ích quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội trong mô hình B2C là khả năng tạo ra sự tương tác tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bằng cách trả lời các câu hỏi, tiếp nhận phản hồi và đáp ứng nhanh chóng đối với yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin, tạo sự gắn kết, và tăng khả năng trở thành khách hàng trung thành của họ.
Email marketing cho phép doanh nghiệp gửi thông điệp trực tiếp đến hộp thư của khách hàng, có thể là thông điệp quảng cáo, thông báo khuyến mãi, tin tức về sản phẩm mới, hoặc nội dung giá trị và thông tin hữu ích. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
Hơn nữa, qua email marketing, doanh nghiệp có thể gửi các thông điệp cá nhân hóa và tương tác trực tiếp với khách hàng. Việc chia sẻ nội dung giá trị, lắng nghe ý kiến, nhận phản hồi, đáp ứng nhanh chóng qua email giúp tạo sự kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng và thúc đẩy hành động mua hàng.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tạo điều kiện cho việc phát triển ứng dụng di động tiện lợi và linh hoạt. Với số lượng người dùng di động ngày càng tăng, việc sở hữu một ứng dụng di động giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn đối tượng khách hàng tiềm năng.
Trên ứng dụng di động, doanh nghiệp có thể cung cấp các ưu đãi đặc biệt và chương trình khuyến mãi riêng dành cho khách hàng trung thành. Việc cung cấp điểm thưởng, mã giảm giá, quà tặng và các ưu đãi độc quyền thông qua ứng dụng giúp khách hàng tạo động lực để tiếp tục sử dụng và mua sắm từ doanh nghiệp.
Thực hiện chiến lược tiếp thị qua ứng dụng di động cũng giúp xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp B2C. Ứng dụng di động mang thương hiệu của doanh nghiệp, cung cấp trải nghiệm tương tác và giao dịch trực tiếp cho khách hàng. Việc phát triển một ứng dụng di động chất lượng, có giao diện thân thiện và tích hợp các tính năng hữu ích giúp tạo sự nhận diện tích cực cho thương hiệu của bạn.
Cá nhân hoá trong mô hình B2C đặt mục tiêu đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu đặc thù của từng khách hàng. Thay vì tiếp cận một cách tổng quát, cá nhân hoá cho phép doanh nghiệp thu thập thông tin cá nhân, sở thích và hành vi tiêu dùng của từng khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến dịch tiếp thị mà khách hàng có thể đồng cảm và cảm thấy giá trị.
Thông qua việc gửi thông điệp cá nhân hoá, doanh nghiệp có thể tạo ra cảm giác riêng tư và quan tâm đến từng khách hàng. Việc gửi email, thông báo hoặc tin nhắn cá nhân hoá cũng giúp khách hàng cảm thấy họ đặc biệt với doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng và tạo ra sự tương tác tích cực hai chiều. Điều này cũng đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả hơn.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm