Đặc điểm và các hình thức của Nhượng quyền thương mại

03/06/2024
Mai Công Phú
Mai Công Phú
Nhượng quyền thương mại có những đặc điểm riêng biệt giúp phân biệt nó với các hoạt động thương mại khác và ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới với nhiều hình thức đa dạng. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về phân loại các hình thức nhượng quyền thương mại, đây là một hạn chế so với các quốc gia khác. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các đặc điểm hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

1- Đặc điểm của nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại được đặc trưng bởi một số đặc điểm mà thông qua chúng ta có thể phân biệt một cách dễ dàng nhượng quyền thương mại với các hoạt động thương mại khác, cụ thể:

[a]- Chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại

Chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhận quyền và bên nhận quyền đều phải là các pháp nhân độc lập và không phụ thuộc với nhau về mặt tài chính cũng như về mặt pháp lý.

Bên nhận quyền kinh doanh dưới một cái tên thương hiệu nhưng lại chủ động hoàn toàn trong việc kinh doanh của mình và tự chịu trách nhiệm với lợi nhuận, không liên quan đến bên nhượng quyền. Hoạt động nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc dù và phải do các thương nhân thực hiện. Chủ thể hoạt động nhượng quyền thương mại đều là những doanh nghiệp độc lập về mặt trách nhiệm với khách hàng hoặc với đối tác trong kinh doanh, vì vậy sẽ có và cần có địa vị pháp lý độc lập khi tiến hành nhượng quyền thương mại. Giống như đa phần các hoạt động thương mại khác, thương nhân nhượng quyền muốn tiến hành hoạt động nhượng quyền của mình thì đều phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước.

[b]- Đối tượng chuyển giao trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Đối tượng chuyển giao trong hoạt động nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”. Quyền thương mại do bên nhượng quyền sáng tạo nên và được chuyển giao thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hiện nay, khái niệm về “quyền thương mại” vẫn còn chưa được quy định cụ thể nên có thể nói đây vẫn còn là một khái niệm mở. Quyền thương mại có thể nói là gắn liền với các yếu tố về sở hữu trí tuệ, vì quyền thương mại có thể chỉ đơn giản là tên thương mại, là nhãn hiệu hay cũng có thể là mô hình kinh doanh, là bí quyết bán hàng, là công thức của sản phẩm hay là công nghệ sản xuất,… đó đều là sản phẩm của sự sáng tạo. Có thể thấy, quyền thương mại là một thể thống nhất được tạo ra bởi các quyền tài sản khác nhau như quyền sở hữu công nghiệp, quyền kinh doanh,…

[c]- Giữa các bên trong mối quan hệ nhượng quyền có liên hệ mật thiết

Bên nhận quyền phải dùng nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền để phân phối hàng hoặc cung ứng dịch vụ, đồng thời bên nhượng quyền phải hỗ trợ giúp đỡ về đào tạo, kỹ thuật trong quá trình kinh doanh theo hợp đồng. Cũng vì lẽ đó mà bên nhận quyền sẽ chịu sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ từ bên nhượng quyền, đảm bảo đồng bộ về hoạt động kinh doanh với toàn mạng lưới. Bên nhận quyền đương nhiên cũng phải trả một khoản phí tương xứng. Trong nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền, đây là điều kiện tiên quyết không thể thiết để xác định hoạt động đấy có phải nhượng quyền thương mại hay không.

[d]-  Tính đồng bộ và thống nhất

Về tính đồng bộ và thống nhất của toàn hệ thống nhượng quyền thương mại. Đây là đặc điểm mang tính bản chất và bất biến của nhượng quyền thương mại. Điều này được thể hiện ở chỗ thống nhất về hành động của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền nhằm duy trì hình ảnh đặc trưng và duy trì dịch vụ đặc trưng cũng như thống nhất được về lợi ích của bên nhận quyền và bên nhượng quyền. Mục đích chính của nhượng quyền thương mại là hướng tới sự đồng bộ và phát triển hệ thống nhượng quyền sao cho khách hàng khó lòng nhận ra được sự khác biệt giữa cơ sở nhượng quyền với hệ thống.

[e]- Đa dạng trong các hình thức biểu hiện

Hoạt động nhượng quyền thương mại thể hiện sự đa dạng trong các hình thức biểu hiện. Cụ thể, hoạt động nhượng quyền thương mại có thể được phân loại dựa trên một số tiêu chí như sau:

(i) Theo tiêu chí cấp độ: Hoạt động nhượng quyền được phân loại thành nhượng quyền sơ cấp và nhượng quyền thứ cấp. Điều này thể hiện sự chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm giữa người nhượng quyền và người nhận quyền trong mối quan hệ nhượng quyền.

(ii) Theo tiêu chí lãnh thổ: Hoạt động nhượng quyền thương mại có thể chia thành nhượng quyền nội địa và nhượng quyền quốc tế, tùy thuộc vào phạm vi vận hành của các hợp đồng nhượng quyền.

Nhờ vào tính chất đa dạng này, hoạt động nhượng quyền thương mại đã phát triển và đem lại nhiều lợi ích cho các bên trong quan hệ này. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều giá trị cho nền kinh tế thông qua việc chia sẻ tri thức, kỹ năng và nguồn lực giữa các đối tác.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các hình thức nhượng quyền thương mại

Với đặc điểm là sự đa dạng trong hình thức biểu hiện đã phân tích ở trên, điều này cũng làm bộc lộ một điểm hạn chế của pháp luật nhượng quyền Việt Nam hiện nay đó là chưa có quy định trực tiếp nào về việc phân loại các hình thức nhượng quyền thương mại. Đây là một trong những thiếu sót so với pháp luật các quốc gia trên thế giới. Mặc dù vẫn có thể tìm thấy những quy định gián tiếp hướng tới việc phân loại hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại, ví dụ: tại  Điều 3, Nghị định 35/2006/NĐ-CP có quy định về “quyền thương mại chung”, “hợp đồng phát triển quyền thương mại” và “hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp”. Điều này chứng tỏ pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam hướng tới việc chỉ ra những loại hợp đồng nhượng quyền thương mại với tính chất khác biệt, đó cũng chính là một trong những cách phân chia hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu đây là chưa đủ đối với một hoạt động thương mại “nhạy cảm” có sự cạnh tranh cao và việc phân chia hình thức có ý nghĩa quyết định trong việc áp dụng quy định pháp luật một cách hiệu quả và triệt để.

[a]- Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ

(i) Nhượng quyền thương mại trong nước: thường là giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp mới thành lập. Hiện ở Việt Nam hình thức này đang bắt đầu phát triển.

(ii) Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Đây là hình thức mà các chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như: Uniqlo, Adidas, KFC, …

(iii) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Hiện nay, có các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đã được nhượng quyền ra các nước, có thể kể đến các thương hiệu như: cà phê Trung Nguyên

[b]- Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh

(i) Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Đây là hình thức mà người nhượng quyền cho phép người được nhận quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung ứng trong phạm vi và theo thời gian nhất định. Người nhận quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

(ii) Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Hiện nay, đây được coi là hình thức chuyển nhượng thương mại phổ biến nhất, hay còn được gọi với tên gọi khác là nhượng quyền kinh doanh. Theo đó, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền thương mại được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kỹ năng cơ bản.

[c]- Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh

Master Franchise hay có tên gọi khác là đại lý nhượng quyền độc quyền. Đây là hình thức mua nhượng quyền, trong đó người mua nhượng quyền được phép nhượng quyền lại cho bên khác trong một địa điểm, khu vực, lãnh thổ cụ thể. Master Franchise phải cam kết phát triển với bên bán về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể.

Người mua master franchise có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức franchise phát triển khu vực (Area development franchise) hay franchise riêng lẻ (single-unit franchise). Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại. Với hình thức này, bên mua thương hiệu phải chủ động tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu trong khu vực của mình.

Franchise vùng: Đây là hình thức franchise mà người mua regional franchise sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người mua master franchise để bán lại cho các người mua franchise nhỏ lẻ (single-unit franchise) trong vùng (region) mà mình mua với những quy định theo thỏa thuận với công ty nhượng quyền. Hình thức này giống như trung gian của master franchise và single-unit franchise. Điểm khác biệt của hình thức này với hình thức master franchise là chỉ có thể nhượng quyền lại cho các single-unit franchise chứ không được mở các cửa hiệu kinh doanh thương hiệu của mình.

Franchise phát triển khu vực: Ở hình thức này người bán được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh (số lượng theo cam kết với bên bán) tại một khu vực, lãnh thổ nhất định và theo thời gian cụ thể. Người mua trong trường hợp này không được phép nhượng quyền lại. Họ sẽ phải cam kết mở bao nhiêu cửa hàng franchise trong thời gian nhất định. Nếu họ muốn bán franchise lại cho bên thứ ba thì họ phải mua theo hình thức master franchise và người mua franchise phải trả một khoản phí lớn để có thể độc quyền mở các cửa hiệu nhượng quyền trong một khu vực và thời gian nhất định.

Franchise riêng lẻ: Người mua ký hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ chính hoặc master franchise) để mở ra một đơn vị kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền của bên bán, tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian cụ thể. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn và người mua franchise phải trả thêm một khoản phí. Người mua franchise theo hình thức này không thể nhượng lại cho bên thứ ba hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu. Vì thế, người mua nhượng quyền lẻ thường chỉ có thể mua được qua các master franchise (đối với thương hiệu nổi tiếng) hay các chủ thương hiệu nhỏ. Với các ví dụ điển hình như KFC, Jollibee, Lotteria, McDonald’s thông qua hình thức này để nhượng quyền vào Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đặc điểm và các hình thức của Nhượng quyền thương mại được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Đặc điểm và các hình thức của Nhượng quyền thương mại có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm và các hình thức của Nhượng quyền thương mại

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.18463 sec| 982.07 kb