Các kỹ năng viết pháp lý

"Một từ điển không có các câu trích dẫn chỉ là một khung xương". 

- Voltaire
 

Các kỹ năng viết pháp lý

Quá trình viết pháp lý là cách tiếp cận có hệ thống, có tổ chức để nghiên cứu, phân tích và viết, đồng thời giúp phát triển kỹ năng viết của mỗi cá nhân. Việc viết pháp lý theo một quá trình là cần thiết vì văn bản pháp lý được tổ chức và có cấu trúc phức tạp. Việc sử dụng quá trình viết văn bản pháp lý giúp người viết tiến hành nghiên cứu, phân tích cấu trúc, định dạng của loại văn bản định viết. Quá trình viết giúp tiết kiệm thời gian bằng cách cung cấp phương tiện để tổ chức phân tích pháp lý và tài liệu nghiên cứu khi nó được thu thập.

Nếu chỉ thu thập tài liệu nghiên cứu và ngay lập tức bắt đầu viết, thì sẽ mất rất nhiều thời gian để sửa đổi. Sử dụng quá trình viết sẽ buộc người viết phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi viết và viết theo một cấu trúc có tổ chức ngay từ đầu, làm cho việc viết trở nên có tổ chức. Viết theo quy trình giúp cho ý tưởng không bị bỏ sót, mà được ghi nhận một cách kịp thời, tránh bị mắc kẹt trong một vấn đề, luận điểm.

Liên hệ

I- XÂY DỰNG Ý TƯỞNG BÀI VIẾT PHÁP LÝ

Xây dựng ý tưởng viết là bước đầu tiên trong quá trình viết pháp lý. Ý tưởng viết trước tiên phải dựa trên việc xác định đối tượng độc giả, mục đích và chủ đề của bài viết.

1- Xác định đối tượng độc giả của bài viết pháp lý

Khi xác định đối tượng độc giả, người viết cần xác định đôi tượng độc giả chính của bài viết pháp lý là ai, ví dụ: Thẩm phán, Kiêm sát viên, khách hàng, có đặc điểm điển hình và riêng biệt vê trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật, tính cách cá nhân như thế nào. Ngoài ra, còn có các đối tượng khác không (như: Luật sư của khách hàng, người tham dự phiên tòa). Việc xác định đúng đối tượng độc giả là bước đầu tiên rất quan trọng, giúp cho người viết định hướng xây dựng bài viết có hiệu quả.

2- Xác định vấn đề mấu chốt cần trình bày trong bài viết pháp lý

Đối với ý nghĩa, yêu cầu của chủ đề bài viết, người viết cần xác định vấn đề mấu chốt muốn trình bày, các vấn đề phụ nếu có, mục đích của bài viết pháp lý là gì. Muốn như vậy, người viết cần xác định rõ phạm vi, yêu cầu của vấn đề pháp lý. Xác định đúng sẽ có căn cứ thiết lập cấu trúc cơ bản của bài viết. Các ý tưởng, ý kiến, nội dung xuất hiện liên quan đến đề tài cần được ghi lại kịp thời và luôn được bổ sung, sửa chữa.

Vấn đề cốt lõi của một bài viết là việc định hướng các ý tưởng của vấn đề mấu chốt. Một sự việc có thể có nhiều vấn đề mấu chốt. Chọn ra những yếu tố nào là vấn đề mấu chốt dựa trên cơ sở mục đích đặt ra hoặc yêu cầu của bài viết, khả năng phân tích về các khía cạnh khác nhau của vân đề trong vụ việc. Khả năng phân tích sẽ giúp giải quyêt những vụ việc đã xảy ra trên cơ sở logic hệ thống và các chứng cứ chứng minh.

3- Xây dựng ý tưởng cụ thể của bài viết pháp lý

Khi xây dựng ý tưởng viết, cần:

- Xác định yêu cầu đặt ra, quan hệ pháp luật hoặc vấn đề pháp lý và các quy định pháp luật điều chỉnh đối với quan hệ pháp luật, vấn đề pháp lý đó;

- Phân tích ưu, nhược điểm và định ra giải pháp cho vấn đề pháp lý, yêu cầu của khách hàng;

- Xác định những điểm chưa chắc chắn đế đề ra phương pháp giải quyết;

- Tư duy vấn đề theo một trật tự logic, bám sát vấn đề mấu chốt. Để xác định vấn đề mấu chốt và các sự kiện, tình tiết cơ bản, ngưòi viết nên phân biệt bản chất với tên gọi, phân biệt vấn đề chính và vấn đề phụ, phân biệt nguyên nhân và kết quả, phân biệt sự kiện và suy đoán.

Ý tưởng viết sâu sắc phải dựa trên cơ sở kiến thức sâu, rộng của người viết về vấn đề viết. Tuy nhiên, sau khi liệt kê các ý kiến, người viết nên đặt mình vào vị thế, mong muốn, suy nghĩ của độc giả để kiểm tra lại xem các ý kiến có dễ hiểu, có tính khà thi, thực tế không.

4- Tìm luật áp dụng trong bài viết pháp lý

Các căn cứ pháp luật có vai trò rất quan trọng trong các bài viết pháp lý. Một ý tưởng hay không thể chỉ được diễn giải suông, đằng sau những lập luận, những ý tưởng hay, độc giả chỉ thực sự tin tưởng khi kèm theo những càn cứ pháp luật rõ ràng. Dựa trên hệ thống các nguyên tắc áp dụng luật, trên cơ sở quan điểm, lập trường của người viết việc lựa chọn các điều luật trong từng tình huống cụ thể là cần thiết. Không những thế, việc thể hiện các căn cứ pháp luật đó phải phù hợp với các nguyên tắc tài phán của các cơ quan có thâm quyên.

Khi tìm kiếm luật áp dụng, người viết xác định hệ thong pháp luật theo tính chất và nội dung vụ việc cần giải quyêt. Đe tim kiem và áp dụng pháp luật có hiệu quả, người viết cần vận dụng nhuân nhuyên quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng.

5-Tìm tài liệu tham khảo cho bài viết pháp lý

Về cơ bản, kỹ năng viết luôn là sự kế thừa và phát triển qua rất nhiều thế hệ, trong các bài viết luôn thể hiện các quan điểm, lập trường và nhận thức của các tác giả trong một bối cảnh lịch sử cụ thê. Người viết nói chung, cũng như người viết pháp lý nói riêng luôn cần thiết phải đặt ra việc kế thừa và phát triển những nền tảng tư duy và tri thức được tích lũy qua các giai đoạn. Thông qua việc tham khảo, bằng tư duy phương pháp luận thích hợp, người viết có thể cho ra đời những bài viết hữu ích, đảm bảo tính phát triển trong quá trình hành nghề của cá nhân cũng như tích lũy kinh nghiệm.

Đối với các văn bản được pháp luật quy định theo mẫu, người viết với ý thức nghề nghiệp của mình cần thiết phải tham khảo và tôn trọng các quy định khi viết. Mỗi thể loại văn bản có đặc thù riêng, người viết cần xác định phần diễn giải tự do, phần quy định cứng theo luật để có cách triến khai đúng.

Tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với người viết, ngoài việc tôn trọng luật thực định thì kiến thức lý luận, nguyên tắc pháp lý đóng vai trò quan trọng không kém trong việc thuyết phục độc giả.

Nguồn tài liệu tham khảo có thể bao gồm các công trình nghiên cứu, bài viết, trao đổi với cơ quan nhà nước, án lệ, ý kiến pháp lý của các Luật sư, Luật gia, kết luận chuyên môn của Giám định viên, Kiểm i toán viên, ý kiến của chuyên gia khác.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

II- THIẾT KẾ, TỔ CHỨC, PHÁC THẢO DÀN Ý BÀI VIẾT PHÁP LÝ

Sau khi đã xác định được mục đích, chủ đề viết cũng như chuẩn bị “chất liệu chính cho bài viết là các quy định pháp luật, các tài liệu tham khảo liên quan, người viết tiến hành xây dựng dàn ý bài viết. Người viết lập dàn ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến để phục vụ nội dung viết với những yêu cầu cơ bản sau:

- Lập danh sách các ý, từ quan trọng, đặc biệt là những từ, cụm từ là nên tảng giúp người viết phát triển các ý tưởng, nội dung viết. Nên giữ danh sách các cụm từ, ý, sự kiện để sau này có thể dùng tới. ' Lưu ý, tùy theo đối tượng độc giả, một số thuật ngữ có thể cần được định nghĩa trong bài viết.

- Thu thập thông tin và ghi chép những nội dung liên quan từ tài liệu tham khảo, bài phỏng vấn, bài đọc, thí nghiệm, thông số, trang web, sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu, các bản báo cáo thống kê...

- Xác định những người có thể giúp đỡ về nội dung viết, như: đồng nghiệp, những người tham gia công tác tư pháp và đảm nhiệm các chức danh tư pháp, thủ thư tìm tài liệu, chuyên gia hoặc người có nhiều kiến thức trong lĩnh vực đang viết.

- Sắp xếp dàn ý theo mạch dẫn của ý tưởng.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest.

III- XÂY DỰNG, VIẾT, GỌT GIŨA BÀI VIẾT PHÁP LÝ

Khi viết, người viết cần kiểm soát và tuân thủ kỷ luật thời gian, cần đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết, có tính đến cả công đoạn biên tập, chỉnh sửa và thời gian phát sinh khác.

Trước khi viết, cần cân nhắc lựa chọn cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận độc giả và phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó.

Khi bắt tay vào viết, nên dành một thời gian lấy cảm hứng viết, cảm hứng viết sẽ giúp người viết viết một cách hiệu quả và bài viết sẽ dễ đạt được chất lượng tốt hơn; không nên viết khi tinh thần không tập trung, tâm trạng không thoải mái. Tất nhiên, để đảm bảo thời hạn, yêu cầu của công việc, người viết không thể ngồi chờ cảm hứng đê bắt đầu; bắt tay vào viết theo kế hoạch, sau khi đã có sự chuẩn bị chu đáo, là ký luật làm việc cần có của một người hành nghề chuyên nghiệp.

1- Kỹ năng viết phần mở đầu bài viết pháp lý

Đối với các văn bản phải tuân thủ mẫu theo quy định, người viết sẽ “điền” phần mở đầu theo mẫu. Đối với các văn bản khác, trong phần này, người viết cần đảm bảo đủ các nội dung sau:

- Giới thiệu chủ đề viết;

- Thiết lập quan điểm hoặc ý tưởng chính của bài viết;

- Xác định tầm quan trọng của vấn đề viết;

- Trong một số trường hợp cần thiết, bài viết nên xác định rõ đôi tượng độc giả chính.

Phương pháp tiếp cận để viết phần mở đầu khá đa dạng. Người viết có thể đi từ vấn đề cụ thể đến giới thiệu khái quát trọng tâm vấn đề viết; cũng có thể dẫn dắt khái quát bối cảnh sự việc xảy ra; có thê giới thiệu từ chuẩn mực pháp lý đã được xác định.

Sau đoạn mở đầu, độc giả đã có thể nắm được đến 50% của toàn bộ nội dung, sau đoạn thứ 2, khoảng 20% và dần dần thu hẹp lại tỉ lệ này cho đến khi “câu chuyện” chấm dứt.

2- Kỹ năng viết phần thân bài bài viết pháp lý

Phần này tập trung vào việc xác định và giải quyết được các vấn đề mấu chốt mà chủ đề bài viết đặt ra, bao gồm: Mục tiêu cần hướng tới và cách thức để đạt được; phương án nào được lựa chọn và các luận điểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh; các vấn đề mấu chốt nào, với thứ tự được đưa ra hợp lý và cách thức giải quyết từng vấn đề đó.

Khi viết phân thân bài, người viết thiết lập mạch diễn đạt từ đoạn này sang đoạn khác với những kỹ năng sau:

- Có câu chủ đề của từng đoạn theo những ý chính đã xác định, sắp xếp hợp lý vị trí của ý đó trong tổng thể toàn bài viết;

- Liên tục chứng minh các ý tưởng, quan điểm đã lựa chọn trong suốt cả bài; không xao nhãng hoặc viết lệch trọng tâm chủ điểm;

- Cân có những câu chuyển, cụm hoặc từ ngữ liên kết ở đầu hoặc cuối đoạn đế kết nối các ý với nhau. Không nên để đoạn văn chỉ có 1 hoặc 2 câu vì điều đó có thể tạo cho độc giả cảm giác người viết chưa đi sâu phân tích;

- Không vội tóm tắt ở phần thân bài, tóm tắt là phần của đoạn kết bài. Khi viết, chủ yếu sử dụng câu, các động từ ở thể chủ động.

Ví dụ: “Tòa án đã quyết định...”, mà không nên viết “Điều... đã được quyết định bởi Tòa án..."

Hiện tượng này hiện nay khá phổ biến do ảnh hưởng của cách hành văn nước ngoài. Hạn chế dùng động từ “thì, là, mà...” để đoạn văn mạch lạc, rõ ràng và hiệu quả hơn, việc này cũng giúp hạn chế ’ dùng thể bị động.

- Khi sử dụng các đoạn trích dẫn, thông tin... để hỗ trợ việc trình bày các luận cứ, luận điểm cần giới thiệu rõ ràng và giải thích các câu trích dẫn. Không nên dùng quá nhiều trích dẫn dài vì đoạn trích dẫn dài có thể ngắt quãng mạch ý của bài viết.

Dẫn dắt đến kết luận:

Việc dẫn dắt đến kết luận rất quan trọng vì các lý do chính sau:

• Tăng tính thuyết phục của bài viết. Về cơ bản, có hai phương pháp trình bày văn bản. Phương pháp thứ nhất là trình bày các chứng cứ hoặc ví dụ và rút ra kết luận chính xác ở cuối văn bản (quy nạp). Ngược lại, phương pháp thứ hai là đưa ra ý kiến tóm tắt trước và giải thích về chứng cứ và ví dụ để minh họa cho ý kiến đó (diễn dịch). Rõ ràng phương pháp thứ hai có sức thuyết phục hơn nhiều đối với độc giả lần đầu tiên đọc văn bản, giúp cho mọi lập luận sau đó dường như sẽ được nghe theo cùng một hướng. Ngược lại, với phương pháp đầu tiên, độc giả phải đọc hết toàn bộ các phân tích để nắm được nội dung của vụ việc và sau đó mới dành thời gian để xem xét ý nghĩa. Trong bài viết pháp lý, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu trình bày kết luận đầu tiên, sau đó tóm tắt quy định pháp luật, tiếp theo là phân tích các sự kiện và cuối cùng là nhấn mạnh lại kết luận. Độc giả muốn có thông tin chính ở phần mở đầu và phần sau phải dẫn dắt đến kết luận đó.

• Văn bản sẽ dễ đọc hơn ngay từ lần đầu tiên. Do phải thường xuyên tiếp xúc với các loại tài liệu, thậm chí “ăn, ngủ” cùng với chúng hàng tháng, hàng năm, người hành nghề luật thường có xu hướng quên đứng ở góc độ của người lần đầu tiên tiếp xúc với các tài liệu đó. Do đó, cô đọng các tài liệu vào kết luận của mình và sau đó giải thích chúng sẽ giúp người viết không bị rơi vào tình trạng “nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

• Giúp độc giả ít để ý đến chi tiết hoặc ở các trình độ khác nhau đều hiểu được nội dung. Việc dẫn dắt bằng một tuyên bố đơn giản về kết luận của bài viết ít nhất cũng giúp cho độc giả có thể hiểu thêm về nhũng thông tin chính của văn bản. vấn đề đối với rất nhiều bài viết pháp lý là “vòng vo” qua rất nhiều trang giấy trước khi đi đến kết luận cuối cùng vào thòi điểm kết thúc. Điều này tương tự như khi bạn lái xe đến một địa điểm chưa biết mà không xem trước bản đồ hoặc hỏi đường. Trong khi đó, hiển nhiên là độc giả chỉ muốn đến đích càng nhanh càng tốt.

3- Kỹ năng viết phần kết luận bài viết pháp lý

Phần kết luận thường chứa đựng những nội dung quan trọng nhất, xâu chuỗi một cách logic và hệ thống các ý tưởng được giải quyết trong phần thân bài, mang ý nghĩa truyền tải súc tích nhất và dễ nhớ, dễ đọng lại trong tâm trí độc giả, tác động đến suy nghĩ và hành vi của độc giả. Chính vì thế, người viết cần viết phần này với tất cả sự cẩn trọng và trau chuốt.

Kỹ năng cơ bản để viết phần kết luận là:

- Ghi nhớ lại mục đích của bài viết, chủ đề bài viết và những ý tưởng, chủ điểm chứng minh trong bài viết.

- Đọc lại phần mở bài và phần thân bài để bao quát được hết nội dung chính của bài viết.

- Dẩn dắt vấn đề sau đó kết luận quan điếm, đưa ra yêu cầu, kiến nghị, đề xuất; không trình bày, phân tích, đánh giá thêm trong phần kết luận.

4- Kiểm tra lại, biên tập, kiểm soát chất lượng bài viết pháp lý

Sau khi viết nháp, người viết cần thực hiện công đoạn chỉnh sửa bài viết, Trước khi xem và chỉnh sửa, cần lưu thêm một bản và tiến hành các công việc cần thiết, như:

- Đọc to bài viết, phát hiện nhanh những điểm gợn trong bài viết.

- Đọc kỹ lại những đoạn có điểm gợn và đánh dấu cụ thể những điểm đó, phác thảo ý dự kiến chỉnh sửa. Thực tế, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều chỗ trong bài viết muốn thay đổi, nhưng chưa nên chỉnh sửa ngay, mà cần soát lại và ghi hết những nội dung dự kiến chỉnh sửa, sau đó đọc lại một lượt để đánh giá sự phù hợp rồi mới tiến hành chỉnh sửa.

- Thực hiện việc chỉnh sửa một cách kỹ càng, viết lại đoạn đó nếu cần thiết. Nên đối chiếu với bản đầu tiên để xem lại các chỉnh sửa vừa làm.

- Đối chiếu cụ thể những điều luật được dẫn chiếu trong bài viết, đảm bảo sự chính xác về văn bản pháp luật, điều khoản và nội dung của điều luật; đồng thời kiểm tra sự phù hợp của nội dung viết dẫn chiếu, áp dụng luật.

- Sau khi chỉnh sửa, đọc lại và rà soát để hoàn thiện bài viết.

- Ngoài việc chỉnh sửa về nội dung, người viết cần chú trọng đánh giá về văn phong của bài viết, phát hiện những điểm chưa phù hợp để điều chỉnh tạo nên sự họp lý của bài viết từ nội dung đến cách viết.

- Phát hiện và chỉnh sửa các lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp. Chỉnh sửa về hình thức trình bày bài viết như căn chỉnh lề, việc đánh số, ký hiệu đầu dòng, phông chữ, cỡ chữ, độ đậm nhạt, độ giãn cách, cách trình bày tài liệu tham khảo, viện dẫn, logo, bảng biểu, chữ ký, chức danh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các kỹ năng viết pháp lý

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36577 sec| 1140.336 kb