Các loại xe ưu tiên được vượt đèn đỏ

27/12/2022
Theo quy định của pháp luật hiện nay có 5 loại xe được quyền ưu tiên và thứ tự ưu tiên với 5 loại xe đó. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về thứ tự ưu tiên và ưu tiên ở đây là được ưu tiên những gì.

Bài viết sau đây của Công ty Luật TNHH Everest sẽ chia sẻ cho bạn về các loại xe ưu tiên được vượt đèn đỏ.

1. Thứ tự xe ưu tiên

Những loại xe được quyền ưu tiên và thứ tự ưu tiên theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.


Như vậy, theo quy định trên thì có 05 loại xe được ưu tiên đi trước các phương tiện khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.

Thứ tự xe ưu tiên theo quy định trên là hoàn toàn phù hợp:

- Xe chữa cháy với vị trí cao nhất, để phải huy động đến xe chữa cháy thì chắc chắn rằng đây không thể là một đám cháy nhỏ mà chỉ cần bình chữa cháy hay một vài chậu nước là có thể xử lý được. Mà một đám cháy thường hủy hoại theo đó rất nhiều tài sản và đe dọa đến tính mạng của nhiều người dân nếu không được dập tắt kịp thời. Hơn nữa nếu đám cháy càng kéo dài không chỉ thiệt hại cả về người và tài sản càng lớn, mà công tác chữa cháy của các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy càng trở nên khó khăn (thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả những người đang chữa cháy). Tóm lại có thể thấy, một đám cháy có thể gây ra thiệt hại lớn về tài sản và cả tính mạng của nhiều người do đó việc xe chữa cháy được ưu tiên cao nhất là hoàn toàn hợp lý.

- Xe quân sự, công an, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường: những loại xe này thường liên quan đến các vấn đề về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội và những vấn đề quan trọng của đất nước. Do vậy, chỉ cần đó là vấn đề của đất nước thôi là đã đủ để được ưu tiên rồi. Tuy nhiên nó chỉ ở vị trí thứ 2 và nó phải ưu tiên cho xe chữa cháy, nên có thể thấy những nhà làm luật vẫn ưu tiên tính mạng của những người dân lên cao hơn.

- Xe cứu thương: đối với loại xe này thì thường chỉ đang cấp cứu một bệnh nhân nguy kịch nên so sánh với xe với hai loại xe trên thì vẫn chỉ có thể xếp ở vị trí thứ 3 này.

- Xe hộ đê, xe khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh…: Trên thực tế thì những loại xe này thường ít xuất hiện hơn 3 loại xe trên vì nó cũng không có nhiều dịch để xuất hiện. Và những trường hợp này thì thường chỉ khắc phục những gì đã xảy ra, đã xảy ra thiệt hại rồi nên sẽ không có tính chất nguy hiểm như 3 loại xe trên.

- Đoàn xe tang: Xe này được quyền ưu tiên là dựa vào phong tục tập quán của người Việt chúng ta, có sự tôn trọng với những người mất nên nó được ưu tiên so với những loại xe khác (ngoài 4 loại xe trên). Nhưng nó vẫn phải tuân thủ quy định về giao thông: không vượt quá tốc độ, không được phép vượt đèn đỏ,…..

Và theo Khoản 2 Điều này thì quy định đoàn xe tang sẽ không thuộc đối tượng không bị hạn chế tốc độ, được đi vào đường ngược chiều,… hay vượt đèn đỏ như 4 loại xe ưu tiên khác. Mặc dù quy định pháp luật rõ ràng như vậy, nhưng trên thực tế mọi người lại dường như không hề quan tâm đến Khoản 2 này mà chỉ biết rằng đoàn xe tang là xe được quyền ưu tiên nên vẫn có hành vi đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ,…. Và nhiều người khi bị xử phạt vẫn cho rằng công an xử phạt sai, đoàn xe tang là xe ưu tiên nên đi như vậy không trái quy định của pháp luật.

2. Quy định về tín hiệu đối với xe ưu tiên

Các loại xe được quyền ưu tiên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định thì mới không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Nghị định 109/2009/NĐ-CP quy định về các tín hiệu còi, cờ, đèn của các loại xe được quyền ưu tiên như sau:

Điều 4. Tín hiệu của xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ

Xe chữa cháy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Điều 5. Tín hiệu của xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp

1. Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

2. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Điều 6. Tín hiệu của xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp

1. Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

2. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Điều 7. Tín hiệu của xe Cảnh sát giao thông dẫn đường

1. Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh - đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

2. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Điều 8. Tín hiệu của xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu

Xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Điều 9. Tín hiệu của xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật

1. Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

2. Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật thực hiện như sau:

a. Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng.

b. Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

Có thể thấy pháp luật quy định tương đối cụ thể về vấn đề này để các xe được quyền ưu tiên sẽ không thể lạm dụng quyền lợi ưu tiên này vì những mục đích cá nhân của họ. Đảm bảo sự công bằng cho cho các phương tiên tham gia giao thông khác.

3. Chế tài khi không nhường đường cho xe ưu tiên

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xe không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị xử phạt theo mức sau:

- Ô tô:   + 03 – 05 triệu đồng;

+ Tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01 – 03 tháng;

+ Tước GPLX từ 02 – 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông).

- Xe máy:  + 600.000 đồng – 01 triệu đồng;

    + Tước GPLX từ 01 – 03 tháng;

    + Tước GPLX từ 02 – 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông).

- Máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ 800.000 đồng – 01 triệu đồng;

+ Tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng;

+ Tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 02 – 04 tháng.

0 bình luận, đánh giá về Các loại xe ưu tiên được vượt đèn đỏ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.90340 sec| 966.148 kb