Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Nếu bạn nói với một người bằng ngôn ngữ mà anh ta hiểu, điều bạn nói sẽ đi được vào đầu đối phương. Nếu bạn nói với người đó bằng ngôn ngữ của anh ta, điều bạn nói sẽ đi tới con tim".
- Nelson Mandela, 1918 - 2013, Tổng thống Nam Phi
Văn bản pháp lý được viết cho người khác mà không phải chính tác giả. Bài viết pháp lý cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản: Đầy đủ, toàn diện nhưng ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc; Giản dị, dễ hiểu, có sức thuyết phục; Đảm bảo chất lượng chuyên môn; Đảm bảo tính trang trọng, lịch sự; Tuân thủ kỹ thuật trình bày văn bản và có hình thức văn bản phù hợp.
Để bài viết pháp lý có chất lượng cao, cần đầu tư công sức, trí tuệ và thời gian từ khâu chuẩn bị, dự thảo và rà soát, hoàn thiện bài viết. Việc vận dụng một số nguyên tắc cơ bản về sử dụng từ ngữ, kỹ thuật đặt câu, kỹ thuật trình bày... sẽ giúp bài viết pháp lý đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đặt ra.
Nhiệm vụ quan trọng của người soạn thảo văn bản pháp lý là phải “bịt” các lỗ hổng trong văn bản, đảm bảo không nội dung nào có thể bị diễn giải sai lệch, làm cơ sở cho các đối tượng khác phản biện, tìm ra sơ hở trong văn bản.
Ví dụ 01: “Hiển nhiên là, có vẻ như chúng ta có thể thắng vụ này", một thư tư vấn mà Luật sư gửi khách hàng đã viết như vậy. Vậy rốt cuộc là có thể thắng hay không thể thẳng đây?
Nếu bạn không phải lẩn tránh một yêu cầu quyền lợi, hãy luôn sử dụng câu giải thích tại sao, bởi lẩn tránh luôn thể hiện một sự mập mờ cần phải được làm rõ. Trong ví dụ trên, “Hiển nhiên là, có vẻ như chúng ta có thể thắng vụ này” có thể tương đương với “Tôi không chắc chắn là chúng ta có thể thắng vụ này”, hoặc là “Không ai chắc chắn là chúng ta có thể thắng vụ này”. Đây là sự mập mờ trong tư duy của người viết hay sự mập mờ của chính tình tiết của vụ việc? Đe giải quyết, bạn có thể viết: “Tôi không hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thắng là do một vụ việc tương tự ở tỉnh X đã được giải quyết theo một hướng khác”. Câu tiếp nối này giải thích cho sự không chắc chắn của bạn. Sử dụng nguyên tắc này cũng buộc bạn phải bót lẩn tránh. Hãy buộc bản thân mình giải thích các lẩn tránh của bạn, làm phá vỡ thói quen “tư duy pháp lý lộn xộn”.
Văn bản pháp lý được viết cho người khác mà không phải chính tác giả. Người viết không cần viết: “Tôi nghĩ điều này không đúng”. Cụm từ “tôi nghĩ’ không cần thiết vì đương nhiên phải nghĩ thì người viết mới viết ra như vậy. “Điều này là sai” là đủ. Tương tự, tránh xu hướng bắt đầu câu với mệnh đề “Điều rõ ràng là...” hoặc “Thật thú vị khi nhấn mạnh rằng...” hoặc “Cảm giác của tôi là...”.
Người viết cũng nên tránh viết theo một dòng nhận thức, giải thích cho độc giả lý do những trách nhiệm pháp lý của họ thông qua cả một quá trình sự việc. Thay vào đó, hãy sử dụng văn phong tư pháp: bắt đầu với kết luận và sau đó diễn giải các lập luận để thuyết minh kểt luận đó.
Trong các thư gửi khách hàng, một số Luật sư thường trình bày về việc thu thập các thành quả nghiên cứu trí tuệ của họ, nhưng điều này không có mấy ý nghĩa với khách hàng, đặc biệt là khi khách hàng đã trả tiền trước, vì đơn giản đó không phải là mối quan tâm của họ. Điều này tương tự như việc bệnh nhân đến khám bác sĩ về vấn đề cholesterol. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và yêu cầu khám lại tuần sau. Khi bệnh nhân tái khám, bác sĩ sẽ nói: “Để tôi nói cho ông biết chúng tôi đã làm xét nghiệm như thế nào...” và bắt đầu bài diễn văn về quy trình xét nghiệm. Tất nhiên, bệnh nhân không quan tâm đến việc làm xét nghiệm như thế nào, mà chỉ là kết quả xét nghiệm và lời khuyên của bác sĩ. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với khách hàng đọc thư tư vấn của Luật sư.
Để đạt được yêu cầu này, người viết phải xác định đúng đối tượng độc giả (như đã nêu ở trên) và đứng ở góc độ của họ khi lần đầu tiên tiếp xúc với bài viết.
Có độ dài hợp lý, sử dụng một số câu, không phải là câu hỏi, đưa các dữ kiện của vụ việc, đảm bảo có tính liên quan với phần lập luận và kết luận, vấn đề cần phải được xác định trúng, lập luận chặt chẽ và được củng cố bởi các dữ liệu, sự kiện, quy định. Tất nhiên là Phần mở đầu sẽ không nêu chủ đề của toàn bộ bài viết. Đó chỉ là lời hứa về nội dung của bài viết. Trong phần thân bài, cần phải nêu ra các sự kiện, kết họp các giả thiết pháp lý, nêu mối liên quan giữa các sự kiện pháp lý và giả thiết pháp lý, và giải thích tại sao kểt luận là họp lý. Tất cả sẽ trở nên dễ dàng hơn, cả cho người viết và độc giả, nếu người viết chỉ gói gọn trong một trang giấy.
Để bài viết pháp lý đạt được hiệu ứng mạnh mẽ, người viết cần trả lời câu hỏi: Ai, sau đó nêu rõ hành vi và cuối cùng là đối tượng của hành vi đó.
Ví dụ 01: Nguyễn Văn A gây tai nạn giao thông, làm gẫy chân một em bé 06 tuồi. Với cách viết này, câu văn trở nên rất ngắn gọn và rõ ràng. Đặc biệt hạn chế sử dụng từ “it” và “there” trong văn phong pháp lý bằng tiêng Anh, vì hai từ này không chỉ ra chủ thế rõ ràng. Chủ thể và hành vỉ cần được sắp xếp gần nhau nhất có thể.
Ví dụ 02: Hợp đồng này, trừ khi bị chấm dứt theo quy định tại Điều 6 dưới đây, sẽ có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày ký kết. Nên được sắp xếp lại là: Trừ khi bị chẩm dứt theo quy định tại Điều 6 dưới đây, Hợp đồng này sẽ có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày ký kết.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Động từ mạnh là những động từ thế hiện một cách chính xác, mạnh mẽ, có thể giúp độc giả có một bức tranh rõ ràng, đầy đủ trong tâm trí. Như “nhìn - nhìn chằm chằm”, “tiến vào - "xộc thẳng vào". Động từ mạnh cũng thường là động từ ở thế chủ động. Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng động từ mạnh, động từ ở thế chủ động thay cho bị động.
Ví dụ 01: Hãy nghe hai câu sau: “A đã ném quả bóng" và "Quả bóng đã bị ném bởi A". Rõ ràng hai câu này tạo nên hiệu qua hoàn toàn khác nhau đối với độc giả. Sử dụng từ bị động là cách đưa chủ thể ra khỏi câu, từ đó làm cho câu có vẻ khách quan, không thiên vị. Nêu người Việt qua phụ thuộc vào động từ ở thể bị động sẽ có xu hướng bỏ sót một số thông tin chính ở trong câu.
Ví dụ 02: “Đơn kiện này đã được nộp ở Toà án nhân dân quận H" - như vậy câu này hoàn toàn không đề cập chủ thể thực hiện hành vi. Tất nhiên, người ta có thê hiển nhiên biết chủ thể thực hiện hành vi, nhưng phải qua khâu ráp nối thông tin.
Trong văn bản pháp lý, việc sử dụng thể bị động sẽ khiến cho độc giả phải suy nghĩ, ráp nối các thông tin sau đó mới xác định họ cần làm gì. Điều này có thể dẫn đến việc hiểu nhầm, hiểu không đúng. Không chỉ đối với bản án, bản cáo trạng mà ngay cả trong bản tư vấn, bản luận cứ, người viết cũng cần sử dụng thể chủ động để trình bày vấn đề, yêu cầu cụ thể, khiến độc giả hiểu và thực hiện theo yêu cầu. Động từ và các tân ngữ, bổ ngữ cho chủ thể phải được sắp xếp gần chủ thể nhất có thể. Điểm này đặc biệt quan trọng trong bài viết bằng tiếng nước ngoài.
Ngôn ngữ văn bản pháp lý giống với ngôn ngữ của hùng biện và quảng cáo ở chỗ, người viết thường cổ vũ độc giả và thuyết phục họ, và do đó, động từ nên ở thế chủ động.
Ví dụ 03: Slogan “Hãy làm đi’’ của thương hiệu Nike, mà không phải là “Nó cần phải được làm”, giúp tạo ra trí tưởng tượng mạnh mẽ đối với những tín đồ của Nike.
Ví dụ 04: Hoặc “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho hạn, mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho đất nước” như Tổng thống J. F. Kennedy đã kêu gọi trong bài diên văn nhậm chức nổi tiếng năm 1961.
Tất nhiên, thê bị động cũng có những lợi ích nhất định. Đó là khi người viết muốn độc giả tập trung vào đối tượng của hành vi. “Chiếc xe bị sa lầy” - nếu người viết không muốn tập trung chú ý vào người lái xe. Và nếu người viết là Luật sư đại diện cho người đã làm gì với ai, thể bị động có thể hữu ích. “A đã nổ súng” – Kiểm sát viên sẽ viết như vậy. “Khẩu súng đã bị bóp cò” - Người bào chữa cho bị cáo sẽ viết như vậy đế giấu đi nguyên nhân của sự việc. Nhưng nếu bài bảo vệ cho nguyên đon mà cũng sử dụng thể bị động là Luật sư đã cắt xén bớt vụ việc của mình.
- Lưu ý về nguyên tắc “động từ mạnh”:
Tránh sử dụng động từ yếu. Các động từ như “có vẻ”, “phỏng đoán”, “có vẻ như” và “là” không chuyền tải nhiều thông điệp như các động từ khác. Tùy từng trường hợp, có thể cần thiết sử dụng các động từ yếu, ví dụ: “Cô ấy là phụ nữ”. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, cần sử dụng những cấu trúc càng ít động từ yếu càng tốt. Ví dụ: “Chính A là người đã nói” sẽ không mạnh bằng “A đã nói”, hoặc “Anh ấy sẽ là người tham gia” sẽ không mạnh bằng “Anh ấy sẽ tham gia”.
Tránh sử dụng những thể bị động chung chung. “Một điều đã được biết đến rộng rãi là” - một Luật sư đã viết như vậy, không can quan tâm đến việc phải nói cho độc giả rộng rãi điều đó. Vì vậy, hãy cố gắng để xác định chủ thể cho độc giả, nếu không muốn văn bản của bạn trở nên không rõ ràng và thiếu căn cứ.
Sự chọn lựa từ ngữ sẽ góp phần tạo dựng hoặc hủy hoại ưu thế của bạn. Là ngôn ngữ của các nguyên tắc nhận thức, luật học có số lượng từ vựng rất lớn, vì thế, dù người viết có khả năng viết không tồi, nhưng vẫn luôn cần phải học cách viết một cách rõ ràng và đơn giản hơn. Sự rõ ràng được bảo đảm bởi việc sử dụng các từ ngữ hiện hành và nguyên gốc. Để đảm bảo điều này, một cây bút thận trọng sẽ đặt yêu cầu về sự chính xác và logic là ưu tiên cao nhất. Đó chính là lý do tại sao người viết pháp lý thường mang theo quyển từ điển và từ điển đồng nghĩa. “Bạn không bao giờ nên sử dụng một từ đồng nghĩa không quen thuộc, trừ khi bạn đã hiểu rõ toàn bộ các nghĩa tương tự của nó”.
Điều này cũng hoàn toàn đúng với bài viết pháp lý. Thứ tự ưu tiên nhất nên là sử dụng từ thuần Việt, từ Hán - Việt, các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài khác. Trừ các bài viết mang tính học thuật, nghiên cứu, người viết cần phải đảm bảo rằng mọi người đều có thể hiểu được văn bản. Neu không, bài viết sẽ bị trượt khỏi tiêu chuẩn ngôn ngữ thông thường. Giả định rằng các độc giả không có kiến thức pháp lý, họ sẽ không hiểu được các khái niệm như “đình chỉ vụ án” hay “đơn phương”, cần nhất quán khi sử dụng thuật ngữ, nếu buộc phải sử dụng thuật ngữ, có thể định nghĩa thuật ngữ đó. Ví dụ: Hợp đồng này/Hợp đồng mua bán này/Thỏa thuận này. Sử dụng cả 3 cụm từ này trong cùng một văn bản sẽ làm cho độc giả thấy khó hiểu.
Tóm lại, để bài viết pháp lý đầy đủ, rõ ràng, dỗ hiểu một cách chính xác, thông nhất, người viết cần lưu ý:
- Khi có nhiều từ đồng nghĩa, lựa chọn từ sát nghĩa nhất, thường được sử dụng trong thực tế;
- Hạn chế dùng các tù’ không có nghĩa, từ có nội hàm quá rộng, từ chuyên ngành và các từ đa nghĩa, các từ không có ý nghĩa về mặt pháp lý, các thành ngữ;
- Chỉ sử dụng phiên âm tiếng nước ngoài trong trường hợp thật cần thiết, chủ yếu là trong các văn bản liên quan đến pháp luật quốc tế;
- Tuân thủ các quy tắc logic cơ bản, không dùng phủ định của phủ định.
Người viết phải chuyển tải lượng thông tin tối đa với số lượng từ tối thiểu, do đó, trình bày đơn giản, rõ ràng luôn là cách diễn đạt tốt nhất. Ở một khía cạnh nhất định, bài viết là một hình thức giao tiếp độc thoại, chỉ có độc giả với văn bản. Những bài viết tốt phải đơn giản và rõ ràng, thậm chí kể cả khi vụ việc có vẻ như đòi hỏi khác đi. Ngược lại, một số Luật sư tranh tụng cho rằng càng nói quá vấn đề lên bằng cách thêm các phó từ, diễn đạt lặp lại, nhấn mạnh sẽ càng giúp bài viết hiệu quả và càng hùng biện. Thật không may, kết luận duy nhất mà hầu hết độc giả có thể rút ra từ bài viết đó là tác giả cực kỳ ích ký. Càng đào xới vấn đề một cách khoa trương, bạn sẽ càng làm yếu đi lập luận của mình.
Để bài viết rõ ràng và đơn giản, người viết cần lưu ý các yêu cầu sau:
Cắt bỏ những từ không cần thiết: Việc diễn đạt lặp lại với mục đích là giúp độc giả ghi nhớ, nhưng lại là một trong những lý do khiến các văn bản pháp lý trở nên rất tẻ nhạt. Người viết cần tìm ra những cấu trúc chưa hợp lý. Trong mọi câu văn, sẽ có những từ chính và những từ phụ. Từ chính sẽ mang ý nghĩa của câu. Ví dụ, từ chính là các từ ngữ, mang, làm việc. Từ phụ bổ nghĩa cho từ chính, như là cái, bất kỳ, của... Từ phụ có vai trò giúp cho câu đúng chính tả tiếng Việt nhưng nếu trong câu có quá nhiều tứ phụ, từ lặp, thì đó là câu có cấu trác chưa hợp lý.
Ví dụ số 05: “Một bồi thẩm đoàn được yêu câu bởi Bên bị. Hãy chuyển bên bị làm chủ ngữ. Câu sau khi sửa là: Bên bị yêu cầu một bồi thẩm đoàn.
Ví dụ số 06: “Phán quyết bởi Bồi thẩm đoàn là có lỗi thiên vị vì lý do là nó đã bỏ qua quả trình đối chẩt liên quan đên các vấn đề mấu chốt.
Có thể sửa lại như sau: “Phán quyết của Bồi thẩm đoàn là lỗi thiên vị vì đã bỏ qua quá trình đối chất về các vấn đề mấu chốt...”,
Ví dụ số 07: “Người đàn ông mang súng có vũ trang tiến vào ngân hàng”. Rõ ràng “Mang súng” đã bao gồm ý nghĩa “có vũ trang”. Nên đơn giản chỉ cần viết là “Người đàn ông mang súng tiến vào ngần hàng”.
Thay thế cụm từ bằng từ ngắn hơn, tránh lặp các cụm từ, từ hoặc thuật ngữ đồng nghĩa hoặc các từ vô nghĩa. Bất kỳ khi nào người viết phải sử dụng liên từ hoặc giới từ, họ thường bắt đầu bằng cách “tung hứng” với các câu chữ. Trong các trường hợp này, một từ ngắn luôn là đầy đủ.
Các cụm từ có thể thay thế trong tiếng Việt:
Vì lý do là - Vì,
Có khả năng - Có thể,
Căn cứ vào - Căn cứ,
Cho mục đích nhằm - Để.
Hạn chế nói giảm, nói tránh: Hầu hết việc sử dụng cách nói giảm, nói tránh sẽ làm tăng số lượng từ. Sử dụng cách nói giảm, nói tránh còn có thể là một cách nói dối, như George Orwell đã cảnh báo trong bài viết nổi tiếng của mình “Politics and English Language” (Tạm dịch: “Chính trị và ngôn ngữ tiếng Anh”): Chính phủ đối đầu với các vụ kiện về tai nạn hạt nhân bằng cách gọi đó là “sự cố”. Các chính trị gia có thể gọi tăng thuế là “biện pháp tăng thu” hoặc những người già là “Công dân cao cấp”. Nói giảm, nói tránh có thể là cách hay để né tránh những vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, trong văn bản pháp lý, càng cố che giấu sự thật bàng các ngôn từ né tránh, người viết sẽ càng khó giải quyết vấn đề.
Hạn chế tính từ và phó từ: Với tính từ, vấn đề ở chỗ là chúng thường không rõ ràng. “Hôm xảy ra tai nạn, thời tiết lạnh”. Sự không rõ ràng ở đây là “lạnh” có thể có các ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau. Cái lạnh ở Hà Nội khác cái lạnh ở Đà Nẵng. Người có tuổi cũng luôn có xu hướng cảm thấy lạnh hơn so với trẻ em và người trẻ. Thay vì viết chung chung như vậy, có thể cụ thể hơn: “Khi tai nạn xảy ra, nhiệt độ ngoài trời là 23 độ C”, hoặc “Mọi người đều mặc áo khoác” thì độc giả có thể biết đích xác về điều kiện thời tiết thời điểm xảy ra tai nạn. Rõ ràng tính từ “lạnh” không thể thể hiện chính xác điều kiện thời tiết.
Vậy khi nào có thể sử dụng tính từ? Đó là khi người viết chủ định “mập mờ”. Còn trong các trường hợp thông thường, sự chính xác bao giờ cũng phải được đặt là mục tiêu hàng đầu. Với phó từ, trừ khi bắt buộc về mặt ngữ pháp, sử dụng quá nhiều sẽ làm văn bản có vẻ bị cường điệu hoặc luẩn quẩn. “Lập luận của nguyên đơn hoàn toàn không có cơ sở” - Luật sư thường viết như vậy, trong khi chỉ cần “Không có cơ sở” là đủ.
Ví dụ 08: Dùng từ ‘‘Nguyễn Văn X” thay cho “Nguyên đơn ”, “Căn nhà” thay cho “Hiện trường tai nạn". Để cố gắng làm cho văn bản có vẻ logic hơn, người viết thường thêm các từ như “bởi vậy”, “do đó”, “thêm vào đó” vào nhiều câu. Nếu bài viết đã thực sự logic, không cần thiết phải thêm các từ đó. Hãy cắt bỏ bất kể khi nào có thể.
Rút ngắn các mệnh đề và nhóm từ: Bí quyết đơn giản là rút ngắn mệnh đề thành nhóm từ.
Ví dụ số 09: Câu “Khi phiên tòa đang diễn ra, Thẩm phán đã yêu cầu một nhiếp ảnh gia ra khỏi phòng xử án ” có thể sửa ngắn gọn hơn là: ''Trong phiên tòa, Thầm phản đã yêu cầu một nhiep ảnh gia ra khỏi phòng xử án .
Ngắn gọn nhất có thể: Ngắn gọn trong dàn ý, tiêu đề, trong đoạn văn, trong câu văn, trong ngôn từ. Tuy nhiên, cũng phải chú ý không ngăn gọn quá, vì độc giả có thể sẽ nghĩ người viết đang còn che giâu hoặc không muôn nói hết vấn đề đó.
Nên sử dụng các câu ngắn. Trong văn phong pháp lý tiếng Anh, câu ngắn tối đa chỉ nên có 25 từ, nhưng trong văn phong tiếng Việt, không có quy tắc nào như vậy. Tuy nhiên, người viết nên viết câu càng ngắn càng tốt. Cơ sở của quy tắc này là: thông tin được cung cấp càng phức tạp, câu càng nên ngắn gọn. Các dữ liệu pháp lý thường phức tạp, vì vậy điều tối thiểu người viết có thể giúp độc giả là rút ngăn câu văn và làm cho thông tin trở nên dễ hấp thu. Và nếu không thể viết một câu dài với cấu trúc tốt, hãy rút ngắn câu nhất có thể.
Ví dụ 10: “A nộp một đơn khiếu nại”. Neu phải bổ sung mệnh đề phụ vào câu để làm rõ, nên viết: “Trước khi nghỉ cuối tuần, A đã nộp một đơn khiếu nại” hoặc “A đã nộp đơn khiếu nại trước khi đi nghỉ cuối tuần" thay vì như cách thông thường: “A, trước khi nghỉ cuối tuần, đã nộp đơn khiếu nại”, hoặc tệ hơn là: “A đã nộp, trước khi đi nghỉ cuối tuần, một đơn khiếu nại".
Chủ ngữ, vị ngữ, đối tượng tác động là những thông tin chính trong hầu hết các câu. Mệnh đề là phần bổ sung. Đặt mệnh đề ở giữa câu sẽ làm cho câu trở nên khó đọc hơn. Vì vậy, không nên làm như vậy, trừ khi có một mệnh đề bắt buộc phải đi kèm để xác định cụ thể về A. “A, nguyên đơn trong vụ kiện, đã nộp đơn khiếu nại”. Trong trường hợp này, mệnh đề không thể ở cuối câu vì như thế câu sẽ không có nghĩa.
Đây là cách thức trình bày giúp cho bài viết trực quan, sinh động và dê hâp thụ hon. Một số quy tắc cần lưu ý:
- Các mục trong danh mục cần có sự tương đồng về bản chất, ví dụ: cùng là các sự kiện, đồ vật...
- Các mục trong danh mục cần có sự tương đồng về ngữ pháp trình bày, cần sử dụng dấu trừ mục cuối cùng.
- Có thể lập danh mục nhỏ trong các danh mục lớn, nhưng không nên lập quá 02 lớp danh mục để tránh bị phức tạp hóa.
7- Sử dụng hình ảnh cụ thể, không chung chung, mơ hồ
Pháp luật là khoa học nhận thức có nguyên tắc, có số lượng từ chuyên môn khó rất nhiều. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại văn bản pháp lý, đôi khi nên thay thế những thuật ngữ khô cứng bằng từ ngữ có thể gợi những hình ảnh sinh động trong mắt độc giả, qua đó giúp bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Bằng cách thay thế bằng những hình ảnh cụ thể cho một khái niệm trừu tượng, câu văn sẽ trở nên sống động hơn nhiều.
Ví dụ 11: Hãy xem câu slogan nổi tiếng quảng cáo cho xe Roll-Royces, “Với tốc độ 60 dặm/giờ, tiếng động duy nhất của Roll-Royces là từ chiếc đồng hồ điện". Hiển nhiên người ta sẽ hiếu là chiếc xe này chạy vỏ cùng êm ái. Cây bút pháp lý giỏi sẽ sử dụng kỹ thuật này một cách triệt để và có thể đạt được hiệu quả thật bất ngờ.
Ví dụ 12: về phạm vi bảo vệ quyền tự do ngôn luận, Thẩm phán Olivers Wendell Holmes đã viết rất hay như sau: “Sự bảo vệ nổi bật nhất của quyền tự do ngôn luận chính là không bảo hộ cho một người đã la hét hoảng loạn trong rạp hát và gây ra sự hỗn loạn . Hình ảnh đó đã làm rõ ý nghĩa của văn bản theo cách rất dễ nhớ. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là phải tiết chế việc sử dụng kỹ thuật này, đặc biệt là khi cần phải diễn đạt chính xác và cụ thể hay trong các văn bản mang tính chất khuôn mẫu.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
Đọc giả thường ngại đọc các đoạn trích dẫn dài, do đó, có thể tách các đoạn ra để dễ theo dõi hơn. Nếu bắt buộc phải trích dẫn, hãy để chúng: càng ngắn càng tốt; có thể biên tập lại (sử dụng dấu ba chấm (...) khi biên tập); kèm theo các trích dẫn.
Việc chia đoạn và xuống dòng theo từng ý sẽ giúp cho độc giả dề dàng nắm bắt nội dung của văn bản. Mỗi trang đánh máy tối thiểu phải được chia làm hai đoạn.
Các sự kiện, nếu có, rất quan trọng trong việc minh họa cho kết luận. Sự kiện là bối cảnh mà vấn đề pháp lý được quyết định và do đó có tính quyết định đối với kết quả. Điều này đặc biệt đúng trong quá trình tranh tụng. Hãy chú ý nêu đúng và đầy đủ các sự kiện cần thiết. Chỉ nên tập trung vào các vấn đề chính, tránh lan man vào những thứ không trọng tâm và không thực sự hữu ích cho mục đích của bài viết.
Về cách trình bày, bài viết phải được đánh máy cẩn thận, trình bày sáng sủa, phù họp với các quy tắc trình bày văn bản, như viết hoa, đánh số đề mục. Thông thường, văn bản định dạng cỡ phông chữ 13, Times New Roman. Tiêu đề được bôi đậm. Trang bìa là trang đầu tiên của văn bản, là yêu cầu với các bài viết dài (như công trình nghiên cứu, luận văn, họp đồng), nêu tên của bài viết, năm viết, tác giả, nơi viết, số trang đánh bằng chữ số tự nhiên (1,2, 3...). Phụ lục thường đánh bằng chữ số La mã (ỉ, II, III...). Mục lục luôn là phân cân thiêt đôi với bài viết dài. Các tiêu đề được trình bày lùi vào theo mức tiêu đề, kèm theo số trang. Các bảng biểu cần có tên ở phía duơi hoặc trên bảng. Tên biểu đồ ở phía trên của biểu đồ. Nêu đây đủ tài liệu tham chiếu, mục đích là giúp độc giả tra cứu nguồn thông tin tham khảo.
Cần lưu ý là có một số loại bài viết pháp lý phải tuân thủ mẫu bắt buộc.
Ví dụ 01: Thư tư vấn của Luật sư gửi khách hàng cần theo mẫu của công ty luật, trong đó nhất thiết phải bao gồm tiêu đề thư (letter head), câu trúc, cách trình bày, ý kiến bảo lưu. Đổi với bản cáo trạng, bản án..., phải tuân thủ quy định pháp luật về mẫu văn bản, thể thức văn bản.
Cũng có những bài viết pháp lý được trình bày dưới dạng email (thư điện tử). Trong trường hợp này, người viết có thể cân nhắc giản lược những bước/yêu cầu trên, nhưng vẫn phải đảm bảo bài viết pháp lý có sức thuyết phục, ngắn gọn, dễ hiểu, logic và có căn cứ.
Đối với tài liệu tham khảo là sách, tạp chí: (i) Tên đầy đủ tác giả, năm xuất bản, Tên sách (chữ nghiêng), Nhà xuất bản. Ví dụ: Nguyễn Văn X (2019), Vỉ phạm họp đồng, Nxb. Lao động; (ii) Tên đầy đủ tác giả, năm ấn bản, Tên bài viết (chữ nghiêng), Tạp chí/báo, số ấn bản, số trang. Ví dụ: Nguyễn Văn X (2007), Vi phạm hợp đồng, Tạp chí Luật pháp, số 27/2007, tr.33-34. Nếu có nhiều tác gỉa, dùng dấu gạch ngang. Ví dụ: Nguyễn Văn X – Nguyễn Văn Y (2007), Vi phạm hợp đồng, Tạp chí Luật pháp, số 27/2007, tr.33-34.
Với tài liệu tham khảo trên Internet: Vẫn phải trích dẫn nguồn cụ thể (tên tác giả, nam viết, tên bài viết) và đường link bài viết trên internet.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm