Các nguyên tắc trong thi hành công vụ

27/12/2024
Lý Thông
Lý Thông
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.

1- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ thống nhất và đồng bộ. Cán bộ, công chức phải tin tưởng vào pháp luật.

Thực hiện đúng đầy đủ những nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật cho phép. Không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm hoặc không đề cập đến.

2- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân 

Lợi ích của Nhà nước là mục tiêu, tham vọng của Nhà nước. Mục tiêu của Nhà nước CHXHCNVN là thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của công dân.

Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức là mục đích, tham vọng (hợp pháp) của tổ chức.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát

Thông tin chinh thức, rõ ràng, rành mạch thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan, người thi hành công vụ.

Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc thực thi công vụ phải đúng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền được pháp luật quy định.

Thường xuyên theo dõi, xem xét tình hình thực tế (việc thi hành công vụ) để đánh giá chất lượng, rút ra những mặt tốt, mặt hạn chế từ đó đề ra giải pháp khắc phục.

4- Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả

Công vụ là hoạt động dựa trên cơ sở pháp luật nên tự than mang tính hệ thống và thống nhất.

Hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện pháp luật nên nó có tính chất liên tục.

Hoạt động công vụ được xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại của nhiều yếu tố tạo nên mối liên hệ trong quản lý nhà nước vì vậy đòi hỏi sự thông suốt (nhiều chủ thể tham gia với những thao tác khác nhau).

Hoạt động công vụ là hoạt động phục vụ lợi ích xã hội (lợi ích của tổ chức, cá nhân), vì vậy, cần bảo đảm xem xét đến chi phí đầu vào, đầu ra và kết quả công việc (tính hiệu quả).

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ do Quốc hội thành lập.

- Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp thành lập.

Nghiên cứu địa vị pháp lí hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hê pháp luật hành chính.

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nước được xác định là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay chủ thể tham gia vào quan hê pháp luật hành chính.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

5- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ

Thứ bậc hành chính trong công vụ được hiểu là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương; cấp dưới nhận chỉ thị, mệnh lệnh từ cấp trên, có trách nhiệm báo cáo cấp trên về hoạt động của mình; cấp trên giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới.

Thứ bậc hành chính trong thi hành công vụ đòi hỏi cán  bộ, công chức phải căn cứ vào pháp luật, căn cứ vào nệnh lệnh của cấp trên (văn bản của cấp trên) để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Việc thực thi công vụ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp hành chính (cấp dưới và cấp trên, cùng cấp).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các nguyên tắc trong thi hành công vụ được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các nguyên tắc trong thi hành công vụ có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Các nguyên tắc trong thi hành công vụ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17400 sec| 952.305 kb