Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp
1- Phương pháp truyền đạt thông tin
Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp mà chủ thể tác động đưa ra những thông tin có liên quan đến các vấn đề người bị tác động đang quan tâm, nhằm tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí... của họ. Từ đó làm xuất hiện những cảm xúc hay làm thay đổi thái độ và hành vi của người bị tác động.
Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng rộng rãi trong tất cả các giai đoạn tố tụng.
Khi tác động bằng phương pháp truyền đạt thông tin cần phải chú ý các yếu tố sau:
- Điều kiện truyền đạt thông tin. Các điều kiện này cần phải đảm bảo tập trung chú ý để đề xuất thông tin mới, cung cấp cho người bị tác động những thông tin cần thiết tối thiểu.
- Phương thức truyền đạt thông tin. Truyền đạt thông tin bàng ngôn ngữ nói, bằng ngôn ngữ viết, bằng tài liệu, bằng hình ảnh, bằng sơ đồ. Điều quan trọng là xác định mục đích cần đạt được để dùng phương thức nào hữu hiệu nhất.
- Hình thức truyền đạt thông tin. Thông tin có thể được truyền đạt dưới những dạng hình thức ngữ pháp như dạng câu hỏi, câu cảm thán, câu tường thuật, câu khẳng định và câu phủ định.
- Xác định trình tự và tốc độ truyền đạt thông tin. Khi truyền đạt thông tin cần phải đảm bảo sự tập trung chú ý của người bị tác động. Phải xem xét, lựa chọn để xác định trình tự và tốc độ phù hợp nhất.
Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng trong những trường hợp:
- Cần làm tăng hiểu biết, kiến thức cho người bị tác động.
- Cần thay đổi hướng tư duy của người bị tác động khi họ cung cấp thông tin không đúng sự thật.
- Cần làm thay đổi xúc cảm tình cảm, trạng thái tâm lý, quan điểm, lập trường của người bị tác động. Trong trường hợp này phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng kèm với phương pháp thuyết phục. Việc cung cấp thông tin làm cho người bị tác động mất tự tin, nghi ngờ lập trường của mình và do đó dễ bị thuyết phục.
- Cần khôi phục lại trí nhớ về những tình tiết mà người bị tác động quên hoặc nhầm lẫn.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Phương pháp thuyết phục
Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho người bị tác động nhằm giúp họ nhận rõ đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn, về các vấn đề có liên quan tới họ. Từ đó làm cho họ thay đổi cách nhìn nhận và thay đổi thái độ, đồng thời hình thành cách nhìn mới, thái độ mới phù hợp với yêu cầu của hoạt động tố tụng.
Phương pháp thuyết phục bao gồm các dạng sau:
- Thuyết phục lôgíc;
- Thuyết phục tình cảm;
- Thuyết phục tranh luận;
- Thuyết phục cổ động, tuyên truyền.
Trong mọi trường hợp, thuyết phục là quá trình bao gồm các bước:
- Trình bày các chứng cứ nhất định;
- Truyền đạt thông tin xác nhận tính đúng đắn của các chứng cứ đã đưa ra;
- Sự nghi ngờ khi nghe và sự phản đối của người bị tác động;
- Trình bày các chứng cứ mới có chú ý tới sự phản đối;
- Nhắc lại các chứng cứ riêng biệt và các yếu tố riêng biệt của thông tin nhằm mục đích tác động đầy đủ đến quá trình tư duy của người bị tác động.
Khi sử dụng phương pháp thuyết phục cần chú ý tới các yếu tố:
- Chủ thể tác động phải có khả năng, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác.
- Kích thích tính tâm lý tích cực của người bị tác động.
- Phải phân tích đầy đủ các mặt lợi, hại, tốt xấu của các vấn đề, các tình huống, các sự kiện.
- Phải tính đến đặc điểm tâm lý, tính cách, khí chất của người bị tác động.
Phương pháp thuyết phục có hiệu quả cao khi nó đồng thời tác động đến nhận thức, xúc cảm và ý chí của người bị tác động.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest.
3- Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy
Tiền đề của việc sử dụng phương pháp này là hướng các quá trình tư duy của người bị tác động bằng cách đặt cho họ những nhiệm vụ tương ứng (những câu hỏi), để khi giải quyết những nhiệm vụ này họ buộc phải sử dụng thông tin từ mô hình tư duy của sự kiện, sự việc bị che giấu (mà trước đây họ cố tình che giấu).
Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy là đặt ra một loạt câu hỏi chi tiết để khám phá sự thiếu rõ ràng về một khối lượng lớn những thông tin của đối tượng đã đưa ra lời khai man về sự kiện. Ví dụ: nếu người làm chứng đã khai man rằng suốt buổi tối anh ta chơi cùng với can phạm ở phòng riêng của can phạm, thì chủ thể tác động bằng một loạt câu hỏi có thể đưa ra đối với người làm chứng. Kết quả cuối cùng là người làm chứng không có những thông tin cần thiết để trả lời những câu hỏi đó, bởi vì thực tế sự kiện đó không diễn ra (còn ai ở trong phòng nữa, ai ngồi, ai làm gì? kể lại chi tiết của câu chuyện? các chi tiết của hành động, ai đi ra đầu tiên, ai gọi điện thoại, họ mặt quần áo gì, uống gì và uống cốc nào, đồ nhắm là gì?...). Thông qua phưong pháp này mà người làm chứng sẽ từ bỏ thái độ khai man.
Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy thường được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Khi người cung cấp lời khai quên một số tình tiết của vụ án. Trong trường hợp này việc đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan làm “sống lại” những mối liên hệ thần kinh tạm thời và phục hồi lại trong ký ức những tình tiết mà họ đã quên.
- Khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường của đối tượng. Dưới ảnh hưởng của các vấn đề đặt ra, người bị tác động phải phân tích, xem xét, đánh giá lại hành vi, cách xử sự của bản thân. Điều này có thể làm cho họ đi đến quyết định thay đổi thái độ, quan điểm của bản thân.- Khi người bị tác động khai báo không đúng sự thật, ở trường hợp này trong đầu óc của họ đồng thời tồn tại hai mô hình tư duy về vụ án, một mô hình về diễn biến của vụ án do họ "sáng tạo" ra và một mô hình phản ánh đúng sự thật khách quan về vụ án. Để lời khai có sức thuyết phục, người bị tác động cố gắng hòa nhập hai mô hình này làm cho mô hình giả giống như thật. Do vậy, quá trình tư duy của người bị tác động diễn ra rất phức tạp. Dưới tác động của hàng loạt vấn đề đặt ra, họ càng có trạng thái tâm lý căng thẳng và càng khó kiểm soát nội dung câu hỏi cũng như nội dung câu trả lời của bản thân. Vì vậy sẽ xuất hiện những thời điểm đối tượng nhầm lẫn và cung cấp những tình tiết diễn biến khách quan của vụ án.
Khi sử dụng phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy cần phải chú ý tới các yêu cầu:
- Sử dụng nhiều câu hỏi khác nhau: nghi vấn, phủ định, khẳng định.
- Ngữ điệu câu nói phải phù họp với câu hỏi.
- Thể hiện thái độ biểu cảm cùng với câu hỏi.
- Có thể biểu đạt thái độ riêng của mình về một sự kiện nào đó trong câu hỏi.
4- Phương pháp ám thị gián tiếp
Ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý được thực hiện bằng cách chủ thể tác động đưa ra những câu hỏi và thông tin về sự kiện nào đó không có quan hệ trực tiếp đến vụ án, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ chẽ với cuộc sống riêng tư của người bị tác động, nhằm làm cho họ tự hiểu rằng những vấn đề đó mà chủ thể tác động đã biết thì chắc những vấn đề khác về vụ án, về hành vi của mình chắc chắn các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã biết hoặc sẽ biết. Từ đó, người bị tác động phải suy nghĩ, cân nhắc và thay đổi thái độ của mình
Phương pháp ám thị gián tiếp khác với phương pháp đặc và thay đồi vấn đề tư duy ở chỗ những thông tin mà chủ thể tác động đưa ra không có liên quan trực tiếp tới với vụ án. Đó chỉ là những bí mật đời tư của người bị tác động hay những sự kiện, sự việc xảy ra đã lâu mà họ cho rằng mọi người đã quên.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
5- Phương pháp mệnh lệnh
Phương pháp mệnh lệnh là phương tiện cưỡng bức tâm lý nhằm giáo dục cho người bị tác động ý thức kỷ luật tự giác và thái độ đúng đắn đối với lao động trong quá trình cải tạo.
Trong hoạt động tư pháp không có cưỡng chế thì không thể cải tạo được người phạm tội. Vì vậy việc sử dụng phương pháp này là cần thiết. Tuy nhiên do thể hiện tính cưỡng chế, tính bắt buộc cao, phương pháp này chỉ được dùng khi có cơ sở pháp luật chặt chẽ. Cụ thể phương pháp này được sử dụng trong các biện pháp điều tra như bắt giữ người, khám xét... và trong hoạt động cải tạo người phạm tội.
6- Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển
Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là sử dụng các giao tiếp tâm lý trong hoạt động tư pháp để đạt các mục đích tác động. Sử dụng, thiết lập, điều khiển giao tiếp tâm lý trong quá trình tố tụng, chủ thể tác động nhằm đạt mục đích:
- Xác định sự thật khách quan của vụ án.
- Giáo dục, cảm hóa cá nhân bị can, bị cáo, phạm nhân, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn...
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các giai đoạn tố tụng.
(Nguồn tham khảo:Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác)
Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest
7- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm