Các tội phạm xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và người phối thuộc với quân đội
Nội dung bài viết
- 1- Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật (Điều 393 BLHS)
- 2- Tội chống mệnh lệnh (Điều 394 BLHS)
- 3- Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh (Điều 395 BLHS)
- 4- Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ (Điều 396 BLHS)
- 5- Tội làm nhục đồng đội (Điều 397 BLHS)
- 6- Tội hành hung đồng đội (Điều 398 BLHS)
- 7- Tội đầu hàng địch (Điều 399 BLHS)
- 8- Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh (Điều 400 BLHS)
- 9- Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu (Điều 401 BLHS)
1- Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật (Điều 393 BLHS)
Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật xâm phạm chế độ phục vụ trong quân đội của người có thẩm quyền ra mệnh lệnh. Tội phạm này được quy định nhằm đảm bảo để người có chức vụ, quyền hạn không lạm dụng quyền hạn của mình trong hoạt động quân sự và hoạt động thực hiện nhiệm vụ khác của quân đội. Tội phạm này được quy định mới trong BLHS xuất phát từ quy định của Điều 26 BLHS, theo đó người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên trong lực lượng vũ trang thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là người có chức vụ, quyền hạn và có thẩm quyền ra mệnh lệnh cho cấp dưới.
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật. Đó là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng vào chức vụ, quyền hạn đó ra mệnh lệnh trái pháp luật.
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêm trọng. Đó có thể là thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, vũ khí, phương tiện kĩ thuật quân sự hoặc thiệt hại nghiêm trọng phi vật chất khác.
Hậu quả được quy định trên đây phải có QHNQ với hành vi ra mệnh lệnh trái phép.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức tính chất trái pháp luật của hành vi ra mệnh lệnh cũng như thấy trước thiệt hại nghiêm trọng của hành vi nhưng mong muốn hoặc có ý thức chấp nhận hậu quả đó.
b) Hình phạt
Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính.
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, được áp dụng cho trường hợp “trong chiến đấu”, “trong khu vực cỏ chiến sự”; “trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ”; “trong tình trạng khẩn cấp ” và trong trường hợp “gây hậu quả rất nghiêm trọng”.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, được áp dụng cho trường hợp “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” hoặc trong “trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác ”.
2- Tội chống mệnh lệnh (Điều 394 BLHS)
Tội chống mệnh lệnh xâm phạm quan hệ chỉ huy - phục tùng trong quân đội. Điều lệnh quản lí bộ đội quy định: “Quân nhân thuộc quyền phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của thủ trưởng”.
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là người ở vị trí phục tùng, có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền.
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi từ chối chấp hành hoặc không thực hiện mệnh lệnh.
Người phạm tội có thể bằng lời nói, bằng hành động công khai thể hiện việc chống mệnh lệnh của mình hoặc không công khai nhưng không thực hiện nhiệm vụ mặc dù không có trở ngại khách quan.
Mệnh lệnh có thể bị chống một phần hay toàn bộ. Tuy nhiên, mệnh lệnh đó phải là mệnh lệnh hợp pháp của người chỉ huy có thẩm quyền. Nếu mệnh lệnh rõ ràng là trái pháp luật và người nhận lệnh thi hành cũng nhận thức được điều đó mà vẫn thực hiện thì cả người ra mệnh lệnh và người thực hiện mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.
b) Hình phạt
Điều luật quy định 4 khung hình phạt chính.
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, được áp dụng cho trường hợp “là chỉ huy hoặc sĩ quan”; “lôi kẻo người khác phạm tội”; “dùng vũ lực” nhằm “gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, được áp dụng cho trường hợp phạm tội “trong chiến đấu”; “trong khu vực cỏ chiến sự”; “trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn”; “trong tình trạng khẩn cấp” hoặc cho trường hợp “gây hậu quả rất nghiêm trọng”.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ ba quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc là hình phạt tù chung thân, được áp dụng cho trường hợp “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
3- Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh (Điều 395 BLHS)
Tội phạm này xâm phạm quan hệ chỉ huy - phục tùng trong quân đội.
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là (thực hiện qua loa, đại khái, làm lấy lệ mà không quan tâm đến kết quả công việc), chậm trễ (thực hiện không đúng thời gian quy định về thời điểm bắt đầu, tiến độ và thời điểm kết thúc), tùy tiện (tự ý thay đổi nội dung mệnh lệnh được giao).
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêm trọng. Đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc liên quan đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị V.V..
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi vô ý. Người phạm tội thấy trước hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (vô ý vì quá tự tin); hoặc không thấy trước được hậu quả, mặc dù có thể và phải thấy trước (vô ý vì cẩu thả).
b) Hình phạt
Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính.
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng quy định hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, được áp dụng cho trường hợp “trong chiến đấu”; “trong khu vực cỏ chiến sự”; “trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ”; “trong tình trạng khẩn cấp ” và trong trường hợp “gây hậu quả rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng”.
4- Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ (Điều 396 BLHS)
Tội phạm này xâm phạm hoạt động hoàn thành nhiệm vụ của quân nhân cũng như quan hệ đoàn kết quân nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ. Đó có thể là hành vi tạo ra những điều kiện, hoàn cảnh gây trở ngại cho việc thực hiện nhiệm vụ như cất giấu công cụ, phương tiện; hoặc là hành vi tác động trực tiếp đến người thực hiện nhiệm vụ bằng sức mạnh thể chất; hoặc đe dọa, ép buộc đồng đội không thực hiện nhiệm vụ.
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định là việc người bị cản trở không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao.
Hậu quả được quy định này có QHNQ với hành vi cản trở.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý trực tiếp.
b) Hình phạt
Điều luật quy định ba khung hình phạt chính.
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, được áp dụng cho trường hợp “là chỉ huy hoặc sĩ quan “lồi kẻo người khác phạm tội “dùng vũ lực ” và trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng”.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, được áp dụng cho trường hợp “trong chiến đấu”; “trong khu vực có chiến sự”; “trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ”; “trong tình trạng khẩn cấp ” và trong trường hợp "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
5- Tội làm nhục đồng đội (Điều 397 BLHS)
Tội phạm này xâm phạm quan hệ đoàn kết đồng đội cũng như nhân phẩm, danh dự của người khác là đồng đội.
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm đồng đội. Hành vi này có thể là hành động hoặc lời nói và được thực hiện trong quan hệ cộng tác giữa người phạm tội và nạn nhân. Nếu hành vi làm nhục được thực hiện không phải trong quan hệ công tác thì cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định của Điều 155 BLHS.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý trực tiếp.
b) Hình phạt
Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính.
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, được áp dụng cho trường hợp cho trường hợp “là chỉ huy hoặc sĩ quan”; “đối với chỉ huy hoặc cấp trên”; “vì lý do công vụ của nạn nhân”; “trong khu vực có chiến sự”; “phạm tội 02 lần trở lên”; “đối với 02 người trở lên”; “gây rối loạn tầm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên ” và trường hợp “làm nạn nhân tự sát”.
6- Tội hành hung đồng đội (Điều 398 BLHS)
Tội phạm này xâm phạm quan hệ đoàn kết đồng đội cũng như sức khoẻ của người khác là đồng đội.
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của đồng đội nhưng chưa đến mức cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS.
Hành vi hành hung đồng đội chỉ cấu thành tội phạm khi được thực hiện trong quan hệ công tác.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.
b) Hình phạt
Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính.
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, được áp dụng cho trường hợp “là chỉ huy hoặc sĩ quan”; “đối với chỉ huy hoặc cấp trên “vì lý do công vụ của nạn nhân”; “trong khu vực cỏ chiến sự” và trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng ”,
7- Tội đầu hàng địch (Điều 399 BLHS)
Tội phạm này xâm phạm kỷ luật chiến trường, đến sức mạnh chiến đấu và uy tín của quân đội nhân dân Việt Nam, trái với truyền thống của quân đội và trách nhiệm của mỗi quân nhân là “Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ”.
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi đầu hàng địch. Đó là hành vi của quân nhân trong chiến đấu tự nguyện hạ vũ khí để cho địch bắt làm tù binh hoặc chạy sang hàng ngũ địch. Khái niệm trong chiến đấu được hiểu là trong trận đánh cụ thể hoặc trong chiến dịch lâu dài, liên tục xảy ra các hoạt động tác chiến giữa ta và địch.
Đầu hàng địch là hành vi tự nguyện. Người phạm tội bỏ súng cho địch bắt khi đang còn khả năng chống đỡ, tự vệ hoặc tự nguyện chạy sang hàng ngũ địch đều cấu thành tội đầu hàng địch.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.
b) Hình phạt
Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính.
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định là hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, được áp dụng cho trường hợp “là chỉ huy hoặc sĩ quan"; “giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự”;"giao nộp tài liệu quan trọng hoặc khai bảo bí mật công tác quân sự”; “lôi kéo người khác phạm tội” và trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng ”.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định là hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, được áp dụng cho trường họp “giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước ” và trường hợp “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
8- Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh (Điều 400 BLHS)
Tội phạm này xâm phạm kỷ luật chiến đấu, trách nhiệm trung thành với Tổ quốc, bảo vệ bí mật quân sự của người quân nhân cũng như uy tín, truyền thống của quân đội.
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi khai báo bí mật công tác quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù bình.
Tự nguyện làm việc cho địch là tự giác làm những việc có tính chất quân sự hoặc phục vụ cho công việc quân sự có hại cho Tổ quốc như làm việc trong các công binh xưởng, làm giám thị trại tù binh v.v....
Cần chú ý: Hành vi khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch được thực hiện sau khi quân nhân đã bị bắt làm tù binh.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.
b) Hình phạt
Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính.
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định là hình phạt tù từ 05 năm đến 12 năm, được áp dụng cho trường hợp “là chỉ huy hoặc sĩ quan “đối xử tàn ác với tù binh khác “lôi kéo người khác khai bảo, làm việc cho địch ” và trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng”.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, được áp dụng cho trường hợp “giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước ” và trường hợp “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”
9- Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu (Điều 401 BLHS)
Tội phạm này xâm phạm sức mạnh chiến đấu, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ, xâm phạm kỷ luật quân đội trong chiến đấu và ở chiến trường.
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi bỏ vị trí chiến đấu (rời bỏ vị trí của mình trong chiến đấu mà không được phép của người chỉ huy) hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu (có mặt trong đội hình chiến đấu của đơn vị và có đủ điều kiện nhưng không thực hiện nhiệm vụ mà mình được phân công hoặc phải thực hiện theo chức trách như không nổ súng, không lên máy liên lạc...). Các hành vi này đều được thực hiện trong hoàn cảnh đang diễn ra hoạt động tác chiến giữa đơn vị quân đội và lực lượng đối địch.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.
b) Hình phạt
Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính.
- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định là hình phạt tù từ 05 năm đến 12 năm, được áp dụng cho trường hợp “là chỉ huy hoặc sĩ quan”; “bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự”; “lôi kéo người khác phạm tội ” và trưởng hợp “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng”.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, được áp dụng cho trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm