Các tội xâm phạm an toàn giao thông
1- Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS)
Đây là tội danh mới thay cho tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định trong BLHS năm 1999.
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là người tham gia giao thông đường bộ, gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ ” (Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008). Trong đó, “Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ”.
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ - những quy định mà người tham gia giao thông phải chấp hành để tránh gây thiệt hại cho người khác, có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc về tài sản. Những quy định này có thể có tính bắt buộc cho tất cả những người tham gia giao thông đường bộ như quy định về “chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ” (Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008) hoặc cho đối tượng tham gia giao thông cụ thể như quy định về “tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe”, về “vượt xe”, “chuyển hướng xe” cho người điều khiển phương tiện hoặc quy định về “qua đường” cho người đi bộ(3) hoặc quy định về các hành vi mà người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không được thực hiện v..v…
Như vậy, dấu hiệu hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ đòi hỏi phải xác định chủ thể tham gia giao thông đường bộ đã không chấp hành quy định cụ thể của pháp luật giao thông đường bộ. Ở đây cần chú ý, hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ chỉ có thể xảy ra trên “đường bộ” gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ (Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008).
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định có thể là:
+ Hậu quả chết người;
+ Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên; hoặc
+ Hậu quả thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.
Hậu quả trên đây đòi hỏi phải có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của tội phạm.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi vô ý. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ không mong muốn gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả.
b. Hình phạt
Điều luật quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung.
Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc là hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm và từ 07 năm đến 15 năm.
Trong các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng cần chú ý một số dấu hiệu sau:
- Không có giấy phép lái xe theo quy định: Đây là trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển hoặc là trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, không có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo cấp.
- Trong tình trạng cỏ sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, cỏ sử dụng chất ma tuý hoặc chất kích thích mạnh khác: Đây là trường hợp trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng có nồng độ cồn và trường hợp trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc là trường hợp trong cơ thể người phạm tội có chất ma tuý hoặc chất kích thích mạnh khác.
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiến hoặc hướng dẫn giao thông: Đây là trường hợp người phạm tội đã không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông hoặc của người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.
Khoản 4 của Điều luật quy định khung hình phạt nhẹ hơn khung cơ bản nhưng đây không phải là trường hợp quy định dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ. Trong hai cấu thành tội phạm này, dấu hiệu hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra được quy định khác nhau - gây ra thiệt hại cụ thể và mới chỉ gây ra tình trạng nguy hiểm cho xã hội (có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả... nếu không được ngăn chặn kịp thời).
Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình
phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2- Tội vi phạm quy định về điều khiển
- Phương tiện giao thông đường sắt (Điền 267 BLHS)
- Phương tiện giao thông đường thuỷ (Điều 272 BLHS)
- Tàu bay (Điều 277 BLHS)
BLHS năm 1985 chỉ có một điều luật với tội danh chung cho hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện thuộc bốn lĩnh vực giao thông khác nhau. Trong BLHS năm 1999, hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông thuộc mỗi lĩnh vực được quy định tại một điều luật riêng với một tội danh riêng. BLHS năm 2015 sửa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Do vậy, trong Bộ luật này chỉ còn 3 tội danh liên quan đến hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Ba tội danh này có những điểm tương tự và những điểm khác về dấu hiệu pháp lý.
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt theo Điều 267 BLHS phải là người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt. Như vậy, phạm vi chủ thể của tội này rộng hơn so với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Do đặc điểm riêng nên phương tiện giao thông đường sắt không thể di chuyển trên đường khi chỉ có người lái tàu mà đòi hỏi có sự cùng tham gia của một số người. Theo Điều 35 Luật đường sắt năm 2017, những người này bao gồm: Trưởng tàu; lái tàu, phụ lái tàu; nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga; trực ban chạy tàu ga; trưởng dồn; nhân viên gác ghi; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; nhân viên gác đường ngang, cầu chung. Điều 267 BLHS gọi chung những người này là người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.(1) Trong đó, lái tàu, phụ lái tàu được hiểu là người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt còn những chức danh khác là người chỉ huy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Chủ thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ theo Điều 272 BLHS phải là người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ. Đó trước hết là người lái phương tiện giao thông đường thuỷ. Tất cả các loại phương tiện giao thông đường thuỷ đều phải có người lái phương tiện. Ngoài ra, ở loại phương tiện giao thông đường thuỷ nhất định còn có thuyền trưởng và trong trường hợp nhất định, trên phương tiện giao thông đường thuỷ còn có hoa tiêu. Người lái, thuyền trưởng và hoa tiêu đều được coi là người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ.(2) Trong đó,phương tiện giao thông đường thuỷ được hiểu “là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ... ” (Điều 3 Luật giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004).
Chủ thể của tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay theo Điều 277 BLHS phải là người chỉ huy, điều khiển tàu bay. Phạm vi chủ thể của tội phạm này cũng rộng như ở tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt vì tàu bay cũng giống như ở phương tiện giao thông đường sắt khi bay cần có sự tham gia điều khiển không chỉ của người lái mà của cả một số người khác. Hoạt động bay của tàu bay được thực hiện qua sự phối hợp hoạt động của tất cả những người này. Trong khi phối hợp hoạt động như vậy, những người này đều phải chấp hành quy định về điều khiển tàu bay khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo Luật hàng không dân dụng năm 2006 thì tổ lái và nhân viên không lưu là những người mà Điều 277 BLHS coi là người chỉ huy, điều khiển tàu bay. “Thành viên tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay” (Điều 72 Luật hàng không dân dụng năm 2006). Trong đó, “Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khỉ quyến nhờ tác động tương hồ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất” (Điều 13 Luật hàng không dân dụng năm 2006).
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của ba tội được quy định là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông ở mỗi lĩnh vực. Những quy định này được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giao thông đường sắt, đường thuỷ hoặc đường không. Trước hết, đó là các luật: Luật đường sắt, Luật giao thông đường thuỷ nội địa, Luật hàng không dân dụng. Những hành vi vi phạm này có thể là vi phạm quy định về tốc độ, vi phạm quy định về tránh, vượt (trong đường sắt, đường thuỷ), vi phạm quy định về đường không (bay không đúng đường không) v..v..
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định có sự khác nhau giữa tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ, cụ thể:
+ Hậu quả của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ đều được quy định là hậu quả thiệt hại về tính mạng; về sức khỏe hoặc về tài sản.
+ Hậu quả của tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay được quy định không phải là thiệt hại thực tế mà chỉ là tình trạng nguy hiểm (khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản nếu không được ngăn chặn kịp thời).
Hậu quả trên đây đòi hỏi phải có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của tội phạm.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội ở ba tội được quy định là lỗi vô ý. Người phạm tội khi có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đều không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả.
b. Hình phạt
Điều luật quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung.
- Khung hình phạt cơ bản của ba tội có mức cao nhất là hình phạt tù 05 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai là hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm và
- Khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định cho tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay là hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng bao gồm chủ yếu là dấu hiệu thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như “trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma tuý hoặc chất kích thích mạnh khác”; “bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn v.v..
Khoản 4 các điều 267 và 272 BLHS quy định khung hình phạt nhẹ hơn khung cơ bản nhưng đây không phải là trường hợp quy định dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ. Thực chất đây là cấu thành tội phạm cơ bản thứ hai bên cạnh cấu thành cơ bản đã được quy định tại khoản 1. Trong hai cấu thành tội phạm này, hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra được quy định khác nhau - gây ra thiệt hại cụ thể và mới chỉ gây ra tình trạng nguy hiểm cho xã hội (có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả... nếu không được ngăn chặn kịp thời).
Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3- Tội cản trở giao thông
- Đường bộ (Điều 261 BLHS)
- Đường sắt (Điều 268 BLHS)
- Đường thuỷ (Điều 273 BLHS)
- Đường không (Điều 278 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi gây trở ngại cho hoạt động giao thông, làm cho hoạt động giao thông diễn ra không được dễ dàng, bình thường. Căn cứ vào đặc điểm của từng lĩnh vực giao thông cũng như xuất phát từ thực tế, BLHS đã liệt kê các hành vi cụ thể có thể là hành vi của các tội phạm này. Đó là:
+ “Đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phần cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trải phép qua đường bộ, đường cỏ giải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ
+ “Đặt chướng ngại vật trên đường sắt; Làm xê dịch ray, tà vẹt; khoan, đào, xẻ trải phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cổng hoặc công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiến; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên đường sắt; phả hoại phương tiện giao thông đường sắt; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ hoặc vỉ phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ
+ “Đặt chướng ngại vật trên đường sắt; Làm xê dịch ray, tà vẹt; khoan, đào, xẻ trải phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cổng hoặc công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiến; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên đường sắt; phả hoại phương tiện giao thông đường sắt; lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt.
+ “Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì bảo hiệu; dì chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ bảo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thuỷ; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thuỷ hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thuỷ ”.
+ “Đặt các chướng ngại vật; di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất, hoặc phá huỷ các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không; sử dụng sai hoặc làm nhiều các tần số thông tin liên lạc; làm hư hỏng trang bị, thiết bị của sân bay hoặc trang bị, thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho an toàn bay; cung cấp thông tin sai đến mức gây uy hiếp an toàn của tàu bay, an toàn của hành khách, tố bay, nhân viên mặt đất hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; điều khiển, đưa phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay hoặc có hành vi khác cản trở giao thông đường không”.
Trong bốn lĩnh vực giao thông mà hành vi cản trở giao thông được liệt kê cụ thể có hai lĩnh vực mà hành vi cản trở giao thông không bị giới hạn chỉ ở các hành vi cụ thể đã được liệt kê. Đó là lĩnh vực giao thông đường thuỷ và giao thông đường không, ở hai lĩnh vực này, điều luật đều quy định “hành vi khác cản trở giao thông”.
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe (tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên) hoặc tài sản (từ 100 triệu đồng trở lên). Riêng ở tội cản trở giao thông đường sắt và ở tội cản trở giao thông đường không, Điều luật cho phép thay thế dấu hiệu hậu quả này bằng dấu hiệu phản ánh đặc điểm nhân thân của chủ thể. Đó Đó là đặc điểm “đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính ...” (đối với tội cản trở giao thông đường sắt); “đã bị xử ỉỉ kỉ luật, xử phạt hành chính... hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm ” (đối với tội cản trở giao thông đường không). Điều này có nghĩa, hành vi cản trở giao thông (đường sắt, đường không), dù chưa gây hậu quả thiệt hại như Điều luật quy định vẫn cấu thành tội phạm trong trường hợp chủ thể có đặc điểm nhân thân nói trên. Khi đó, cấu thành tội phạm của hai tội này là cấu thành tội phạm hình thức.
Hậu quả trên đây đòi hỏi phải có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của tội phạm.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội ở tội cản trở giao thông đường bộ, tội cản trở giao thông đường thuỷ, tội cản trở giao thông đường sắt và tội cản trở giao thông đường không trong trường hợp gây hậu quả thiệt hại được quy định là lỗi vô ý. Người phạm tội khi có hành vi cản trở giao thông đều không mong muốn gây ra hậu quả thiệt hại mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả.
Ở các trường hợp còn lại, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi cản trở giao thông.
b. Hình phạt
Điều luật quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung.
- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là hình phạt tù 03 năm (ở tội cản trở giao thông đường bộ và tội cản trở giao thông đường sắt) hoặc phạt tù 05 năm (ở tội cản trở giao thông đường thuỷ và tội cản trở giao thông đường không).
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất ở tội cản trở giao thông đường bộ là hình phạt tù 07 năm và ở các tội còn lại là hình phạt tù 10 năm;
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất ở tội cản trở giao thông đường bộ là hình phạt tù 10 năm và ở các tội còn lại là hình phạt tù 15 năm.
- Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng bao gồm chủ yếu là dấu hiệu thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác có tính đặc thù cho từng lĩnh vực giao thông như “tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm “là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý thiết bị an toàn giao thông đường không”.
- Khoản 4 các điều luật quy định về bốn tội này quy định khung hình phạt nhẹ hơn khung cơ bản nhưng đây không phải là trường họp quy định dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ. Thực chất đây là cấu thành tội phạm cơ bản thứ hai bên cạnh cấu thành cơ bản đã được quy định tại khoản 1. Trong hai cấu thành tội phạm này, hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra được quy định khác nhau gây ra thiệt hại cụ thể và mới chỉ gây ra tình trạng nguy hiểm cho xã hội (có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả ... nếu không được ngăn chặn kịp thời).
Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4- Tội đưa vào sử dụng
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn (Điều 262 BLHS).
- Phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn (Điều 269 BLHS).
- Phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn (Điều 274 BLHS).
- Tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay không bảo đảm an toàn (Điều 279 BLHS).
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của bốn tội được quy định là người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện, thiết bị giao thông hoặc về tình trạng kĩ thuật của phương tiện, thiết bị giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hoặc đường không. Như vậy, có hai loại chức danh có thể trở thành chủ thể của các tội phạm này. Đó là chức danh có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện, thiết bị vào sử dụng và chức danh có trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kĩ thuật của phương tiện, thiết bị. Một phương tiện, thiết bị giao thông được đưa vào sử dụng cần qua hai quyết định để bảo đảm tính an toàn. Trước hết, người có trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kĩ thuật của phương tiện, thiết bị có trách nhiệm quyết định cho hay không cho phép phương tiện, thiết bị giao thông cụ thể được lưu hành trên cơ sở xem xét tình trạng kĩ thuật của phương tiện, thiết bị. Tiếp đó, người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện, thiết bị có trách nhiệm điều hay không điều phương tiện, thiết bị giao thông cụ thể vào hoạt động cụ thể trên cơ sở nắm bắt tình trạng an toàn của phương tiện, thiết bị giao thông. Người có trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kĩ thuật của phương tiện, thiết bị giao thông có thể là người được giao trách nhiệm này của đơn vị có phương tiện, thiết bị giao thông và có thể là người của đơn vị đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông.
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của bốn tội được quy định là hành vi cho phép đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông rõ ràng không bảo đảm an toàn kĩ thuật. Hành vi này có hai loại. Loại thứ nhất là hành vi của người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện, thiết bị giao thông đã điều động phương tiện, thiết bị giao thông rõ ràng không bảo đảm an toàn kĩ thuật. Loại thứ hai là hành vi của người có trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kĩ thuật của phương tiện, thiết bị giao thông đã cho phép được sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông rõ ràng không bảo đảm an toàn kĩ thuật. Hai loại hành vi này, xét về bản chất đều là hành vi đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông rõ ràng không bảo đảm an toàn kĩ thuật nhưng do chủ thể có trách nhiệm khác nhau thực hiện.
Đối tượng của hành vi khách quan “đưa vào sử dụng”. Phương tiện, thiết bị giao thông có thể là:
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng
+ Phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt
+ Phương tiện giao thông đường thuỷ
+ Tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay
Phương tiện, thiết bị giao thông được đưa vào sử dụng phải là phương tiện giao thông rõ ràng không bảo đảm an toàn kĩ thuật. Đó là phương tiện, thiết bị giao thông không đáp ứng được một cách rõ ràng tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định. Để xác định phương tiện, thiết bị giao thông có phải là rõ ràng không bảo đảm an toàn kĩ thuật cần phải đối chiếu với bộ tiêu chuẩn có hiệu lực tại thời điểm hành vi đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông được thực hiện.
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm chỉ được quy định ở ba tội là tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn, tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn và tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn. Đó là hậu quả thiệt hại về tính mạng; về sức khỏe hoặc về tài sản.
Hậu quả thiệt hại này đòi hỏi phải có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của tội phạm.
Dấu hiệu hậu quả trên đây ở tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn và tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn có thể được thay thế bằng dấu hiệu nhân thân xấu. Cụ thể, ở tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn, dấu hiệu này là: “đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm ở tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn, dấu hiệu này là: “đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, ...mà còn vi phạm ”.
Tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay không bảo đảm an toàn không quy định dấu hiệu hậu quả do tính nguy hiểm đặc biệt cho xã hội của loại hành vi này.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội ở ba tội mà hậu quả được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm là lỗi vô ý. Người phạm tội khi có hành vi cho phép đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông rõ ràng không bảo đảm an toàn kĩ thuật đều không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả. Tuy nhiên, trong trường hợp, dấu hiệu nhân thân xấu được thay thế cho dấu hiệu hậu quả, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý vì chỉ có lỗi đối với hành vi cho phép đưa vào sử dụng...
Ở tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm an toàn bay, lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Người phạm tội cố ý đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm an toàn bay rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật.
b. Hình phạt
Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính (riêng Điều 279 quy định 4 khung hình phạt chính) và 1 khung hình phạt bổ sung.
- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là hình phạt tù 03 năm (trong lĩnh vực đường bộ) hoặc 05 năm (trong ba lĩnh vực còn lại).
- Hai khung hình phạt tăng nặng ở các tội thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không có mức cao nhất là hình phạt tù 07/10, 10/15, 10/15 và 10/15 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ ba ở tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm bay không bảo đảm an toàn là hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
- Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là các dấu hiệu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản.
Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) cho bốn tội là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
5- Tội điều động/giao cho người không đủ điều kiện điều khiển
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều 263/ Điều 264 BLHS).
- Phương tiện giao thông đường sắt (Điều 270/Điều 271 BLHS).
- Phương tiện giao thông đường thuỷ (Điều 275/Điều 276 BLHS).
- Tàu bay (Điều 280 BLHS).
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của các tội phạm được quy định gồm hai loại:
- Thứ nhất: Người có quan hệ phục tùng về mặt pháp lí với người khác mà trong quan hệ này họ có thể điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông. Ví dụ: Giám đốc doanh nghiệp điều nhân viên dưới quyền v.v..
- Thứ hai: Người bất kì có phương tiện giao thông và có thể giao phương tiện giao thông này cho người khác. Ví dụ: Giao cho bạn không có giấy phép lái xe ô tô lái xe của mình v.v..
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của các tội phạm được xác định là hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật. Như vậy, có hai loại hành vi khác nhau - hành vi điều động và hành vi giao. Hai loại hành vi này, xét về bản chất đều là hành vi để người không có đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông (theo quy định của pháp luật) điều khiển phương tiện giao thông. Sự khác nhau của hai loại hành vi này là do sự khác nhau về mối quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi và người tiếp nhận hành vi đó. Hành vi điều động thể hiện quan hệ phục tùng có tính pháp lí giữa người điều động và người bị điều động. Hành vi giao thể hiện mối quan hệ bình thường giữa người giao và người được giao.
Người bị điều động hoặc được giao điều khiển phương tiện giao thông là người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông được điều động hoặc được giao hay nói cách khác họ không được phép điều khiển phương tiện giao thông này. Điều luật của từng tội quy định cụ thể về người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông dựa trên cơ sở Luật giao thông đường bộ, Luật đường sắt, Luật giao thông đường thuỷ nội địa và Luật hàng không dân dụng. Đó có thể là người không có bằng/giấy phép/chứng chỉ... điều khiển phương tiện giao thông phù hợp với phương tiện giao thông được điều động/giao hoặc là người đang trong tình trạng có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc có sử dụng rượu, bia ở mức độ nhất định...
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định ở các tội thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Đó là hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ (ở mức độ điều luật quy định) hoặc tài sản (ở mức độ điều luật quy định).
Hậu quả thiệt hại này đòi hỏi phải có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của tội phạm.(1)
Dấu hiệu hậu quả trên đây ở tội điều động/giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt có thể được thay thế bằng dấu hiệu “đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm Đối với tội điều động/giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao đường thuỷ, dấu hiệu hậu quả có thể được thay thế bằng dấu hiệu “đã bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm Như vậy, hành vi điều động/giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông (đường sắt, đường thuỷ), dù chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội theo quy định vẫn cấu thành tội phạm khi chủ thể có đặc điểm nhân thân này.(3)
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
ở tội điều động/giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và ở tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt cũng như ở tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ trong trường hợp gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, lỗi của chủ thể được quy định là lỗi vô ý. Người phạm tội khi có hành vi điều động/giao cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đều không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả. Ở các trường hợp còn lại của các tội điều động/giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ (dấu hiệu nhân thân xấu được thay thế cho dấu hiệu hậu quả) và ở tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu bay, lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội cố ý điều động hoặc giao cho không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển tàu bay.
b. Hình phạt
Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính (riêng Điều 280 quy định 4 khung hình phạt chính) và 1 khung hình phạt bổ sung.
Khung hình phạt cơ bản của tội điều động/giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không có mức cao nhất là phạt tù 03 năm/cải tạo không giam giữ 03 năm; phạt tù 05 năm/phạt tù 03 năm; phạt tù 05 năm/phạt tù 03 năm và phạt tù 05 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất ở các tội điều động/giao... thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không có mức cao nhất là hình phạt tù 07/03, 10/07, 10/10 va 10/15 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai ở các tội điều động/giao... thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không có mức cao nhất là hình phạt tù 12/07,15/12,15/15 va 15 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ ba ở tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu bay là hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là các dấu hiệu thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản.
Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình phạt tiền hoặc/và hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (riêng Điều 264 quy định khung hình phạt bổ sung chỉ là hình phạt tiền).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm