Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân

22/04/2023
Nguyễn Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Thu Hồng
Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Cụ thể hoá nội dung trên, Hiển pháp năm 2013 đã quy định các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại Chương II.

Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Cụ thể hoá nội dung trên, Hiển pháp năm 2013 đã quy định các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại Chương II, đó là: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25); quyền nam nữ bình đẳng (Điều 26); quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân (Điều 27); quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30); quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh, hoạt, tư liệu sản xuẩt (Điều 32); quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); quyền kết hôn, li hôn (Điều 36); quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (Điều 38)...

Để bảo vệ các quyền cơ bản này, BLHS năm 2015 quy định các tội phạm cụ thể xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân tại Chương XV và coi đây là cơ sở pháp lý cần thiết trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

1- Khái niệm các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân

Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ.

Các yếu tố của tội phạm

[1] Khách thể của tội phạm

Khách thể của nhóm tội này là những quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ bị hành vi phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

[2] Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của các tội trong nhóm tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được thực hiện trong thực tế rất đa dạng và dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong một số trường hợp, hành vi khách quan được thực hiện bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS); để xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158); đế xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159 BLHS); để xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 160 BLHS); để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161 BLHS); hoặc để buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS)... Bên cạnh đó cũng có những trường hợp hành vi khách quan được thực hiện có thể có hoặc không có yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn như tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 BLHS); tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (Điều 164 BLHS); tội xâm phạm quyền bình đẳng giới (Điều 165 BLHS) hoặc tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167 BLHS). Hành vi khách quan của nhóm tội này hầu hết được thực hiện bằng hình thức hành động như tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân trong tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS); dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ trong tội xâm phạm chỗ ở của người khác; cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền, đưa bằng mạng bưu chính viễn thông, nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật trong tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159 BLHS)... Nhưng cũng có thể hành vi khách quan được thực hiện bằng hình thức không hành động như hành vi của người lợi dụng chức vụ quyền hạn mà cố ý cản trở, không chấp hành việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo (Điều 166 BLHS).

Hậu quả mà những hành vi phạm tội nói trên gây ra là thiệt hại cho quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Trong một số CTTP, hậu quả này được quy định là dấu hiệu của CTTP như tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS). Nhưng trong đa số các CTTP khác, hậu quả không được quy định là dấu hiệu của CTTP.

[3] Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân là chủ thể bình thường, là người có năng lực TNHS. Tuy nhiên, có một số tội đòi hỏi chủ thể ngoài dấu hiệu của chủ thể bình thường phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác như dấu hiệu "người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân" trong tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161 BLHS)... Trong nội dung trình bày về dấu hiệu pháp lý của các tội cụ thể, dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ được trình bày khi chủ thể của tội phạm có dấu hiệu đặc biệt.

[4] Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội trong nhóm tội này đều là lỗi cố ý.

Động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu của CTTP ở tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) và tội xâm phạm quyền bình đẳng giới (Điều 165 BLHS).

2- Hình phạt các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân

Hình phạt của nhóm tội này có mức cao nhất là 12 năm; mức thấp nhất là cảnh cáo. Trừ trường hợp phạm tội được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 157 BLHS; khoản 2 Điều 158 BLHS; khoản 2 Điều 166 BLHS và khoản 2 Điều 167 BLHS, tất cả những trường hợp còn lại trong nhóm này đều là tội ít nghiêm trọng. Hình phạt chính được quy định ở tất cả các tội đều là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Chỉ có một số tội như tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159 BLHS); tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) và tội xâm phạm quyền bình đẳng giới (Điều 165 BLHS) là những tội có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Nếu phạm các tội được quy định từ Điều 157 đến Biểu 167 BLHS thì người phạm tội còn có thể bỉ áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo khoản 3 Điều 159 BLHS, hình phạt bổ sung còn có thể là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

3- Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong BLHS việt Nam

Trong BLHS Việt Nam năm 2015, các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được quy định tại Chương XV. Theo đó có 11 tội thuộc nhóm tội này, đó là các tội:

- Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS);

- Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 BLHS);

- Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159 BLHS);

- Tội xâm phạm quyền công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nư

ớc trưng cầu ý dân (Điều 160 BLHS);

- Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161 BLHS);'

- Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS);

- Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân (Điều 163 BLHS);

- Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (Điều 164);

- Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới (Điều 165 BLHS);

- Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 BLHS);

- Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167 BLHS).

Trước khi có BLHS năm 1985, chưa có văn bản quy phạm pháp luật hình sự nào quy định một cách đầy đủ và có hệ thống các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Một số tội trong chương này đã được quy định rải rác trong các văn bản như sắc luật số 02/SL ngày 18/5/1957 quy định về các trường hợp phạm pháp quả tang và khẩn cấp; sắc luật số 103/SL ngày 20/5/1957 quy định về đảm bảo các quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân; Pháp lệnh về việc xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981.

0 bình luận, đánh giá về Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.41392 sec| 978.07 kb