Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

22/04/2023
Nguyễn Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Thu Hồng
Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

1- Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu

Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi, xâm hại quan hệ sở hữu và sự xâm hại này thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

[1] Khách thể của tội phạm

Theo luật hình sự Việt Nam, những tội được coi là tội xâm phạm sở hữu và cùng được quy định trong chương XVI BLHS là những tội có cùng khách thể là quan hệ sở hữu. Điều này có nghĩa:

- Các tội xâm phạm sở hữu phải là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và

Sự gây thiệt hại này phải phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. 

Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Một hành vi tuy cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu nhưng sẽ không phải là tội xâm phạm sở hữu nếu hành vi này đồng thời còn gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội khác và sự gây thiệt hại này mới thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Trong trường hợp này khách thể (trực tiếp) không phải là quan hệ sở hữu.

Ví dụ: Khách thể (trực tiếp) của hành vi tháo trộm các thanh giằng thép của cột điện thuộc hệ thống đường dây tải điện đang sử dụng không phải là quan hệ sở hữu mà là an toàn công cộng mặc dù hành vi này cũng gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu.

Đối tượng tác động của tội phạm

Như mọi hành vi phạm tội khác, hành vi xâm phạm sở hữu cũng có đối tượng tác động cụ thể. Đó là tài sản - đối tượng vật chất nhờ đó có sự tồn tại quan hệ sở hữu. Tài sản, theo BLDS Việt Nam bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 105 BLDS). Khi xác định đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu ở các dạng thể hiện này cần chú ý:

- Một số vật do tính chất và công dụng đặc biệt không được coi là đối tượng tác động của các tội hoặc một số tội xâm phạm sở hữu mà là đối tượng tác động của các hành vi phạm tội khác. Ví dụ: Công trình, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các loại vũ khí quân dụng, tài nguyên rừng

- Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản huỷ bỏ cũng sẽ không còn là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Ví dụ: Gia súc đã bị chôn do mắc bệnh hoặc thuốc chữa bệnh đã bị huỷ bỏ do hết thời gian sử dụng V.V..

- Tiền luôn luôn có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

- Giấy tờ có giá có thể là phương tiện phạm tội giúp người phạm tội có thể xâm phạm sở hữu. Trong một số trường hợp, giấy tờ này có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Đó là trưởng hợp giấy tờ có giá cho phép bất kỳ ai có giấy tờ này đều có thể sử dụng được.

- Quyền về tài sản nói chung không thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Nhưng những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản như hoá đơn lĩnh hàng v.v. có thể là đối tượng tác động của nhóm tội này trong những trường hợp giấy tờ này cho phép ai cũng có thể sử dụng được.

Tài sản được pháp luật nói chung cũng như luật hình sự nô riêng bảo vệ, về nguyên tắc phải là tài sản hợp pháp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa những hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp của công dân khác không bị coi là phạm tội. Hành vi xâm phạm tài sản của người khác, dù tài sản đó là tài sản bất hợp pháp, vẫn bị coi là trái pháp luật và có thể cấu thành tội xâm phạm sở hữu. Việc coi những hành vi đó là trái pháp luật và có thể bị xử lý về mặt hình sự là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo trật tự chung của xã hội.

Tài sản, về nguyên tắc, chỉ là đối tượng của những hành vi phạm tội do người không phải là chủ sở hữu thực hiện.

Trong những trường hợp đặc biệt, tài sản có thể là đối tượng của những hành vi phạm tội do chính chủ tài sản thực hiện (tài sản đó có thể là tài sản của riêng người có hành vi phạm tội hoặc là tài sản chung với người khác). Đó là những trường hợp hành vi phạm tội, về hình thức, tuy tác động đến tài sản của người thực hiện nhưng thực chất lại nhằm gây thiệt hại về tài sản cho người khác hoặc cho người cùng sở hữu với mình. Ví dụ: A cho B mượn xe đạp. Khi B dựng xe đạp trước cửa hàng để vào mua hàng, A đã bí mật dùng chìa khoá dự phòng mở khoá xe và đem xe đó đi tiêu thụ. B đã phải bồi thường cho A vì đã "làm mất" xe của A.

Tài sản với ý nghĩa là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu được mô tả trong các CTTP của nhóm tội này qua nội dung cụ thể khác nhau.

[2] Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu tuy khác nhau ở hình thức thể hiện nhưng đều có cùng tính chất gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, xâm phạm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ tài sản, làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình. Những hình thức thể hiện của hành vi khách quan có thể là:

- Hành vi chiếm đoạt;

- Hành vi chiếm giữ trái phép;

- Hành vi sử dụng trái phép;

- Hành vi huỷ hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, làm lãng phí tài sản.

Trong những hành vi đó có hành vi có thể được thực hiện bằng hình thức hành động và không hành động (hành vi huỷ hoại); có hành vi chỉ được thực hiện bằng hành động (chiếm đoạt).

Các hành vi này được mô tả là dấu hiệu hành vi trong hầu hết các CTTP cơ bản, trừ một sổ CTTP mô tả chiếm đoạt chỉ là mục đích như CTTP của tội cướp tài sản.

Hậu quả mà những hành vi nói trên gây ra trước hết là thiệt hại gây ra cho quan hệ sở hữu, thể hiện dưới dạng thiệt hại vật chất cụ thể như tài sản bị chiếm đoạt, tài sản bị hư hỏng, bị huỷ hoại, tài sản bỉ sử dụng V.V..

Hậu quả thiệt hại được mô tả cụ thể trong hầu hết các CTTP cơ bản.

[3] Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm sở hữu là chủ thể bình thường. Những người có năng lực TNHS (bao gồm cả tuổi chịu trách nhiệm hình sự) đều có khả năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu. Trong các tội xâm phạm sở hữu có một tội đòi hỏi chủ thể ngoài những dấu hiệu của chủ thể bình thường phải có thêm đặc điểm đặc biệt khác (chủ thể đặc biệt). Đó là đặc điểm có trách nhiệm liên quan đến tài sản của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, trong một số CTTP, đặc điểm xấu về nhân thân cũng được mô tả là dấu hiệu định tội. Đó là dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính, đã bị xử lý kỷ luật, đã bị kết án.. .(1) Trong nội dung trình bày về dấu hiệu pháp lý của các tội cụ thể, dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ được trình bày khi chủ thể của tội phạm có dấu hiệu đặc biệt.

[4] Mặt chủ quan của tội phạm

- Lỗi của người thực hiện các tội xâm phạm sở hữu có thể là cố ý như ở tội trộm cắp tài sản; hoặc vô ý như ở tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

- Động cơ phạm tội có thể khác nhau nhưng không được mô tả trong các CTTP, trừ CTTP của tội sử dụng trái phép tài sản.

2- Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam

Trong BLHS năm 2015, các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVĨ (từ Điều 168 đến Điều 180). Theo quy định của BLHS có 13 tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu. Đó là các tội:

- Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS);

- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS);

- Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS);

- Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS);

- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS);

- Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS);

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS);

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS);

- Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS);

- Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS);

- Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS);

- Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 BLHS);

- Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS).

Căn cứ vào tính chất của mục đích phạm tội, có thể chia 13 tội nói trên thành hai nhóm. Đó là nhóm các tội có mục đích tư lợi, tức có mục đích nhằm thu về những lợi ích vật chất cho cá nhân hay nhóm cá nhân, bao gồm 10 tội đầu và nhóm các tội không có mục đích tư lợi. Căn cứ vào đặc điểm chung của hành vi phạm tội có thể chia 10 tội có mục đích tư lợi thành hai nhóm. Đó là nhóm có tính chiếm đoạt gồm 8 tội đầu và nhóm không có tính chiếm đoạt gồm 2 tội còn lại. Các tội có tính chiếm đoạt là những tội xâm phạm sở hữu bằng việc chiếm đoạt và do vậy trong CTTP của những tội này có dấu hiệu chiếm đoạt.

Hình phạt chính được quy định cho các tội xâm phạm sở hữu cổ nhiều mức độ khác nhau. Hình phạt được quy định thấp nhất là hình phạt cảnh cáo và cao nhất là hình phạt tù chung thân. Trong so 13 tội có 9 tội được quy định có thể là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, 1 tội được quy định chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng.

Các hình phạt bổ sung được quy định cho các tội xâm phạm sở hữu là phạt tiền, tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, quản chế hoặc cấm cư trú.

0 bình luận, đánh giá về Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.67001 sec| 985.578 kb