Chế độ miễn giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

05/03/2023
Miễn thuế và hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là những vấn đề khác nhau, câ về bản chất kinh tế và các quy định pháp lí.

1- Miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khấu

Trên nguyên tắc, vấn đề miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được đặt ra để giúp Nhà nước thực hiện các chính sách về kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị, ngoại giao hay an ninh quốc phòng. Nguyên tắc này cũng được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và được quy định cụ thể trong các đạo luật về thuế quan hay các đạo luật về hải quan của những nước đó.(1) Chẳng hạn, theo quy định của Luật hải quan Indonesia, việc miễn thuế nhập khẩu được áp dụng khi nhập khẩu các hàng hoá của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế và nhân viên của họ đang làm việc tại Indonesia theo nguyên tắc có đi có lại; hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu để gia công hàng xuất khẩu; hàng hoá là quà tặng dành cho các mục đích từ thiện, tôn giáo, xã hội và văn hoá; hàng hoá nhập khẩu dùng cho các mục đích nghiên cứu khoa học, mục đích phục vụ quốc phòng và an ninh; hàng hoá nhập khẩu là tài sản di chuyển... Việc miễn thuế hải quan cho một số hàng hoá nhập khấu tương tự ở Philippines cũng được quy định tại tiết 105 Luật thuế quan Philippines hoặc ở Trung Quốc, được quy định tại Điều 56 Luật hải quan nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, các hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua lãnh thổ Việt Nam được miễn thuế và giảm thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, người nộp thuế được miễn thuế theo quy định tại Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với:

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hoá trong tiêu chuẩn hành lí miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hầng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

- Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.

Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện.

- Hàng hoá mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hoá và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. Trường họp thu mua, vận chuyển hàng hoá trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế.

- Hàng hoá được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hàng hoá có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu. Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hoá xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

- Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.

- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:

+ Hàng hoá tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hoá, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;

+ Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hoá tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;

+ Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;

Thứ hai, người nộp thuế được xét giảm thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỉ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bi hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.

Việc chấp nhận miễn thuế, giảm thuế được cơ quan có thẩm quyền thực hiện bằng vãn bản quyết định miễn thuế, giảm thuế và được gửi cho đương sự cùng các cơ quan hữu trách để thực hiện.

2- Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là việc cơ quan thu thuế ra quyết định trả lại cho đương sự số tiền thuế mà họ đã nộp thừa hoặc cơ quan thuế đã thu mà không có cơ sở pháp lí. Khác với mục đích của chế độ miễn thuế là nhằm giúp Nhà nước thực hiện các chính sách về kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao hay an ninh quốc phòng, việc hoàn thuế thường nhằm hướng tới mục tiêu chủ yếu là đảm bảo sự công bằng về quyền lợi vật chất cho người nộp thuế. Dựa trên tinh thần cơ bản của nguyên tắc công bằng, pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều quy định chế độ hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho hàng hoá xuất nhập khẩu trong một số trường hợp nhất định khi có bằng chứng chứng minh việc thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là không có căn cứ pháp luật.

Ở Indonesia chế độ hoàn thuế cho hàng hoá nhập khẩu được quy định tại Điều 27 Luật hải quan Indonesia, ở Philippines việc hoàn thuế nhập khẩu được quy định tại tiết106 Luật thuế quan Philippines. Còn ở Trung Quốc vấn đề hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 63 Luật hải quan Trung Quốc.

Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể được xét hoàn lại số tiền thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:

- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;

- Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hoá xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;

- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;

- Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;

- Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hoá khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hoá đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.

Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Riêng hàng hoá quy định tại các điểm a, b và c trên đây chỉ được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.

Về nguyên tắc, để được xét hoàn thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu, người nộp thuế phải lập hồ sơ xin hoàn thuế gửi cho cơ quan thu thuế. Trong hồ sơ đó người nộp thuế phải xuất trình các bằng chứng chứng minh số thuế mình đã nộp thừa thuộc một trong các trường hợp được hoàn thuế trên đây. Căn cứ vào các bằng chứng nêu trong hồ sơ xin hoàn thuế và trên cơ sở đối chiếu hồ sơ đó với các trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật, cơ quan thu thuế có thể chấp nhận hoặc từ chối hoàn thuế cho đương sự trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin hoàn thuế. Trường hợp người nộp thuế xuất trình hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn năm (5) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thuế phải có văn bản yêu cầu đương sự bổ sung hồ sơ. Việc thông báo chấp nhận hoặc từ chối hoàn thuế cho đương sự phải được thực hiện bằng văn bản và văn bản này, trên nguyên tắc có thể bị đối kháng bởi người nộp thuế nếu họ cho rằng việc từ chối hoàn thuế là không chính đáng hoặc nội dung quyết định hoàn thuế của cơ quan thu thuế là không thoả đáng.

0 bình luận, đánh giá về Chế độ miễn giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.15553 sec| 975.039 kb