Chế độ tài sản của vợ chồng từ cổ Luật cho đến thời kỳ Pháp thuộc
1- Chế độ tài sản vợ chồng trong cổ luật Việt Nam
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định Về hôn nhân và gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, khảo cứu các quy định của pháp luật Về chế độ tài sản của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cổ luật Việt Nam không dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng theo như quan niệm của những nhà lập pháp tư sản. Quốc Triều hình luật được ban hành dưới triều Lê trong khoảng niên hiệư Hông Đức (1470-1497) và Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới triều Nguyễn (1815) đều có các quy định Về vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng chế độ tài sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể. Các quy định Về vấn đề tài sản của vợ chồng không rõ ràng. Quốc triều hình luật không có điều Khoảnnào đề cập đến vấn đề tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, mà chỉ dự liệu một số trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 374, 375, 376). Hoàng Việt luật lệ không có điều khoản nào đề cập Về vấn đề tài sản của vợ chồng. Theo Điều 94 Hoàng Việt luật lệ quy định Về sự thoái hôn thì người nào đã bằng lòng gả con gái và đã chấp nhận “hôn thư” hoặc đã kí kết “tư ước” tức là đã biết rõ Về tình trạng hôn nhân và gia đình của vị hôn phu (tuổi, tật bệnh, dòng giống, con chính thức, con nuôi...) mà rồi tự mình vô cớ cự tuyệt sẽ bị phạt 50 trượng. Dù là không có khế ước viết nhung nếu đã nhận lễ vật (sính lễ), thì cũng bị trừng phạt như trên. “Hôn thư” được quy định trong điều luật này không phải là một “hôn ước” thoả thuận Về vấn đề tài sản của vợ chồng như quan niệm ngày nay ở các nước tư bản. “Hôn thư” chỉ là một văn bản ghi nhận sự đính hôn giữa hai bên gia đình gả con cái cho nhau mà thôi. Luật và tục lệ cổ ở Việt Nam không hề biết đến “hôn thư” như một hợp đồng thoả thuận Về vấn đề tài sản giữa vợ chồng để chi phối trong suốt thời kì hôn nhân. Theo quan niệm truyền thống của người phương Đông thì hôn nhân được tác thành xuất phát từ lợi ích của gia đình, để xây dựng gia đình, “sinh con đẻ cái” để nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên. Tình nghĩa vợ chồng buộc người vợ phải tuyệt đối “trung thành” với chồng, phải sinh con (đặc biệt là con trai) để có người nối dõi, phụng sự lợi ích của gia đình nhà chồng. Người vợ mà “vô tử” (không có con), hoặc có hành vi “gian dâm” (ngoại tình) với người khác là một trong bảy “tội” (thất xuất) để người chồng bỏ vợ (ly hôn). Như vậy, trong gia đình truyền thống ở Việt Nam, yếu tố tình cảm với những lợi ích Về tinh thần được coi trọng hơn là yếu tố tài sản, với quan niệm “trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, sinh đẻ, giáo dục con Vì lựi ích của gia đình và xã hội. Hôn nhân là một sự phối hợp tuyệt đối Về mọi phương diện và mục tiêu là để xây dựng gia đình, sinh con, đẻ cái để nối dõi tông đường, vợ chồng khi có con chung, với tư cách là cha, mẹ, họ cùng chung sức, chung ý chí để tạo dựng tài sản nhằm mục đích là nuôi dưỡng, giáo dục các con, vì lợi ích của các con. Vì vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng tạo dựng được hợp nhất thành một khối để cho gia đình sử dụng vào việc nuôi dưỡng các con, để lại cho các con khi cha, mẹ chết. Quan niệm này đã ăn sâu, bám rễ vào tâm trí của người Việt Nam, trải qua bao nhiêu thế kí và cho đến tận ngày nay, hầu như vẫn không hề thay đổi. Như vậy, trong suốt thời kì hôn nhân, tất cả của cải của vợ chồng tạo thành khối cộng đồng. Cũng theo tư tưởng Nho giáo, người vợ khi lấy chồng là thuộc hẳn Về nhà chồng, là “hiền thê” (vợ hiền) của người chồng. “Thuyền theo lái, gái theo chồng” - Thuyết tam tòng buộc người vợ phải tuân thủ người chồng. Người chồng trong hôn nhân phong kiến được coi là “cái nóc của ngôi nhà” là trụ cột, là người chủ của gia đình, đại diện cho quyền lợi của gia đình. Cũng là chủ sở hữu các tài sản trong gia đình, định đoạt tài sản Vì quyền lợi của gia đình, Vì thế, không cần thiết phải dự liệu Về vấn đề tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Những vấn đề này có thể lí giải tại sao trong cổ luật ở nước ta không dự liệu cụ thể Về chế độ tài sản của vợ chồng.
Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài sản của vợ chồng trong Quốc Triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, cũng như các tục lệ được thực hiện trong xã hội phong kiến, có thế thấy rằng, chế độ tài sản của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam là chế độ cộng đồng pháp định. Chế độ tài sản này được áp dụng như là duy nhất (chung) cho các quan hệ vợ chồng.
Như vậy, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng trong cổ luật và tục lệ ở Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn sản, với nội dung toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng tạo dựng trong thời kì hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng với thành phần bao gồm các tài sản là động sản (Quốc Triều hình luật gọi là phù vật) và các bất động sản (điền sản). Trong đó điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong khối tài sản chung của vợ chồng. Nó có ý nghĩa thiêng liêng và thế hiện trật tự giữa các thành viên trong gia đình. Với quan điểm coi điền sản là chính yếu, Quốc Triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đã quy định thành phần khối tài sản chung của vợ chồng gồm ba loại:
Một là, phu tông điền sản (tài sản của chồng được thừa kế từ gia đình chồng);
Hai là, thê điền sản (tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình);
Ba là, tần tảo điền sản (những tài sản mà vợ chồng làm ra trong thời kì hôn nhân).
Tất cả các tài sản này được đặt dưới sự quản lí của người chồng - chủ gia đình, tài sản chung của vợ chồng chỉ được chia khi một bên vợ, chồng chết trước mà giữa họ không có con... Tuy nhiên, pháp luật thời Lê hoặc theo tục lệ cũng dành cho người vợ được tham gia vào việc quản trị tài sản chung của vợ chồng; người vợ được tự do hành động trong các Nhu cầu gia vụ bảo đảm đời sống chung của gia đình với tư cách là “nội tướng” sử dụng tài sản chung của vợ chồng. Sự đồng ý của người chồng trong các trường hợp này là mặc nhiên. Đặc biệt đối với các giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị của vợ chồng (điền sản) thì đều phải có sự thoả thuận đồng ý của hai vợ chồng. Trong các văn tự cổ như mua, bán, cầm cố tài sản liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là “điền sản” thì đều phải có chữ kí của hai vợ chồng; hoặc trường hợp người chồng sử dụng tài sản chung không bảo đảm quyền lợi của các con và lợi ích của gia đình thì người vợ cũng có quyền phản đối. Điều đó đã thể hiện trong chừng mực nhất định, người vợ được “bình đẳng” cùng chồng định đoạt tài sản chung, hoàn toàn không phải là “người vô năng lực”. Quy định này của pháp luật nhà Lê tiến bộ hơn hẳn so với pháp luật của Trung Quốc cùng thời, coi người vợ hoàn toàn “vô năng lực”, phụ thuộc người chồng một cách tuyệt đối.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest
2- Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kì Pháp thuộc
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng đã đầu hàng vô điều kiện. Thời kì Pháp thuộc kéo dài gần tám chục năm, với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng.
Ở Bắc kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1931 (Dân luật Bắc kì).
Ở Trung kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1936 (Dân luật Trung kì).
Ở Nam kì cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (Dân luật giản yếu Nam kì).
Nhìn chung, những quy định của pháp luật thời kì này nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình đã mang những sắc thái mới so với cổ luật thời phong kiến Việt Nam. Bên cạnh những tục lệ tồn tại trong xã hội phong kiến từ lâu đời, nhà làm luật đã “phỏng theo” Bộ luật Dân sự Pháp (1804) khi quy định Về chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng. Trong quan hệ giữa vợ chồng vẫn thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng, người vợ phụ thuộc chồng Về mọi phương diện, người vợ ở đâu, làm gì phải được chồng ưng thuận, cho phép.
Về vấn đề tài sản giữa vợ chồng đã có những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật (Dân luật Bắc kì năm 1931, Dân luật Trung kì năm 1936). Đối với tập Dân luật giản yếu ngày 03/10/1883 áp dụng ở Nam kì bao gồm 3 tiết nói Về thất tung, hôn thú, ly dị, phụ hệ, con nuôi, phu quyền, vị thành niên, giám hộ; chỉ quy định các vấn đề thuộc Về khả năng và thân trạng phỏng theo Bộ luật Dân sự Pháp (1804) mà không có quy định Về tài sản, khế ước và nghĩa vụ. Đối với tài sản trong gia đình thi tập Dân luật giản yếu không nói gì đến chế độ tài sản của vợ chồng, di sản và tự sản. Án lệ đã được coi như một giải pháp lấp đi lỗ hổng của pháp luật ở Nam kì vào thời gian này.
Tại Bắc kì và Trung kì, ảnh hưởng của Bộ luật Dân sự Pháp (1804) thể hiện trong việc nhà làm luật dự liệu chế độ tài sản ước định và áp dụng nguyên tắc bất di, bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn khế. Dân luật Bắc kì gồm 1455 điều được ban hành ngày 30/3/1931, có hiệu lực từ ngày 01/7/1931. Dân luật Trung kì (Hoàng Việt Hộ luật) được ban hành từng quyển một từ 13/6/1936 đến 28/9/1939 do Ban Tư pháp Huế soạn thảo phỏng theo Dân luật Bắc kì năm 1931. Được ban hành sau, nên Dân luật Trung kì đã có một số sửa đổi cho phù hợp hơn so với Dân luật Bắc kì. Tại Điều 104 Dân luật Bắc kì quy định: “Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến đoàn thể vợ chồng là Khi nào vợ chồng không có tuỳ ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng ấy không được trải với phong tục và không được trái với qưyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn thể”, phàm tư ước Về tài sản của vợ chồng khi đã làm giá thú thì không được thay đổi gì nữa (Điều 105 Dân luật Bắc kì năm 1931). Quy định chế độ tài sản ước định này lần đầu tiên được dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam theo quan niệm của nhà làm luật tư sản đã không phù hợp với tục lệ truyền thống của gia đình người Việt Nam, nên mặc dù được hai bộ Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì dự liệu, các cặp vợ chồng thường không thoả thuận lựa chọn loại chế độ tài sản ước định này.
Trường hợp vợ chồng không thoả thuận lập hôn khế khi kết lập giá thú, hai bộ Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho họ. Tuy nhiên, nếu Bộ luật Dân sự Pháp (1804) dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho những đôi vợ chồng không lập hôn khế trước ngày lập hôn thú và đồng thời còn dự liệu một chế độ hôn sản là kiểu mẫu để cho các đôi vợ chồng lựa chọn trong trường hợp họ lập hôn khế, thì trong Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì chỉ quy định một loại chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế. Đó là chế độ cộng đồng toàn sản. Theo tục lệ của người Việt Nam, mọi tài sản trong gia đình đềư là tài sản chung và đều đế dành cho con, cháu. Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì đã chấp nhận tục lệ này khi dự liệu chế độ tài sản pháp định của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, bao gồm tất cả các của cải và hoa lợi của chồng cũng như của vợ hợp thành khối tài sản chung của vợ chồng.
Điều 106, 107 Dân luật Bắc kì và Điều 105 Dân luật Trung ki quy định:
“Nếu hai vợ chồng không có tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà chung nhau ”...
Một điểm cần lưu ý là vào thời ki này, Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì và Dân luật giản yếu Nam kì đều thực hiện chế độ đa thê, cho phép người chồng có quyền lấy nhiều vợ. Chế độ đa thê đã được áp dụng rộng rãi theo tục lệ trong thời cổ ở xã hội Việt Nam; Đển thời Pháp thuộc, nó được nhà làm luật dự liệu một cách minh thị (Điều 79, 80 Dân luật Bắc kì, Điều 79 Dân luật Trung kì, tiết V của Dân luật giản yếu Nam kì). Chế độ đa thê này bị bãi bỏ từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm (ở Miền Nam). Theo chế độ đa thê, có hai cách giá thú hợp pháp: chính thất (vợ cả) và thứ thất (vợ lẽ). Trong gia đình, nếu người chồng lấy nhiều vợ thì chỉ được có một vợ là chính thất (vợ cả), có nhiều quyền hành trong các bà vợ, còn thứ thất (vợ lẽ) thì không kể, thường là vợ hai, vợ ba. Tuy nhiên, trong trường hợp người chồng lấy vợ lẽ, chế độ tài sản được áp dụng cũng không khác gì so với trường hợp của người chồng với vợ cả, Vì dù vợ lẽ có lập hôn thú hợp pháp hay không thì tài sản của vợ lẽ cũng riêng biệt hẳn đối với tài sản của chồng.
Cả hai bộ Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì đều dự liệu Về thành phần khối hôn sản của vợ chồng bao gồm: kí phần hay phần góp của chồng; kí phần hay phần góp của vợ; của chung của vợ chồng.
Đồng thời còn dự liệu khối cộng đồng (tài sản chung của vợ chồng) phải bảo đảm cho cuộc sống chung của gia đình, cũng như các món nợ của vợ chồng vay cho lợi ích của gia đình (thành phần tiêu sản)...
Theo Điều 106, 107 Dân luật Bắc kì và Điều 104, 105 Dân luật Trung kì thì chế độ tài sản pháp định được áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế trước khi kết hôn là chế độ cộng đồng toàn sản, với thành phần tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Các tài sản do vợ chồng có được (tạo mãi) trong thời kì hôn nhân; Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra; Lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức đó thu được từ tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trong thời kì hôn nhân (cả động sản và bất động sản) đềư là tài sản chung của vợ chồng.
Điều 111 Dân luật Bắc kì và Điều 109 Dân luật Trung kì dự liệu khối tài sản cộng đồng phải gánh chịu các Khoảnnợ (thành phần tiêu sản của khối cộng đồng) sau đây:
- Những Khoảnnợ của vợ chồng đã vay trước khi kết hôn;
- Những Khoảnnợ của chồng vay trong thời kì hôn nhân;
- Những Khoảnnợ do vợ vay với tư cách là đại diện cho đoàn thể vợ chồng và các Khoảnnợ do vợ vay với sự ưng thuận của chồng;
- Những Khoảnnợ do hành vi phạm pháp của vợ gây ra.
Theo quy định trên đây, tất cả các Khoảnnợ của chồng, dù vay từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kì hôn nhân, không phân biệt là do kí kết hợp đồng hoặc do hành vi phạm pháp mà gây ra thì đều phải coi là nợ của hai vợ chồng và do khối cộng đồng phải gánh chịu. Riêng đối với những món nợ do hành vi phạm pháp của chồng gây ra, mặc dù Điều ly1 Dân luật Bắc kì và Điều 109 Dân luật Trung kì không dự liệu rõ ràng nhưng xét trên cơ sở đạo lí và theo lẽ tất nhiên khối cộng đồng tài sản phải gánh chịu Vì người chồng (theo luật định) luôn là người chủ gia đình. Đối với việc quản lí, sử dụng và định đoạt tài sản của gia đình, dựa theo Bộ luật Dân sự Pháp (1804) đã coi người đàn bà lấy chồng là “vồ năng cách”; Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì đều dự liệu trong việc quản lí và định đoạt tài sản chung của gia đình thì cần có sự phân biệt Về quyền hạn của vợ và của chồng theo từng trường hợp cụ thể:
Một là, việc mà vợ chồng có thể tự mình thực hiện.
Theo Điều 100, Điều ly1 Dân luật Bắc kì và Điều 98, Điều 109 Dân luật Trung kì thì đối với những Nhu cầu chung của gia đình, vợ hoặc chồng đều có thể đại diện cho gia đình để giao dịch và khối tài sản cộng đồng được bảo đảm cho các giao dịch do vợ chồng kết ước với người khác. Thông thường, việc vợ chồng sử dụng tài sản chung nhằm bảo đảm Nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình (Nhu cầu gia vụ: ăn, ở, chữa bệnh...) thì pháp luật đương nhiên coi là đã có sự thoả thuận của hai vợ chồng khi định đoạt tài sản chung.
Hai là, việc phải do cả hai vợ chồng cùng thực hiện.
Theo Điều 109 Dân luật Bắc kì và Điều 107 Dân luật Trung kì thì ngoài việc quản lí, vợ và chồng muốn định đoạt tài sản chung phải cùng nhau thoả thuận (đồng ý), sự đồng ý có thể là công nhiên hoặc là mặc nhiên.
Ba là, việc một mình chồng làm được, còn vợ phải xin phép chồng.
Theo Điều 98 Dân luật Bắc kì và Điều 104 Dân luật Trung kì thì đối với các việc như lập hội, vay mượn, thuê mướn, đi kiện... người chồng có quyền tự mình thực hiện; ngược lại, người vợ chỉ được thực hiện nếu được chồng cho phép (ưng thuận), sự cho phép của người chồng có thể là công nhiên hay mặc nhiên.
Bốn là, đặc quyền của người chồng khi định đoạt tài sản chung của vợ chồng.
Theo đoạn 2 Điều 109 Dân luật Bắc kì và đoạn 2 Điều 107 Dân luật Trung kì thì người chồng có thể định đoạt tài sản chung không cần phải vợ bằng lòng cũng được, miễn là dùng vào việc có lợi ích cho gia đình, trừ bất động sản là tài sản riêng của người vợ.
Như vậy, trên cơ sở phân định quyền hạn của vợ chồng trong việc thực hiện quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng theo luật định, người chồng là chủ gia đình có quyền tự mình định đoạt tài sản chung, dù tài sản là động sản hay bất động sản, miễn là Vì quyền lợi của gia đình. Ngược lại, người vợ (thông thường) chỉ được đại diện trong những Nhu cầu gia vụ; nếu định đoạt những tài sản có giá trị lớn của gia đình, đều phải được chồng ưng thuận, việc ưng thuận của người chồng phải bằng văn bản có chữ kí của người chồng. Điều này thật bất công đối với người vợ trong gia đình, quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng luôn được áp dụng trong xã hội và trong pháp luật của Nhà nước thực dân, phong kiến ở nước ta trước đây.
Bên cạnh đó, pháp luật còn dự liệu Về phương thức bảo vệ khối tài sản của gia đình. Theo Điều 100 Dân luật Bắc kì và Điều 98 Dân luật Trung kì thì trường hợp người vợ một mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà lạm dụng quyền đó, ảnh hưởng tới quyền lợi của gia đình thì người chồng có quyền thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyền của người vợ.
Trường hợp người chồng không chu cấp để nuôi dưỡng vợ, con hoặc có hành vi phá tán tài sản của gia đình thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án cấm người chồng sử dụng kí phần của mình và tất cả các tài sản do người vọ hành nghề mà có. Tòa án có thể cho phép người vợ được quản lí, hưởng dụng tài sản đó (Điều ly0 Dân luật Bắc kì, Điều 108 Dân luật Trung kì).
Về việc chia tài sản chung của vợ chồng, pháp luật thời kì Pháp thuộc (thông qua Dân luật giản yếu Nam kì, Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì) đã dự liệu một vài trường hợp và nguyên tắc phân chia. Theo Bộ luật Dân sự Pháp (1804), khi vợ, chồng chết trước thì khối cộng đồng tài sản chấm dứt và phải được thanh toán. Ngược lại, án lệ tại Nam kì và hai bộ Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì đã áp dụng thuyết “Cộng đồng tiếp tục” trong trường hợp vợ hoặc chồng chết trước.
Theo Điều 113 Dân luật Bắc kì và Điều 111 Dân luật Trung kì thì:
Khi người chồng mệnh một (chết) đì rồi, nếu người vợ cư sương thủ tiết (không tải giả) thì của chung vẫn để nguyên. Khi ấy người vợ góa được thay quyền chồng mà quản lí tài sản chung.
Khi người vợ chết trước, thì một mình người chồng trở thành sở hữu chủ tất cả tài sản chung, kể cả kí phần của người vợ nữa.
Rõ ràng quy định này không đảm bảo được quyền binh đẳng của người vợ trong quan hệ thừa kế.
Trong trường hợp vợ, chồng ly hôn, theo Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì thì khối cộng đồng tài sản sẽ được phân chia. Tuy nhiên, việc áp dụng quan niệm khối cộng đồng tài sản được gây dựng để cho con, do vậy, pháp luật phân biệt hai trường hợp: vợ, chồng ly hôn mà có con chung hoặc không có con chung với nhau. Tuỳ theo từng trường hợp mà áp dụng nguyên tắc phân chia khác nhau.
Khi ly hôn, nếu hai vợ chồng có lập hôn khế thì chia theo các điều Khoảntrong hôn khế mà hai vợ chồng đã thoả thuận, nếu không có hôn khế thì áp dụng Điều ly2 Dân luật Bắc kì và Điều ly0 Dân luật Trung kì chia như sau:
Trường hợp giữa hai vợ chồng không có con chung, người vợ được lấy lại kí phần tài sản của mình “bằng hiện vật hiện còn”. Nếu tài sản riêng của người vợ đã bị bán đi đế chi dùng cho gia đinh hay cho riêng người chồng thì người vợ không có quyền đòi lại. Vả lại, nếu tài sản riêng của vợ hay chồng đã được tu sửa, quản lí bằng tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản chung đó phải được tính vào khối tài sản cộng đồng để chia. Sau khi đã trả lại cho vợ, chồng kí phần của vợ chồng, phần tài sản chung của vợ chồng được chia đôi cho vợ chồng mỗi người một nửa.
Trường hợp hai vợ chồng có con chung, người vợ không được thu hồi toàn bộ của riêng của mình, tức là những của cải đã Đểm Về nhà chồng khi cưới và tài sản đã được tạo ra trong thời kì hôn nhân; những tài sản ấy sẽ thuộc tài sản chung của vợ chồng do người chồng quản lí, Vì của cải của vợ chồng là để dành cho con. Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì đã ấn định rằng nếu vợ, chồng ly hôn mà có con với nhau thì sẽ không thanh toán tài sản chung. Theo Điều ly2 Dân luật Bắc kì dự liệu rằng nếu có con thì sau khi ly hôn người vợ được hưởng một phần của chung, phần ấy nhiều hay ít sẽ do Tòa án quyết định tuỳ theo công sức của người vợ. Còn theo Điều ly0 Dân luật Trung kì thì dự liệu kí phần của người vợ sẽ là 1/3 số của chung, với ngụ ý rằng 1/3 chia cho chồng và 1/3 chia cho con. Trường hợp vợ chồng ly hôn do lỗi của người vợ (phạm gian) thì phần trả cho người vợ sẽ bị giảm đi một nửa (1/2) (Điều ly2 Dân luật Bắc kì) và một phần tư (1/4) (Điều ly2 Dân luật Trung kì).
Nhận xét chung: Chế độ tài sản của vợ chồng dưới thời Pháp thuộc đã được dự liệu khá cụ thể (trừ Tập Dân luật Giản yếu Nam kì đã không quy định Về chế độ tài sản của vợ chồng). Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đã ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (hôn ước) - phỏng theo Bộ luật Dân sự Pháp (1804), mặc dù còn có những quy định đơn giản Về loại chế độ tài sản này. Đối với loại chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (chế độ pháp định), nhà làm luật đã dự liệu chế độ cộng đồng toàn sản, thường chỉ có tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng được áp dụng cho loại chế độ tài sản theo luật định.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Chế độ tài sản của vợ chồng từ cổ Luật cho đến thời kỳ Pháp thuộc được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Chế độ tài sản của vợ chồng từ cổ Luật cho đến thời kỳ Pháp thuộc có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm