Chỉ số phát triển con người (HDI)

"Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời".

- Bill Gates, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft

Chỉ số phát triển con người (HDI)

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là một chỉ số đo lường mức độ phát triển của một quốc gia dựa trên ba yếu tố chính: tuổi thọ, giáo dục và mức sống.

Tại Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg về Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã có những quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và nội dung của các chỉ tiêu thống kê. Chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh.

Ngoài ra căn cứ Phụ lục 01 ban hành kèm theo Nghị định số  94/2022/NĐ-CP, thì Chỉ số phát triển con người (HDI) là 1 trong những chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Liên hệ

I- KHÁI QUÁT VỀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)

Chỉ số phát triển con người (tiếng Anh: Human Development Index, viết tắt: HDI hay Chỉ số HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: Sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).

Tại Việt Nam, căn cứ Chỉ số phát triển con người (T1801) được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg và Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 94/2022/NĐ-CP.

Ý nghĩa của Chỉ số phát triển con người (HDI): 

- Chỉ số HDI giúp đánh giá tiềm năng phát triển con người của một quốc gia.

- Chỉ số HDI là thước đo bổ sung để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia bên cạnh việc xem xét các số liệu thống kê tiêu chuẩn về tăng trưởng kinh tế.

- Chỉ số HDI cũng có thể được sử dụng để xem xét các lựa chọn chính sách khác nhau của các quốc gia xem có phù hợp với người dân của đất nước mình không.

- Chỉ số HDI đơn giản hóa và chỉ nắm bắt một phần của những gì đòi hỏi sự phát triển của con người. Nó không phản ánh bất bình đẳng, nghèo đói, an ninh con người, hay quyền tự do của người dân của quốc gia đó.

- Chỉ số HDI cũng giúp xác định xem nhu cầu công việc tâm lý xã hội có tác động khác đến sức khỏe ở các nước có chỉ số cao so với các nước có chỉ số phát triển con người thấp hay không.

- Chỉ số HDI đo lường sự tiến bộ và chất lượng cuộc sống của con người ở cấp độ toàn cầu và được sử dụng để so sánh các chính sách của chính phủ, trong số các chính sách khác về chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest.

II- PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)

Căn cứ Chỉ số phát triển con người (T1801) được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg và Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 94/2022/NĐ-CP thì phương pháp tính Chỉ số phát triển con người (HDI) là:

Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:

Trong đó:

HDI:

Chỉ số phát triển con người;

Sức khỏe:

Chỉ số sức khỏe, được tính thông qua chỉ tiêu tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh; còn được gọi là tuổi thọ bình quân hay triển vọng sống trung bình khi sinh;

Giáo dục:

Chỉ số giáo dục, được tính thông qua 2 chỉ tiêu: Số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên và số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học;

Thu nhập:

Chỉ số thu nhập, được tính thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP).

HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI đạt tối đa bằng 1, thể hiện trình độ phát triển con người ở mức lý tưởng; HDI tối thiểu bằng 0, thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn. Bảng xếp hạng phát triển con người của các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các vùng, miền, địa phương, bộ phận dân cư trên địa bàn của một quốc gia, vùng lãnh thổ được phân thành 4 nhóm:

- Nhóm 1: Đạt mức rất cao với HDI ≥ 0,800;

- Nhóm 2: Đạt mức cao với 0,700 ≤ HDI < 0,800;

- Nhóm 3: Đạt mức trung bình với 0,550 ≤ HDI < 0,700;

- Nhóm 4: Đạt mức thấp với HDI < 0,550.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A)

III- CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) CỦA VIỆT NAM

Theo đánh giá của báo cáo trong Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/2022 với chủ đề "Thời đại bất định, cuộc sống bất an: Xây dựng tương lai trong một thế giới đang chuyển đổi." vào ngày 9/9/2022. Việt Nam đã cố gắng duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm khó khăn nhất của đại dịch COVID-19.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình chậm lại, các nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn, nhưng Việt Nam đã tránh được sự đảo ngược trong tiến độ phát triển con người. Giá trị Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, về cơ bản chỉ số này không thay đổi so với năm 2019 (0,704). Việt Nam đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia vào năm 2021.

Theo phân tích của Báo cáo của UNDP, Việt Nam thuộc nhóm phát triển con người cao từ năm 2019. HDI dựa trên tổng thu nhập quốc dân trên đầu người, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình, đưa ra một thước đo tổng quát về sự phát triển của con người.

Việt Nam đã đạt được tiến bộ ổn định trong cả ba khía cạnh của HDI kể từ những năm 1990. Tốc độ gia tăng HDI chậm lại trong thập kỷ qua, chủ yếu là do Việt Nam đã là nước giàu hơn với mức tuổi thọ và trình độ học vấn tương đối cao so với mức thu nhập.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.

IV- ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)

Giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện đang trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân. Để giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển; Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài năng, sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức cho phép. Xây dựng và thực hiện có kết quả cao chương trình xóa đói giảm nghèo, đề phòng tái đói, tái nghèo và nâng cao dần chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên.

Hai là, chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo. Giáo dục, đào tạo là chìa khóa then chốt để tạo ra chất lượng nguồn nhân lực cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đổi mới giáo dục, đào tạo cần khắc phục tình trạng yếu và thiếu về số lượng, chất lượng; các yếu tố chuẩn đào tạo các cấp học, ngành học; áp lực, cơ hội phát triển nghề nghiệp và phúc lợi xã hội của giáo viên chưa tương xứng...; hiệu quả quản lý ngành dọc còn hạn chế. Đồng thời, phải có những hoạch định hiệu quả, bền vững cho chiến lược phát triển con người.

Ba là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm; Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội, tạo nhiều việc làm ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động; Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội; Đổi mới chính sách tiền lương; Phân phối thu nhập xã hội công bằng, hợp lý.

Bốn là, thực hiện tốt và có hiệu quả hơn nữa các chính sách xã hội như: Xóa đói, giảm nghèo, lao động, việc làm, phát triển hệ thống y tế; Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, quan tâm chăm sóc y tế tốt hơn đối với các đối tượng chính sách, phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, các dịch vụ y tế ngoài công lập; Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản; Giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; Giảm tốc độ tăng dân số, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý; Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Như vậy, yêu cầu đặt ra là bên cạnh phát triển kinh tế cần chú trọng tới vấn đề phát triển con người toàn diện. Tăng trưởng kinh tế là phương tiện để con người phát triển chính mình. Khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thì sự phát triển của các lĩnh vực khác phải nhằm tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cho sự phát triển con người.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest.

Phạm Nhật Thăng, Điều phối Marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: “Nghiên cứu phát triển con người: Quan điểm, xu hướng và gợi mở” - Tạp chí Nghiên cứu con người và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Chỉ số phát triển con người (HDI)

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.99623 sec| 1120.523 kb