Chính sách hỗ trợ đối tác nhận quyền

09/06/2024
Phạm Bảo Đức
Phạm Bảo Đức
Nhìn chung, đối với một thị trường có ngành nhượng quyền chưa phát triển như Việt Nam, có hai loại đối tác nhận quyền như sau: (1) đối tác dồi dào về nguồn tài chính nhưng không muốn hoặc không có khả năng tự vận hành và quản lý chi nhánh; (2) đối tác có khả năng và mong muốn vận hành chi nhánh nhưng không đủ nguồn lực về tài chính.

1- Chính sách hỗ trợ đối tác nhận quyền

[a] Với đối tác có nguồn lực tài chính

Khi đối tác có nguồn lực tài chính nhưng không có khả năng hoặc mong muốn tự vận hành và quản lý chi nhánh, giải pháp tối ưu nhất để vận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi này là khuyến khích đối tác đầu tư nhưng giao chi nhánh lại cho doanh nghiệp nhượng quyền vận hành và quản lý. Đây là hình thức ký kết hợp đồng thuê quản lý như đã nhắc đến trong phần mô hình nhượng quyền chi nhánh trên đây. Điều kiện của hợp đồng quản lý hộ chi nhánh hoàn toàn do doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác đàm phán và thỏa thuận. Tuy nhiên, do tính chất của quan hệ hợp tác nhượng quyền, doanh nghiệp nên áp dụng chính sách đồng nhất đối với tất cả các đối tác nhận quyền. Việc không áp dụng chính sách đồng nhất sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong quan hệ đối tác sau này khi các đối tác bắt đầu kết nối và chia sẻ thông tin. Trong trường hợp đối tác nhận quyền không đồng ý ký hợp đồng thuê quản lý, trừ khi quản lý được đối tác bổ nhiệm là người có khả năng, được doanh nghiệp nhượng quyền phỏng vấn và chấp thuận, các trường hợp khác nên được doanh nghiệp nhượng quyền cân nhắc một cách hết sức thận trọng trước khi chấp thuận.

[b] Với đối tác không đủ nguồn lực về tài chính

Đây là các đối tác đang làm thuê tại các tập đoàn, doanh nghiệp, có kinh nghiệm và khả năng quản lý, hiểu biết về quy trình và nguyên tắc làm việc, nhưng không đủ nguồn lực về tài chính. Dạng đối tác thứ hai này là những đối tác hết sức lý tưởng đối với doanh nghiệp nhượng quyền, nhờ vào kỹ năng, hiểu biết, và kinh nghiệm làm việc theo hệ thống của họ trong thời gian làm thuê. Cũng nhờ vậy, các đối tác này thường tuân thủ tốt hơn các nguyên tắc và quy định theo hệ thống nhượng quyền. Như vậy, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp nhượng quyền là làm thế nào để có thể hỗ trợ tài chính cho các đối tác này, giúp đối tác có nguồn vốn khởi nghiệp, có quỹ tiền mặt hợp lý để tập trung vận hành và phát triền chi nhánh. Tại các thị trường phát triển về nhượng quyền, việc cho vay tài chính có thể có nhiều lựa chọn về nguồn hỗ trợ như:

i) Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác: Việc kết hợp giữa ngân hàng/tổ chức tài chính với doanh nghiệp nhượng quyền, nhằm đưa ra các lựa chọn về nguồn vốn cho đối tác nhận quyền là điều hết sức bình thường tại các thị trường phát triển. Tuy nhiên, các quan hệ chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp nhượng quyền phải chủ động đàm phán và ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với các ngân hàng đối tác. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp nhượng quyền thỏa thuận cung cấp một số dữ liệu liên quan đến kết quả tài chính của đối tác nhận quyền, giúp ngân hàng dễ dàng theo dõi và đánh giá khả năng chi trả của đối tác nhận quyền, đồng thời phát hiện và có giải pháp kịp thời đối với các đối tác có nguy cơ khủng hoảng về tài chính.

ii) Chương trình hỗ trợ của chính phủ: Tại một số thị trường như Singapore Malaysia, Indonesia, quỹ hồ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính phù là nguồn hỗ trợ tài chính hết sức tích cực đối với các đối tác nhận quyền.

iii) Chương trình hỗ trợ của doanh nghiệp nhượng quyền: Một số doanh nghiệp nhượng quyền cũng chủ động đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính khác nhau nhằm thúc đẩy việc phát triển nhượng quyền.

Tại thị trường Việt Nam, do ngành nhượng quyền chưa phát triển, việc hợp tác hỗ trợ tài chính cho đối tác nhận quyền là một hình thức còn rất mới, chưa được chú ý và khai thác như một sản phẩm cho vay tài chính, tuy nhiên chiến lược này sẽ được thiết lập trong một tương lai không xa.

Xem thêm: Hướng dẫn về hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chính sách hỗ trợ đối tác nhận quyền được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chính sách hỗ trợ đối tác nhận quyền có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chính sách hỗ trợ đối tác nhận quyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.50240 sec| 948.281 kb