Tin tức
Doanh nghiệp nhượng quyền: Trở lực và giải pháp
Ngành kinh doanh nào khi còn mới mẻ, luôn có những thử thách riêng của nó và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Song song với tiềm năng thị trường là những thử thách chung của một thị trường đang phát triển, cộng với những thử thách riêng của đặc điểm thị trường và kinh tế Việt Nam. Do đó, chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhượng quyền cần phải được xây dựng dựa trên sự cân bằng cơ hội, thử thách bên ngoài kết hợp nguồn lực bên trong.
Doanh nghiệp nhượng quyền: Sẵn sàng để cất cánh
Trong số bốn nền tảng tiếp thị, nhân sự, tổ chức hoạt động và phát triển nhượng quyền, có lẽ phát triển là nền tảng mang lại nhiều hứng thú nhất đối với doanh nghiệp nhượng quyền. Sự phát triển của thương hiệu có thể đo lường được một cách cụ thể khi doanh nghiệp ký kết một hợp đồng nhượng quyền mới hoặc khai trương một chi nhánh mới.
Doanh nghiệp nhượng quyền: Quản lý quy trình phục hồi chi nhánh
Cho dù doanh nghiệp đã chuẩn bị nền tảng tốt đến đâu đi chăng nữa, một chi nhánh sẽ thất bại nếu doanh thu vào không cân bằng được với chi phí chi ra. Doanh nghiệp nhượng quyền cần theo dõi và phát hiện sớm các trường hợp chi nhánh trong tình trạng lỗ hoặc chỉ hòa vốn để có những biện pháp hỗ trợ phục hồi.
Pháp lý nhượng quyền
Bộ phận pháp lý luôn hiện diện trong suốt quá trình phát triển quan hệ giữa doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyền, từ lúc tuyển dụng và lựa chọn, đến khi ký kết, triển khai, và cuối cùng là tái ký, kết thúc, hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền.
Quản lý quan hệ trong kinh doanh nhượng quyền
Tác giả cử Cuốn sách The Franchise E-Factor (Hành trình E trong quan hệ nhượng quyền) đã nêu 06 giai đoạn thăng trầm về cảm xúc của đối tác nhận quyền. Doanh nghiệp nhượng quyền nên tìm hiểu và chuẩn bị cho các giai đoạn cảm xúc này trong quan hệ với đối tác nhận quyền bằng các giải pháp hỗ trợ và hình thức tiếp cận thích hợp. Tùy thuộc vào hồ sơ của từng đối tác mà các giai đoạn phát triển này nhanh hay chậm, tiến hóa hay bế tắc.
Yếu tố sáng tạo phát triển trong doanh nghiệp nhượng quyền
Để duy trì và gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường, bất kỳ thương hiệu nhượng quyền nào cũng cần phải liên tục nghiên cứu, sáng tạo và đổi mới. Đây không phải là nhiệm vụ của doanh nghiệp nhượng quyền mà phải được xem như một phần không thể thiếu được trong văn hóa của doanh nghiệp nhượng quyền. Dù là mô hình, sản phẩm, hay dịch vụ, tất cả đều có dòng đời của nó và tất cả đều phải bước vào thời kỳ suy thoái nếu không được đầu tư sáng tạo và đổi mới.
Xây dựng quy trình và công cụ tuyển dụng đối tác nhận quyền
Đây là giai đoạn mà các nền tảng đã được chuẩn bị sẵn sàng, doanh nghiệp nhượng quyền có thể bắt đầu quy trình tuyển dụng và lựa chọn đối tác nhận quyền.
Chính sách hỗ trợ đối tác nhận quyền
Nhìn chung, đối với một thị trường có ngành nhượng quyền chưa phát triển như Việt Nam, có hai loại đối tác nhận quyền như sau: (1) đối tác dồi dào về nguồn tài chính nhưng không muốn hoặc không có khả năng tự vận hành và quản lý chi nhánh; (2) đối tác có khả năng và mong muốn vận hành chi nhánh nhưng không đủ nguồn lực về tài chính.
Doanh nghiệp nhượng quyền xây dựng chính sách nhượng quyền
Để duy trì nguồn doanh thu ổn định và phát triển doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp nhượng quyền cần phải xây dựng cho doanh nghiệp của mình chính sách nhượng quyền hợp lý.
Doanh nghiệp nhượng quyền: lựa chọn mô hình phù hợp nhất
Khi chuyển đổi hoặc khởi nghiệp nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền cần cân nhắc và lựa chọn mô hình nhượng quyền thích hợp nhất, cân bằng nhất giữa nhu cầu và cơ hội phát triển bên ngoài với khả năng và nguồn lực hỗ trợ bên trong của doanh nghiệp.
Khai trương chi nhánh: Xây dựng và triển khai kế hoạch
Để chuẩn bị khai trương chi nhánh mới, có rất nhiều việc cần triển khai và hoàn thiện. Đối với đối tác nhận quyền là người không có kinh nghiệm trong ngành hoặc khồng có kinh nghiệm mở chi nhánh mới, việc lên kế hoạch và triển khai khó tránh khỏi sai sót. Do đó, để hỗ trợ đối tác thực hiện tốt nhất, doanh nghiệp nhượng quyền cần chuẩn bị danh sách (checklist) tật cả các hạng mục công việc cần hoàn thành và chuẩn bị cho ngày khai trương.
Thiết kế, xây dựng và hoàn thiện chi nhánh nhượng quyền
Ngành bán lẻ và ẩm thực đối với mô hình nhượng quyền là những ngành phục vụ khách hàng trực tiếp, doanh nghiệp nhượng quyền cần phải kiểm soát quy trình thiết kế chi nhánh. Bên nhận quyền cùng với bên nhượng quyền còn phải chú trọng và có trách nhiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện chi nhánh.
Lựa chọn mặt bằng thích hợp cho chi nhánh nhận quyền
Trong cùng một khu vực tiềm năng, doanh nghiệp nhượng quyền có thể cùng một lúc xác định được nhiều vị trí khác nhau. Để đi đến được quyết định lựa chọn mặt bằng nào, hoặc đưa ra quyết định kết hợp các mặt bằng khác nhau như thế nào, chủ doanh nghiệp nhượng quyền cần phải tổng hợp các thồng tin và dữ liệu trước khi lựa chọn mặt bằng phù hợp.
Doanh nghiệp nhượng quyền: Phát triển thị trường theo kế hoạch
Đối với mô hình nhượng quyền, môi trường bên ngoài là cơ hội phát triển chi nhánh và thị trường mới. Doanh nghiệp có thể xác định cơ hội là toàn lãnh thổ Việt Nam, là khu vực ASEAN hay khu vực châu Á, hay là xa hơn nữa là với giấc mơ và tầm nhìn không có giới hạn. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp thì chắc chắn có giới hạn. Cho đến trước khi thành công khai trương chi nhánh mới, doanh nghiệp nhượng quyền phải vận động một đội ngũ chuyên viên theo kế hoạch để tham gia hỗ trợ đối tác nhận quyền trong việc đánh giá mặt bằng, thiết kế thi công chi nhánh, đào tạo đội ngũ, khai trương, chuỗi cung ứng. Để có thể phát triển chiến lược thị trường, doanh nghiệp nhượng quyền có thể tham khảo các bước dưới đây.
Doanh nghiệp nhượng quyền: Chạm tới sự hoàn hảo trong cách vận hành
Trong kinh doanh sẽ chẳng bao giờ có được sự hoàn hảo tuyệt đối, nhưng để nhượng quyền thành công, bản thân chủ doanh nghiệp cần làm cho hệ thống vận hành của mình tiến gần đến sự hoàn hảo nhất, cả về quy trình, triển khai, kiểm soát và chỉnh sửa.