Doanh nghiệp nhượng quyền: Trở lực và giải pháp
1- Môi trường bên ngoài
Nhượng quyền tại Việt Nam thực sự sôi động từ những năm 2010-2011 khi nhiều thương hiệu quốc tế lớn bắt đầu thâm nhập thị trường, có thể kể đến như Burger King năm 2011, Starbucks năm 2013, McDonald’s năm 2014. Đây đều là những thương hiệu mang những dấu ấn quan trọng, đánh dấu sự hình thành của một thị trường nhượng quyền trong nước. Tuy nhiên, tất cả chỉ là sự khởi đầu bởi thị trường nhượng quyền có thể nói vẫn còn vô cùng non nớt, một loạt những thử thách đối với doanh nghiệp nhượng quyền, trong đó phải kể đến những vấn đề lớn như:
Hiểu biết và kinh nghiệm chuyên ngành;
Quy mô thị trường;
Tốc độ phát triển cơ sở vật chất phục vụ thương mại, phục vụ ngành bán lẻ;
Nguồn nhân sự có kỹ năng và chuyên ngành;
Chuỗi cung ứng phục vụ ngành nhượng quyền và bán lẻ;
Nền tảng pháp lý hỗ trợ ngành nhượng quyền và bán lẻ;
Hỗ trợ của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
[a] Quy mô thị trường
Mặc dù đứng thứ hai tại khu vực Đông Nam Á về tổng dân số, sau Indonesia, thị trường Việt Nam trên thực tế không phải là thị trường 90 triệu dân. Tỷ lệ thành thị/nông thôn hiện còn ở mức 30/70 và dự đoán sẽ thay đổi ở mức 45/55 đến năm 2030. Tổng giá trị. tiêu dùng của thị trường Việt Nam còn thua xa các thị trường trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Phillipines, Malaysia, Singapore, và chỉ đứng trên Myammar, Cam pu chia, Lào, Brunei. Do đó, quy mô thị trường Việt Nam trong thời điểm hiện tại còn rất nhỏ. Điều đó cũng đồng nghĩa với tiềm năng thị trường hầy còn rất lớn trong tương lai. Do đó, doanh nghiệp nhượng quyền nên tranh thủ thời điểm này để củng cố và xây dựng mô hình nhượng quyền, chuẩn bị đón đầu sự phát triển của ngành trong tương lai.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
[b] Giải pháp tài chính
Như đã nhắc đến trong bài viết "Doanh nghiệp nhượng quyền: Sẵn sàng để cất cánh", một trong những điều kiện cơ bản hỗ trợ ngành nhượng quyền phát triển là hỗ trợ tài chính cho cả doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyền:
- Đối với doanh nghiệp nhượng quyền:
Giải pháp tài chính có thể dễ dàng hơn do có nhiều lựa chọn về hình thức như nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư chiến lược, mua bán sáp nhập, vay vốn kinh doanh, w.... Tuy nhiên, điều mà doanh nghiệp cần chuẩn bị là nền tảng tổ chức, nhân sự, tiềm năng mô hình, hệ thống và thương hiệu. Để chuẩn bị cho việc kêu gọi đầu tư tài chính hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp nên làm việc với chuyên viên hoặc cố vấn ngay từ thời gian đầu xây dựng mô hình và thương hiệu, nhằm có sự chuẩn bị chiến lược và nền tảng cho giao dịch tài chính này trong tương lai. Đây là cách làm hiệu quả, thực tế và thành công nhất mà tác già đã trài nghiệm tại các thị trường khu vực.
- Đối với đối tác nhận quyền:
Vấn đề hỗ trợ tài chính hiện vẫn còn là một thử thách lớn do quy định và thủ tục cho vay tại Việt Nam chủ yếu dựa trên nền tảng thế chấp. Mô hình cho vay đầu tư nhượng quyền cho đến nay vẫn còn rất mới và rất ít ngân hàng hay tổ chức tài chính quan tâm, một phần là do cấu trúc tài chính của thị trường, một phần là do tính non nớt của thị trường nhượng quyền nội địa. Vì vậy, doanh nghiệp nhượng quyền cần chủ động liên kết với các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính tại Việt Nam để đưa ra những lựa chọn tài chính thích hợp và an toàn cho các bên.
Đối với ngành nhượng quyền, một trong những hình thức liên kết phổ biến là hợp đồng ba bên, doanh nghiệp nhượng quyền, đối tác nhận quyền, và đối tác cho vay tài chính, trong đó vai trò chủ yếu của doanh nghiệp nhượng quyền là cung cấp số liệu và hỗ trợ thông tin báo cáo về hoạt động của đối tác nhận quyền khi cần, giúp đối tác tài chính sớm nhận biết các trường hợp rủi ro hoặc khủng hoảng có thể xảy ra cho chi nhánh.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
[c] Cơ sở hạ tầng
- Nền tảng cho sự phát triển:
Sự phát triển về kinh tế của một thị trường bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường đó. Ngành bán lẻ và nhượng quyền cũng không phải là một ngoại lệ. Khi cơ sở hạ tầng phát triển, cản trở về khoảng cách giữa các vùng miền không còn gây nhiều khó khăn cho hoạt động phân phối hỗ trợ kinh doanh. Việc kết nối thị trường Việt Nam với các nước trong khu vực khi doanh nghiệp phát triển cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn về chi phí. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng là nền tảng giúp Việt Nam phát triển kinh tế đến các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, cân bằng khoảng cách rất lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn hiện tại, qua đó mở rộng quy mô thị trường nội địa.
- Sự thận trọng cần có của doanh nghiệp:
Do cơ sở hạ tầng tại thị trường Việt Nam hiện tại còn đang trong giai đoạn khởi động phát triển, doanh nghiệp nhượng quyền vì vậy cần phải hết sức thận trọng trong việc xây dựng bản đồ phát triển, tập trung phát triển theo cụm, theo khu vực, và mở rộng dần từ thị trường chủ đạo ra thị trường lân cận. Cách tiếp cận này đảm bảo việc phân phối sản phẩm, dịch vụ cần thiết trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp được cung ứng kịp thời, dề dàng, hiệu quả về chi phí.
Riêng đối với doanh nghiệp bán lẻ, ẩm thực là những doanh nghiệp cần mặt bằng thương mại để phát triển, đây cũng là một trở ngại lớn trong hiện tại. Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu khởi động các dự án đầu tư khu trung tâm thương mại như Aeon, Takashimaya, Parkson, Central hay các khu siêu thị và mua sắm phức hợp như Lotte Mart, Big c, Metro, hoặc các khu mua sắm phức hợp như Robinson, Marks và Spencer, tất cả chỉ là sự khởi đầu. Mặt bằng thương mại và mua sắm còn rất hạn chế về số lượng, tập trung ở các trung tâm thành thị lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, và một số thành phố nhỏ hơn cận kề các trung tâm lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng... Điều này làm cho giá thuê mặt bằng thương mại rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các thương hiệu nhượng quyền. Mặt bằng thuê ngoài từ các chủ sở hữu mặt bằng cá nhân thường dẫn đến nhiều khó khăn về tính ổn định và cam kết hợp đồng, giá cả, hạn chế trong vấn đề cung cấp tiện ích hoạt động, thiết kế và thi công... Doanh nghiệp nhượng quyền nên cân nhắc các yếu tố này khi xây dựng mô hình chi nhánh, nhằm đưa ra các mô hình thiết kế đa dạng, phù hợp với các loại mặt bằng thuê thực tế tại Việt Nam.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
[d] Nguồn nhân lực
Như đã nhắc đến trong chương 6, nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh nhượng quyền, từ góc độ hoạt động kinh doanh của chi nhánh cho đến nhân sự hỗ trợ đối tác nhận quyền. Do tính chất non nớt của thị trường Việt Nam, nguồn nhân sự có kiến thức và kinh nghiệm trong ngành vô cùng hạn chế, cộng với sự thiếu thốn về thông tin, thiếu thốn các chương trình đào tạo chuyên ngành nhượng quyền và bán lẻ, đây là một trong những thách thức to lớn đối với ngành nhượng quyền nói chung, và là thách thức chủ đạo cho doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam. Với nguồn nhân sự hạn chế, các thương hiệu nhượng quyền quốc tế và khu vực chắc chắn sẽ dễ dàng thu hút được nhân sự cao cấp hoặc có kinh nghiệm hơn trong ngành. Thị trường lao động ngành bán lẻ và nhượng quyền sẽ là thị trường cầủ nhiều hơn cung từ nay cho đến năm 2020.
Giải pháp nhân sự mà doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam nên cân nhắc là sử dụng dịch vụ đào tạo và phát triển đội ngũ của các doanh nghiệp tư vấn và đào tạo chuyên ngành bán lẻ và nhượng quyền, đi kèm với chính sách và kế hoạch phát triển nhân sự dài hạn nhằm đào tạo và gìn giữ nhân tài. Riêng đối với các hoạt động đào tạo cho đối tác nhận quyền, doanh nghiệp nên cân nhắc việc kết hợp giữa đội ngũ đào tạo doanh nghiệp đối với các chủ đề kỹ thuật/kiến thức ngành nghề, và sử dụng đối tác đào tạo bên ngoài đối với các chủ đề quản trị, kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo...
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
[e] Chuỗi cung ứng
Việc chủ động quản lý tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng là nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị khách hàng, và xây dựng cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh bền vững. Hoạt động chuỗi cung ứng bao gổm nhiều hoạt động, từ phát triển sản phẩm, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, hậu cần, và quản lý hệ thống thông tin trên máy tính nhằm kết nối và quản trị các hoạt động trên. Với một hệ thống chuỗi cung ứng chuyên nghiệp và hiệu quả, toàn hệ thống từ đối tác cung ứng, doanh nghiệp nhượng quyền, đối tác nhận quyền, và khách hàng đều có lợi. Một số lợi ích cho doanh nghiệp nhượng quyền bao gồm:
Sự phát triển lợi nhuận doanh nghiệp: Theo nghiên cứu của AT Kearney, chuỗi cung ứng không hiệu quả có thể làm lãng phí đến 25% chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Đôi khi, nếu có thể tiết kiệm 5% chi phí chuồi cung ứng, lợi nhuận doanh nghiệp có thể tãng lên gấp đôi.
Cắt giảm được vốn lưu động: Với kế hoạch sản xuất và quay vòng nguyên vật liệu hiệu quả, doanh nghiệp có thể cắt giảm được tồn kho, rủi ro các khoản phải trả, phải thu, đẩy nhanh việc thu hồi tiền mặt, hỗ trợ dòng tiền tích cực cho doanh nghiệp.
Xây dựng hiệu quả vốn cố định: Với chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả, việc xây dựng hoặc thuê kho bãi chẳng hạn sẽ ở mức phù hợp với quy mô hoạt động và phát triển, qua đó cắt giảm các khoản đầu tư chưa cần thiết cho doanh nghiệp.
Tối thiểu hóa chi phí cung ứng: Một chuỗi cung ứng được xây dựng và cải tiến theo yêu cầu hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí không hợp lý trong suốt quá trình vận động từ nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng phục vụ khách hàng. Do đó, việc quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công về thương mại của doanh nghiệp và hệ thống nhượng quyền.
Từ những chia sẻ trên đây, có thể nhìn thấy một số thách thức về quản lý chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam như sau:
Chiến lược và kế hoạch: Chuỗi cung ứng là một bộ phân đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh và khả năng phát triển của doanh nghiệp nhượng quyền. Căn cứ trên chiến lược, mục tiêu kinh doanh và phát triển, doanh nghiệp trước hết cần phái xây dựng chiến lược và kế hoạch chuỗi cung ứng sao cho hạ tầng chuổi cung ứng được chuẩn bị sẵn sàng, làm nền tảng cho thương hiệu phát triển. Nếu thương hiệu đang hoạt động tại Tp.HCM chẳng hạn, trước khi phát triển ra thị trường Đà Nẵng hoặc Hà Nội theo kế hoạch, bộ phận cung ứng cần phải chuẩn bị tất cả các nền tảng để cung ứng hàng hóa đến các thị trường mới một cách nhanh chóng, đúng thời gian yêu cầu, với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của chiến lược chuỗi cung ứng, và do đó, xem bộ phận này như một bộ phận hỗ trợ vận hành, phản ứng theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Cách làm này chính là lý do gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động của chi nhánh trong vận hành và hiệu quả của chi nhánh về chi phí. Giải pháp hữu hiệu nhất mà doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai là xây dựng chiến lược, kế hoạch, và mô hình phát triển chuỗi cung ứng ngay sau khi hoàn thành chiến lược và kế hoạch phát triển nhượng quyền. Có như thế, nền tảng nhượng quyền mới có thể vững chắc và hoạt động của hệ thống chi nhánh mới được đảm bảo.
Ứng dụng công nghệ thông tín trong quản lý chuỗi cung ứng: Khi quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhượng quyền còn nhỏ, vấn đề đặt hàng, quản lý hàng tồn, vận chuyển hàng hóa, v.v... có thể được ghi nhận và quản lý bằng Excel trên máy tính. Tuy nhiên, dữ liệu ghi nhận theo hình thức này đã quá lỗi thời, trở thành dữ liệu chết do không đóng góp gì được vào quá trình phân tích, tối đa hóa hiệu quả chuỗi cung ứng trong toàn hệ thống. Doanh nghiệp nhượng quyền nhất thiết phải đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động của chuỗi cung ứng, từ khâu đặt hàng đầu tiên đến sản xuất, đến lưu kho và khâu giao hàng cuối cùng. Có như vậy doanh nghiệp mới theo dõi và đánh giá được hiệu quả về thời gian và chi phí của toàn hệ thống theo từng khâu, qua đó đề ra những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện và tối đa hóa hiệu quả của chuỗi cung ứng. Hiện tại, ít doanh nghiệp tại Việt Nam hiểu và nhận thấy tầm quan trọng và hiệu quả kinh tễ của ứng dụng này, nhắt là đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ với những hạn chế về vốn đầu tư. Tuy nhiên, tác giả đề nghị doanh nghiệp cân nhắc lợi ích và hiệu quả đầu tư của hệ thống thông tin này và mạnh dạn đầu tư để xây dựng được lợi thế cả về hoạt động, chi phí, lẫn phát triển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu và khởi động bằng những hệ thống đơn giản với khả năng nâng cấp tính năng theo sự phát triển và quy mô doanh nghiệp.
Đối tác cung ứng: Trong chuỗi cung ứng của ngành nhượng quyền và bán lẻ, có rất nhiều đối tác cung ứng sản phẩm và dịch vụ tham gia đóng góp theo các giai đoạn phát triển nhượng quyền khác nhau. Có lẽ sẽ không thể kể hết ra đây nhưng doanh nghiệp nên tham khảo các đối tác chủ đạo, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển nhượng quyền của doanh nghiệp.
Hậu cần (logistics): Do cơ sở hạ tầng đường sá, kênh vận chuyển tại Việt Nam còn hạn chế, việc chuyên chở và vận chuyển hàng hóa, nhất là giữa các vùng miền khi doanh nghiệp nhượng quyền phát triển, vẫn còn là một khó khăn. Do đó, để tối đa hóa hiệu quả hậu cần, doanh nghiệp nên chuẩn bị kế hoạch phát triển chuỗi cung ứng song song với việc phát triển thị trường, tránh các trường hợp phát triển thị trường không theo bản đồ phát triển hoặc phát triển chuỗi cung ứng chậm hơn so với tốc độ phát triển thị trường, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh chi nhánh.
Nhân sự và tính chuyên nghiệp của đội ngũ: Quản trị chuỗi cung ứng là một vị trí vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành và hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống. Đôi khi, doanh nghiệp chỉ tập trung vào vấn đề nâng cao doanh thu mà quên rằng chi phí giá thành và chi phí hoạt động cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh. Một trong những chi phí có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất chính là chi phí chuỗi cung ứng. Do đó, đội ngũ quản lý chuỗi cung ứng phải là những nhân sự có kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm để có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch, và triển khai hoạt động cung ứng một cách suôn sẻ và hiệu quả, theo tiến độ phát triển và quy mô doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, nhân sự chuyên ngành cung ứng trên thực tế còn rất hạn chế. Phần lớn nhân sự trong ngành là do các công ty nước ngoài đào tạo theo nhu cầu công việc. Do đó, ngoài hạn chế về số lượng, việc thu hút nguồn nhân sự này làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng là một khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên vì thế mà bổ nhiệm nhân sự bất kỳ đảm nhiệm vị trí này. Sử dụng nhân sự không đủ trình độ hoặc thiếu hiểu biết không những ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đối tác nhận quyền, vô hình trung gây trở ngại cho sự phát triển của thương hiệu và hệ thống.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
[f] Nền tảng pháp lý
Đi đôi với tình hình thị trường nhượng quyền Việt Nam hết sức non trẻ, luật nhượng quyền cũng chỉ vừa ra đời năm 2006 với những nền tảng pháp lý ban đầu. Vì vậy, hầu như chưa có một trường hợp thực tế áp dụng luật này để giải quyết tranh chấp giữa hai bên đối tác nhượng quyền và nhặn quyền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có những yêu cầu hiệu chỉnh, cập nhật liên quan khi thị trường phát triển hoặc khi số vụ tranh chấp về nhượng quyền bắt đầu xuất hiện hoặc tăng lên trong tương lai.
Do đó, dù là doanh nghiệp nhượng quyền hay đối tác nhận quyền, các bạn cũng nên hết sức lưu ý vấn đề quyền và nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng nhượng quyền để có thể tự bảo vệ khi xảy ra tranh chấp. Tác giả khuyên các bạn không nên tiết kiệm chi phí liên quan đến việc soạn thảo hoặc kiểm tra hợp đồng nhượng quyền, và nên nhờ luật sư chuyên ngành hỗ trợ tư vấn trước khi ký kết.
[g] Hỗ trợ từ Chính phủ
Tại một số nước trong khu vực như Singapore, Malaysia nơi chiến lược phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với chiến lược phát triển khối kinh tế tư nhân, việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành mục tiêu dài hạn, được triển khai bằng các kế hoạch ngắn hạn và KPI cụ thể. Ví dụ một trong bốn nền tảng trong chiến lược phát triển kinh tế của Malaysia đến năm 2020 là phát triển ngành dịch vụ qua việc phát triển khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đạt được mục tiêu trên, kế hoạch 11 của Bộ kế hoạch đầu tư Malaysia 2016-2020 được phát triển bao gồm bốn chính sách và 29 kế hoạch hành động cụ thể cho ngành dịch vụ như sau:
Tác giả trích đăng nội dung nguyên bản bằng tiếng Anh như trên theo bài phát biểu của đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư Malaysia trong hội thảo nhượng quyền quốc tế Malaysia năm 2015 (Franchise International Malaysia 2015) diễn ra tại Kuala Lumpur tháng 05/2015.
Trong chính sách thứ nhất - chiến lược quốc tế hóa doanh nghiệp Malaysia, độc giả có thể thấy kế hoạch hành động 1.7 là kế hoạch phát triển ngành nhượng quyền. Tại sao ngành nhượng quyền lại được chính phủ Malaysia chú trọng như thế? Cố thể nói nhượng quyền là mô hình dễ dàng và nhanh chóng nhất giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhanh tại thị trường nội địa, làm nền tảng bước ra khu vực và thế giới. Để thực hiện được điều này, chính phủ thành lập ủy ban hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ, gắn liền với quỹ hỗ trợ tài chính dành cho doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác mua nhượng quyền, ủy ban hỗ trợ và tư vấn này có trách nhiệm xác định các mô hình và thương hiệu tiềm năng, kết nạp doanh nghiệp vào chương trình xuất khẩu mô hình và thương hiệu, và cùng với cam kết này, tiến hành triển khai đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng của chủ doanh nghiệp cũng như tư vấn xây dựng mô hình và thương hiệu cho doanh nghiệp.
Có thể thấy doanh nghiệp nhượng quyền vừa và nhỏ của Malaysia đã có những khởi đầu thuận lợi hơn rất nhiều so với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp hiện vẫn còn rất loay hoay với những khó khăn chổng chất về tài chính cũng như về kinh nghiệm và kiến thức.
Trước một thử thách nằm ngoài khả năng ảnh hưởng của doanh nghiệp, tác giả khuyên doanh nghiệp nên tự thân vận động, chủ động tìm hiểu, học hỏi, tích cực tham gia các hội thảo chuyên đề, nhằm nâng cao kiến thức bản thân về ngành và hình thức kinh doanh nhượng quyền. Quyển sách này thật ra cũng xuất phát từ mong muốn hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Ngoài ra, trong khả năng giới hạn của mình,-tác giả sẵn sàng hỗ trợ giải đáp các thắc mắc chuyên môn khác của doanh nghiệp trong thời gian tìm hiểu và xây dựng mô hình, thương hiệu nhượng quyền với tầm nhìn vươn ra khu vực và thế giới.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
2- Năng lực bên trong
Thực tế, thị trường sẽ có những thay đổi và chuyển động cùng với sự phát triển của ngành, làm giảm đi áp lực mội trường đối với doanh nghiệp. Thử thách và trở ngại lớn nhất, do đó, không xuất phát từ môi trường, mà xuất phát chính từ bản thân doanh nghiệp. Đối với ngành nhượng quyền nói riêng, có ba thử thách cơ bản mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý. Nếu không tự mình phấn đấu và vượt qua được những trở ngại do chính bản thân tạo ra này, doanh nghiệp khó có thể mà phát triển, nhất là đối với ngành nhượng quyền là một ngành có đòi hỏi rất cao về hệ thống và tính chuẩn mực.
[a] Nếp suy nghĩ
Như đã nhắc đến trong chương 3 - “Refresh” doanh nghiệp, do tính chất phát triển của nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam, tầm nhìn và nếp suy nghĩ dài hạn là hàng xa xỉ phẩm đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể nói trong thời gian nền kinh tế còn non nớt, khi kinh doanh là một ý niệm còn tranh tối tranh sáng, khi triết lý kinh doanh là thà lấy một đồng hôm nay còn hơn 10 đồng ngày mai, nếp suy nghĩ ngắn hạn này đã ăn sâu vào tiềm thức, vô hình trung chi phối tất cả các quyết định của doanh nghiệp. Nếu chọn mô hình phát triển nhượng quyền, một hệ thống yêu cầu tính minh bạch, cam kết đầu tư và hỗ trợ dài hạn, liệu doanh nghiệp Việt Nam có vượt qua được trở ngại lớn nhất này?
Thay đổi bao giờ cũng bắt đầu từ nếp suy nghĩ. Nếu tất cả mọi thứ giữ nguyên nhưng có sự thay đổi về tư tưởng và suy nghĩ, ngay lập tức doanh nghiệp đã có thể giải quyết được 50% vấn đề nền tảng thành công. Từ ngắn hạn sang dài hạn, từ tranh thủ sang đầu tư, hành trình thay đổi có thể là tích tắc cũng có thể là vô tận. Nếu không thể vượt qua cửa ai này, nhượng quyền chỉ nên được nhắc đến như một giấc mơ đẹp. Doanh nghiệp vân có thể thành cồng trong thời gian đầu hoạt động nếu không tích cực thay đổi, nhưng sớm muộn gì, nếp suy nghĩ ngắn hạn này cũng sẽ dừng chân tại bờ vực của sự khủng hoảng.
Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
[b] Kinh nghiệm chuyên ngành
Từ một thi trường nhượng quyền còn rất non nớt như nhắc đến ở trên, Việt Nam sẽ mât một thời gian trải nghiệm để học hỏi cách làm và kinh nghiệm của những thương hiệu nước ngoài, bắt đầu từ việc mua nhượng quyền các thương hiệu nước ngoài sẵn có. Ngay cả đối với các thương hiệu nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam, ba năm đầu tiên vần còn là thời gian thử nghiệm, điều chỉnh, và chuẩn bị nền tảng trước khi thật sự bước vào giai đoạn phát triển. Do đó, tất cả các đối tác tham gia vào chuồi giá trị nhượng quyền, từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp vận hành, từ doanh nghiệp nhượng quyền đến đối tác nhận quyền, tất cà đều đang vận hành trong chế độ thử nghiệm, và sẽ trưởng thành dần cùng với thời gian phát triển của thị trường.
Như vậy, để chuẩn bị nền tảng phát triển thương hiệu nhượng quyền nội địa, doanh nghiệp Việt Nam có hai lựa chọn trong việc nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm trong ngành:
Mua giấy phép nhượng quyền và vận hành một mô hình nhượng quyền nước ngoài tại Việt Nam để học hỏi kiến thức và kinh nghiệm, từ đó áp dụng kiến thức và kinh nghiệm này vào việc xây dựng thương hiệu và mô hình nhượng quyền cho thương hiệu nội địa mà mình đang sở hữu. Điều duy nhất doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng hình thức này là việc phải lựa chọn thương hiệu quốc tế có lịch sử nhượng quyền dày dạn, có nền tảng nhượng quyền vững chắc. Các thương hiệu quốc tế hay khu vực mới bắt đầu nhượng quyền chưa chắc đã sở hữu những nền tảng mà doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi.
Sử dụng các chuyên gia tư vấn chuyên ngành: Đây là lựa chọn nhanh và dễ dàng nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý đánh giá thật kỹ chuyên viên tư vấn trước khi tiến hành. Tại Việt Nam, chuyên gia trong ngành nhượng quyền hầu như không có, đơn giản là do thị trường còn quá non nớt, số lượng người có trải nghiệm trong ngành và thời gian trải nghiệm không nhiều. Chuyên gia tư vấn nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam 90% là các công ty môi giới mua bán nhượng quyền. Như đã trình bày trong các chương trước, việc bán nhượng quyền không khó. Doanh nghiệp có thể cùng một lúc yêu cầu nhiều công ty môi giới khác nhau giới thiệu đối tác tiêm năng. Tuy nhiên, vấn đề mà chúng ta đặt ra là phát triển bền vững, là viẹc xây dựng nên những McDonald’s, Starbucks của Việt Nam. Công ty mồi giới chắc chắn không thể giải quyết được cho doanh nghiệp bài toán khó này. Do đó, khi chọn đối tác tư vẵn, doanh nghiệp nên đánh giá các yếu tố sau:
Đối tác có kinh nghiệm vận hành và quản lý một hệ thống nhượng quyền hay không? Nếu có thì hệ thống có quy mô và tầm cờ thế nào? Tác giả đã gặp nhiều chuyên viên tư vấn chỉ có kinh nghiêm vận hành một chi nhánh nhận quyền chẳng hạn. Kinh nghiệm này thực tế là không đủ để có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu và mô hình nhượng quyền.
Đối tác có kinh nghiệm vận hành và quản lý một hệ thống nhượng quyền tại Việt Nam hay không? Với đặc điểm phát triển của nền kinh tế Việt Nam, của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, việc chuyển đổi hoặc áp dụng mô hình nhượng quyền không dừng lại ở việc viết quy trình hay cẩm nang hoạt động. Kinh nghiệm và hiểu biết tại thị trường nước ngoài có thể nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả kinh nghiệm và hiểu biết này đều phải được địa phương hóa theo tình hình thị trường và đặc điểm doanh nghiệp Việt.
Đối tác có kinh nghiệm phát triển thương hiệu trên tầm khu vực và quốc tế? Đối với doanh nghiệp nhượng quyền có tham vọng phát triển thương hiệu lên tầm khu vực hoặc quốc tế, chuyên gia tư vấn không thể là những người chỉ có kinh nghiệm vận hành nội địa hoặc một thị trường nhất định nào đó, ví dụ Singapore. Nhượng quyền trên tầm khu vực và quốc tế đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm của những chuyên gia đã có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này.
Đối tác có sẵn sàng gắn kết và phát triển cùng thương hiệu? Như đã trình bày trong các chương trước, việc xây dựng một thương hiệu và mô hình nhượng quyền cho doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi cả một quá trình xây dựng, chuyển đổi và ứng dụng. Một dự án tư vấn 3-6 tháng trên thực tế không đủ để hỗ trợ doanh nghiệp sẵn sàng vận hành và quản lý một hệ thống nhượng quyền. Đối với hệ thống nhượng quyền, việc áp dụng, điều chỉnh, và tiến hóa các nền tảng theo quy mô hoạt động mới là điều quan trọng. Do đó, doanh nghiệp nên lựa chọn các đối tác tư vấn dài hạn, hoặc đối tác có tham gia cổ phần/quản trị cùng doanh nghiệp
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest
[c] Nguồn lực đầu tư
Nếu chỉ muốn thu tiền nhanh, dễ dàng, không trách nhiệm, nhượng quyền không phải dành cho bạn. Chấm hết. Nhượng quyền không bắt đầu từ việc thu tiền. Nhượng quyền bắt đầu từ việc đầu tư. Đây là một cột mốc quan trọng đối với mô hình kinh doanh nhượng quyền: cột mốc hòa vốn hoạt động khi doanh thu từ hệ thống nhượng quyền bằng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động này là chi phí cần thiết để duy trì và phát triển hệ thống nhượng quyền. Đây là chi phí mà doanh nghiệp không thể và không được phép tiết kiệm. Như vậy, trong thời gian đầu hoạt động, doanh nghiệp chắc chắn phải đầu tư nguồn lực, chịu lỗ, và cam kết đầu tư vào các nền tảng nhượng quyền.
[d] Văn hóa nhượng quyền
Cũng như bất kỳ thị trường đang phát triển nào trong đó có Việt Nam, văn hóa nhượng quyền là một thứ ý niệm mơ hồ và không thực tế. Thị trường rồi nhất thiết sẽ trải qua nhiều khủng hoảng. Nhiều thương hiệu nhượng quyền rồi sẽ phá sản vì cách làm thiếu văn hóa. Nhiều đối tác nhận quyền rồi sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Nhiều vụ kiện tụng trong ngành rỗi sẽ trở thành những tiêu đề cho đời bán báo. Tất cả rồi sẽ làm cho mọi người hiểu ra rằng doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyền chỉ có thể cộng sinh và tổn tại trên cùng một nền tảng, và đó chính là văn hóa nhượng quyền. Gọi là văn hóa nhượng quyền, nhưng trên thực tế, đây cũng chỉ là những nguyên tắc đạo đức kinh doanh hết sức cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp có tầm nhìn nào cũng cần phải xây dựng, duy trì, giữ gìn, và thực hiên.
Tại một thị trường mà đạo đức kinh doanh ít có đất dung thân do thói quen và nếp suy nghi vô cùng ngắn hạn, văn hóa nhượng quyền chác chắn sè trải qua những ngày tồi tệ nhất trong lịch sử ngành nhượng quyền nội địa. Điều này có đáng sợ? "Ngày Số Không” tại bất kỳ thị trường đang phát triển nào mà chẳng như thế? Trên thực tế các thị trường mới chập chững nhượng quyền như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Myammar, hay các nước châu Phi, Đông Âu đều như thế. Điều đáng sợ không phải là môi trường. Điều đáng sợ là giá trị của bản thân doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp có đủ kiên nhẫn, có đủ niềm tin, có đù sức mạnh để gạt bỏ lợi nhuận trước mắt, gạt bỏ sự thỏa hiệp, kiên quyết giữ gìn văn hóa nhượng quyền, nền tảng của sự trường tồn?
Tính minh bạch, quan hệ win-win cho sự vững bền của toàn hệ thống, quan hệ hợp tác dựa trên uy tín và lòng tin cậy, như vậy có phải là đòi hỏi quá đáng?
Trên thực tế, doanh nghiệp không phải là không hiểu, cũng không phải là không muốn thực hiện. Khi thói quen kinh doanh trên thị trường đa phần đi ngược lại những nguyên tắc trên, người giữ nguyên tắc bao giờ cũng là người bị thiệt. Đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Tác giả xin mạn phép hiệu chỉnh lại câu này trong bối cảnh nhượng quyền: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo bụt.” Những nguyên tắc đạo đức này là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai, không chỉ tại Việt Nam, mà còn để vươn ra thị trường thế giới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực AEC 2015, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới qua việc ký kết WTO, FTA và TPP, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp cần xây dựng, giữ gìn, và xúc tiến đạo đức kinh doanh. Điều hay, lẽ phải bao giờ cũng bị ép vào những thế khó khăn. Nhưng khi phát huy sức mạnh, nó cũng sẽ là sức mạnh vô địch. Đừng mất thời gian suy nghĩ về những kẻ kinh doanh vô đạo đức, sớm muộn gì họ cũng bị đào thải. Đạo đức kinh doanh khi được phát huy, sẽ là bàn đạp cho doanh nghiệp phát triển vượt bậc, là cầu nối cho doanh nghiệp với tất cả các đối tác có tầm nhìn tại khu vực và trên trường quốc tế.
Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Doanh nghiệp nhượng quyền: Trở lực và giải pháp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Doanh nghiệp nhượng quyền: Trở lực và giải pháp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm