Doanh nghiệp nhượng quyền: Chạm tới sự hoàn hảo trong cách vận hành
Nếu là chủ doanh nghiệp. người đang vận hành một hoặc nhiều chi nhánh, hãy suy nghĩ xem bạn đã mất bao nhiêu thời gian và phạm bao nhiêu sai lầm trước khi có được một chi nhánh hoạt động hiệu quả như ngày hôm nay? Và chi nhánh đó chưa hẳn đã là một chi nhánh chuẩn để bạn có thể bắt đầu nhượng quyền. Tuy nhiên, tất cả những thăng trầm, sự tiến hóa của chi nhánh đó chính là nền tảng giúp doanh nghiệp nhượng quyền đúc kết được kinh nghiệm, xây dựng được mô hình chi nhánh chuẩn mực hơn, hiệu quả hơn để nhượng quyền.
1- Quy trình quản lý hoạt động
Để vận hành trơn tru nhằm truyền tải các tiêu chuẩn xuất sắc nhất đã đúc kết được về hoạt động cho đối tác nhận quyền, doanh nghiệp nhượng quyền cần phải xây dựng một quy trình quản lý hoạt động cụ thể. Quy trình đó bao gồm:
[a] Xây dựng nền tảng vận hành chi nhánh
[b] Xây dựng cẩm nang vận hành chi nhánh
[c] Xây dựng quy định về vận hành chi nhánh
[d] Triển khai và đánh giá hoạt động định kỳ
[e] Xây dựng hệ thống báo cáo
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest
2- Mục tiêu, vai trò của quản lý hoạt động khu vực
[a] Mục tiêu của quản lý hoạt động khu vực
Đối với doanh nghiệp nhượng quyền, vai trò của người quản lý hoạt động khu vực vô cùng quan trọng vì đây là cầu nối trực tiếp giữa đối tác nhận quyền và doanh nghiệp. Mục tiêu của vai trò này bao gồm các yếu tố sau:
Bảo vệ thương hiệu bằng cách chia sẻ hiểu biết, kiến thức chuyên mồn, và hỗ trợ đối tác;
Là nhà tư vấn, huấn luyện viên, người khích lệ đối tác và đội ngũ chi nhánh;
Hướng dẫn và khích lệ đội ngũ nâng cao hiệu quả hoạt động chi nhánh;
Phân tích và hướng dẫn cách tối đa hóa lợi nhuận cho chi nhánh
[b] Vai trò của quản lý hoạt động khu vực
Với những mục tiêu trên, vai trò của người quản lý hoạt động khu vực rõ ràng không chỉ đơn thuần là kiểm tra, thanh tra các vấn đề hình thức hoạt động. Thực chất đây là vai trò tổng quản lý khu vực, đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn về mọi mặt hoạt động của chi nhánh, là người có kinh nghiệm và khả năng tư vấn phát triển chi nhánh, là người có thể hướng dẫn và đào tạo, huấn luyện đối tác khi cần. Sau đây là một số trách nhiệm cụ thể của vai trò quản lý hoạt động khu vực cho doanh nghiệp nhượng quyền tham khảo:
- Trách nhiệm chung:
(i) Chịu trách nhiệm hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận) cho tất cà các chi nhánh trong khu vực;
(ii) Đảm bảo và xúc tiến sự hài lòng của khách hàng trong khu vực;
(iii) Hướng dẫn và xúc tiến tiêu chuẩn hoạt động của thương hiệu tại chi nhánh;
(iv) Hỗ trợ đối tác nhận quyền về mọi mặt hoạt động, vận hành của chi nhánh;
(v) Hướng dẫn đối tác nhận quyền cách tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận, đảm bảo chi nhánh đạt ngân sách đề ra trong năm;
(vi) Hỗ trợ khai trương chi nhánh mới trong khu vực;
(vii) Quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến chi nhảnh công ty hay nhận quyền trong khu vực;
(vii) Triển khai thực hiện tất cả các mục tiêu và chỉ số đánh giá - KPI về hoạt động.
- Doanh thu:
(i) Đảm bảo đạt hoặc vượt ngân sách doanh thu đã đề ra cho từng chi nhánh.
(ii) Phát triển doanh thu cho chi nhánh bằng cách hỗ trợ đối tác lên kế hoạch và triển khai các vấn đề hoạt động, tiếp thị khu vực, nâng cao chất lượng phục vụ hoặc trải nghiệm khách hàng;
(iii) Tư vấn triển khai các vấn đề công nghệ cần thiết để hỗ trợ kinh doanh cho chi nhánh.
- Lợi nhuận:
(i) Hướng dẫn và theo dõi đối tác cách kiểm soát doanh thu, chi phí giá thành, chi phí lao động, các định phí và biến phí khác nhằm mang lại hiệu quả lợi nhuận tốt nhất;
(ii) Xác định các vấn đề hoạt động qua việc theo dõi báo cáo tài chính chi nhánh, từ đó đưa ra các kế hoạch hành động cần thiết để kiểm soát chi phí cho chi nhánh;
(iii) Đưa ra các giải pháp hoạt động riêng nhằm đáng ứng nhu cầu và tình hình của từng chi nhánh, trong khi vẫn giữ chuẩn hoạt động chung của toàn hệ thống.
- Dịch vụ khách hàng:
(i) Đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng luôn đạt hoặc vượt chuẩn theo cam kết của thương hiệu với khách hàng;
(ii) Đảm bào đôi tác và đội ngũ chi nhánh luồn cập nhật các kiến thức sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu;
(iii) Hỗ trợ đối tác xây dựng văn hóa dịch vụ khách hàng xuất sắc;
(iv) Đưa ra các giải pháp duy trì và luôn nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Xây dựng đội ngũ:
(i) Khích lệ, truyền cảm hứng cho đội ngũ;
(ii) Đào tạo, huấn luyện đội ngũ chi nhánh;
(iii) Hỗ trợ đối tác phát triển đội ngũ.
- Các trách nhiệm khác:
(i) Thực hiện báo cáo tuần và tháng về hoạt động chi nhánh theo yêu cầu doanh nghiệp;
(ii) Xây dựng kế hoạch và ngân sách;
(iii) Theo dõi doanh thu theo ngân sách và đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện ngân sách theo yêu cầu;
(iv) Giữ đúng các tiêu chuẩn của vai trò này theo yêu cầu doanh nghiệp;
(v) Tham gia tất cả các buổi họp, hội nghị theo yêu cầu;
(vi) Xúc tiến, triển khai tất cả các giải pháp nâng cao doanh thu cho toàn hệ thống;
(vii) Thực hiện các báo cáo hoạt động khác theo yêu cầu.
Một quản lý hoạt động có năng lực không những giúp doanh nghiệp nhượng quyền bảo vệ được tiêu chuẩn thương hiệu mà còn giúp chi nhánh và hệ thống hoạt động kinh doanh hiệu quả. Trong trường hợp doanh nghiệp nhượng quyền đề bạt vị trí này cho một nhân viên đang giữ vị trí thấp hơn, doanh nghiệp nên đánh giá các kỹ năng còn thiếu hoặc yếu kém của ứng viên để đầu tư bồi dưỡng các kỹ năng này trước khi cho nhậm chức.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Doanh nghiệp nhượng quyền: Chạm tới sự hoàn hảo trong cách vận hành được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Doanh nghiệp nhượng quyền: Chạm tới sự hoàn hảo trong cách vận hành có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm