Chọn trường và ngành học phù hợp với nghề luật sư

"Cuộc sống là những lựa chọn, và mọi lựa chọn mà bạn đưa ra đều tạo nên con người bạn".

- John Calvin Maxwell, diễn giả, mục sư người Mỹ

Chọn trường và ngành học phù hợp với nghề luật sư

Luật sư sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng. Do vậy, quyết định chọn nghề luật sư là nghề nghiệp của mình là một quyết định tốt cho bản thân và gia đình, cộng đồng, xã hội.

Thế nhưng, nếu chọn học ngành luật với mong muốn sau này sẽ trở thành một luật sư hành nghề chuyên nghiệp, bạn cần phải có một kế hoạch rõ ràng và chi tiết ngay từ đầu.

Bạn cần cân nhắc giữa các trường đại học trong nước, trường đại học ở nước ngoài hay trường đại học có sự hợp tác của cả hai hệ thống trường trong nước và trường ngoài nước.

Liên hệ

I- CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÓ CHUYÊN NGÀNH LUẬT

Bước đầu tiên trong vòng đời nghề nghiệp, bạn phải chọn cho minh một trường đại học có chuyên ngành luật. Bạn nên cân nhắc và chọn cho mình một trường đại học phù hợp với năng lực học vấn của bạn, khả năng tài chính của gia đình bạn, cũng như cơ sở vật chất và danh tiêng của trường. Bạn nên cân nhắc giữa các trường đại học trong nước, trường đại học ở nước ngoài hay trường đại học có sự hợp tác của cả hai hệ thống trường trong nước và trường ngoài nước.

(i) Trường đại học trong nước

Trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay, nếu muốn theo học chuyên ngành luật, bạn có thể chọn một trong những trường đại học luật chuyên ngành như Trường Đại học Luật Hà Nội trực thuộc Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ sở đào tạo ngành luật vừa nêu thường tuyển sinh vào khoảng tháng 07 hằng năm với số lượng sinh viên được tuyển chính thức vào khoảng vài ngàn sinh viên mỗi đợt thi tuyển. Các môn dự thi đầu vào cũng khá đa dạng, thuộc nhiều khối thi khác nhau tạo nên sự thuận lợi đáng kể khi bạn quyết định chọn chuyên ngành luật để học và chọn luật sư là nghề nghiệp của bạn trong tương lai.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc theo học một trong những trường đại học khác mà cũng có đào tạo chuyên ngành luật ví dụ như Trường Đại học Luật - Đại học Huế, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Cẩn Thơ, Trường Đại học Đà Nắng, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hằng năm, những trường đại học vừa nêu đều có các đợt tuyển sinh khoa luật hệ chính quy cùng thời điểm với đợt tuyển sinh của các trường đại học luật chuyên ngành với số lượng tuyển sinh cũng khoảng vài trăm sinh viên mỗi trường. Các môn dự thi đầu vào của các trường đại học này cũng tương tự như những môn thi tuyển sinh vào các trường đại học chuyên ngành nói trên.

(ii) Trường đại học nước ngoài

Học chuyên ngành luật tại một trường đại học ở nước ngoài như Vương Quốc Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức - những cái nôi đào tạo chuyên ngành luật trên thế giới là sự chọn lựa đáng được bạn lưu tâm, đặc biệt nếu như gia đình bạn có đủ điều kiện tài chính trong trung và dài hạn cùng với một yếu tố vô cùng quan trọng là bạn có đủ khả năng ngoại ngữ (thường là tiếng Anh) để tham gia học tại nước ngoài.

Dưới đây là một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới ở những nước phát triển phương Tây, Mỹ và Úc có dạy chuyên ngành luật để bạn tham khảo:

- Trường Luật Harvard của Đại học Harvard (Mỹ)

- Trường Luật của Đại học Stanford (Mỹ)

- Khoa Luật của Đại học Yale (Mỹ)

- Trường Luật của Đại học Columbia (Mỹ)

- Trường Luật của Đại học California, Berkeley (Mỹ)

- Trường Luật của Đại học New York (Mỹ)

- Khoa Luật của Đại học Cambridge (Vương quốc Anh)

- Khoa Luật của Đại học Oxford (Vương quốc Anh)

- Khoa Luật của Trường Đại học London School of Economics (Vương quốc Anh)

- Khoa Luật của Đại học Melbourne (Úc).

Ở khu vực châu Á cũng có một số trường đại học nổi tiếng có dạy chuyên ngành luật như sau:

- Trường Đại học Tokyo (the University of Tokyo)

- Trường Đại học Hong Kong (the University of Hong Kong)

- Trường Đại học Bắc Kinh (Peking University)

- Trường Đại học Quốc gia Seoul (Seoul National University)

- Trường Đại học Kyoto (Kyoto University)

- Trường Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore).

Để theo đuổi chuyên ngành luật tại các trường đại học ở nước ngoài có thứ hạng bậc trung, chỉ tính riêng tiền học phí thì cũng không dưới 600-700 triệu đồng cho cả khóa học. Ngoài ra, bạn còn phải trả các chi phí sinh hoạt, đi lại với số tiền có thể gần gấp đôi số tiền học phí vừa nêu. Đây thực sự không phải là một số tiền nhỏ so với thu nhập bình quân của các hộ gia đình trung lưu tại Việt Nam.

Kinh nghiệm cho thấy rằng, việc theo học chuyên ngành luật tại một trường đại học ở nước ngoài nào đó sẽ được xem là hợp lý nếu: (1) bạn đã học tại một trường quốc tế nào đó tại Việt Nam cho giai đoạn tiểu học và/hoặc phổ thông trung học; (2) gia đình bạn có điều kiện tài chính khá và ổn định; (3) bạn đã có trình độ ngoại ngữ tương đối; và (4) bạn xin được học bổng từ trường đại học hoặc từ chính phủ của nước sở tại nơi bạn muốn theo học.

Ngoài ra, kinh nghiệm cũng cho thấy rằng, việc học chuyên ngành luật ở trường đại học ở nước ngoài khi bạn vừa mới tốt nghiệp phổ thông trung học tại Việt Nam cũng tiềm ẩn một số bất lợi cho bạn như sau:

Thứ nhất, bạn thường sẽ được dạy luật theo một hoặc hai trường phái tiêu biểu là hệ thống pháp luật thông luật (Common Law), hệ thống pháp luật của các nước Anh Quốc, Mỹ và những thuộc địa trước đây của họ ví dụ như Úc, Singapore, Malaysia và hệ thống pháp luật lục địa (Civil Law), hệ thống pháp luật của Đức, Pháp và một số nước thuộc lục địa chầu Âu mà ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã cổ đại. Trong khi đó hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay lại được xem là có nhiều sự khác biệt khi so sánh với hai hệ thống pháp luật vừa nêu. Theo đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam nếu xét ở góc độ học thuật, thì được xếp vào loại hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, nhưng trên thực tế nó lại có nhiều quy định về tố tụng, dân sự, hệ thống tòa án mang khá nhiều đặc điểm tương đồng của hệ thống pháp luật lục địa kết hợp với một số đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật thông luật (ví dụ án lệ được Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Cho nên, sau khi bạn đã tốt nghiệp chuyên ngành luật ở một trường đại học nào đó ở nước ngoài rồi về Việt Nam tham gia học khóa đào tạo luật sư của Học viện Tư pháp, thực tập tại một công ty luật và ra hành nghề luật sư, bạn sẽ gặp một số khó khăn nhất định;

Thứ hai, do được đào tạo chuyên ngành luật ở nước ngoài nên bạn sẽ khó có thể hiểu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như tư duy pháp lý của bạn có thể sẽ không phù hợp với tư duy pháp lý theo kiểu Việt Nam. Chính vì vậy, bạn có thể phải mất khá nhiều thời gian cho việc cập nhật kiến thức pháp luật của Việt Nam để bạn có thể hiểu và vận dụng chúng trong công việc hằng ngày của bạn; và

Thứ ba, các công việc pháp lý ở các công ty luật tại Việt Nam thường không cần vận dụng nhiêu đến những kiến thức pháp luật quốc tế mà bạn đã học ở nước ngoài, mức lương và phúc lợi lao động mà các công ty luật tại Việt Nam trả cho bạn cũng không phải là quá hấp dẫn so với chi phí đầu tư cho việc học mà gia đình bạn đã bỏ ra cho bạn, và vì thế có nhiều khả năng là bạn sẽ từ chối những lời mời làm việc của họ để tiếp tục tìm kiếm cho mình một công việc khác nào đó mà bạn cho rằng nó tương xứng với trình độ học vấn của bạn. Hay nói cách khác, sau khi học chuyên ngành luật ở một trường đại học ở nước ngoài và trở về Việt Nam tìm việc, bạn thường hay kén việc và điều đó sẽ ít nhiều làm giảm đi cơ hội tìm kiếm công việc phù hợp của bạn.

Nếu bạn thật sự muốn phát triển nghề luật sư của mình tại Việt Nam và gắn bó lầu dài với nghề này thì lời khuyên cho bạn là bạn nên học cử nhân luật tại một trường đại học có uy tín nào đó tại Việt Nam chẳng hạn như Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Luật Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật và làm việc cho một công ty luật trong nước nào đó từ 01 đến 02 năm nhằm giúp bạn hấp thụ một cách thấu đáo hệ thống pháp luật của Việt Nam, sau đó bạn có thể tham gia một khóa đào tạo cao học luật từ 01 đến 02 năm tại một trường đại học nào đó có thứ hạng tương đối ở nước ngoài.

Với kế hoạch học tập như vậy: (1) chi phí học tập mà gia đinh bạn phải bỏ ra cho việc học của bạn sẽ ít hơn so với trường hợp bạn dành toàn bộ thời gian theo học chuyên ngành luật tại trường đại học ở nước ngoài; (2) bạn vẫn được cấp bằng thạc sĩ luật chính quy của trường đại học ở nước ngoài; (3) khi đi học ở nước ngoài, bạn sẽ ít gặp khó khăn hơn về kiến thức pháp luật nền tảng cũng như rào cản ngoại ngữ bởi vi: (i) bạn đã có được ít nhiều nền tảng pháp luật chung trong thời gian theo học cử nhân luật và làm việc có liên quan đến pháp luật tại Việt Nam; và (ii) kỹ năng ngoại ngữ của bạn cũng tạm đủ cho việc học ở nước ngoài vì bạn đã rèn luyện ngoại ngữ trong thời gian ở trong nước; (4) khi trở về Việt Nam, bạn sẽ có thể xin được việc làm tốt và đi làm ngay mà không bị bỡ ngỡ với môi trường pháp lý của Việt Nam có thể còn mới mẻ đối với bạn; (5) bạn sẽ dễ dàng chấp nhận một công việc nào đó có mức lương thực tế hơn vì chi phí cho việc học đại học của bạn thực tế không quá cao; và (6) các công ty luật ở Việt Nam thường thích ứng viên loại này vì chi phí tiền lương mà họ phải trả cho bạn hợp lý hơn cùng với việc bạn đã được trang bị không chỉ kiến thức pháp luật Việt Nam mà còn kiến thức pháp luật của nước ngoài.

(iii) Kết hợp học luật tại Việt Nam và học luật ở nước ngoài để lấy bằng của trường đại học ở nước ngoài

Một cách khác cũng giúp giảm bớt chi phí học tập nhưng vẫn đạt được mục tiêu của bạn là có kiến thức pháp luật và bằng cấp của nước ngoài, đó là bạn sẽ đăng ký theo học khóa đào tạo thạc sĩ luật theo chương trình liên kết đào tạo giữa một trường đại học trong nước và một trường đại học ở nước ngoài nào đó. Thường thì theo chương trình hợp tác vừa nêu, trường đại học trong nước sẽ đảm nhận công tác tuyển sinh và bố trí giảng viên của họ tham gia giảng dạy một số môn luật cơ bản nào đó của chương trình học tại chính cơ sở giảng dạy của họ tại Việt Nam, cũng như đưa các giảng viên nước ngoài của trường đại học ở nước ngoài vào Việt Nam trực tiếp giảng dạy một số môn học nào đó trong chương trình học cho bạn. Sau đó, bạn sẽ được đưa sang trường đại học ở nước ngoài để tiếp tục học tiếp giai đoạn sau của khóa học và rồi bạn sẽ được trường đại học ở nước ngoài cấp bằng.

Một ví dụ điển hình của mô hình hợp tác đào tạo dạng này là sự hợp tác đào tạo của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Đây có thể được xem là cơ sở đào tạo pháp lý đầu tiên của Việt Nam thực hiện chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ luật thương mại quốc tế (LLM) với Trường Đại học West of England của Vương quốc Anh.

(iv) Học luật tại trường đại học ở Việt Nam để lẩy bằng đại học của các trường đại học ở nước ngoài

Ngoài hình thức vừa học giai đoạn đầu tại một trường đại học ở Việt Nam và học giai đoạn sau tại một trường đại học ở nước ngoài như trên, bạn cũng có thể đăng ký theo học khóa đào tạo thạc sĩ luật theo chương trình liên kết đào tạo giữa một trường đại học trong nước và một trường đại học ở nước ngoài nhưng bạn chỉ cần học tại Việt Nam. Thông thường, theo chương trình hợp tác đào tạo dạng này, các giảng viên nước ngoài sẽ được trường đại học ở nước ngoài cử sang Việt Nam và cùng với các giảng viên Việt Nam của trường đại học trong nước trực tiếp giảng dạy các môn học trong chương trình học cho bạn tại cơ sở của trường đại học tại Việt Nam theo giáo trình do hai trường cùng biên soạn. Theo phương thức này, bạn vẫn sẽ được cấp bằng thạc sĩ luật của trường đại học ở nước ngoài.

Một ví dụ điển hình của hình thức đào tạo kiểu này là chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh doanh quốc tế giữa Trường Đại học Panthéon-Assas Paris II, Pháp và Trường Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với thời gian học 02 năm tại trường Đại học Kinh tế - Luật và bằng Thạc sĩ sẽ do Trường Đại học Panthéon-Assas Paris II, Pháp cấp

(v) Học luật tại công ty con của trường đại học ở nước ngoài tại Việt Nam

Trường Đại học Fulbright Việt Nam là một ví dụ điển hình của kiểu trường được thành lập tại Việt Nam theo mô hình đại học tư thục phi lợi nhuận. Theo đó, Trường Đại học Fulbright Việt Nam được phép mở các khóa đào tạo thạc sĩ luật kinh doanh quốc tế tại Việt Nam và đầy là sự lựa chọn hợp lý để bạn lấy bằng thạc sĩ luật quốc tế tại Việt Nam, học phí lại khá hợp lý khi so sánh với chi phí du học ở nước ngoài, giáo trình giảng dạy cũng được cho là phù hợp với thực tiễn của môi trường pháp lý trong nước, bạn cũng sẽ được tạo điều kiện để thực tập tại một trong các công ty luật có uy tín tại đó cũng như có thể tiếp tục làm việc trong môi trường pháp lý tại Việt Nam trong suốt thời gian tham gia khóa học.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest.

II- LỰA CHỌN CHUYÊN NGÀNH LUẬT PHÙ HỢP 

Sau khi chọn trường đại học phù hợp cho mình, việc kế tiếp cũng không kém phần quan trọng là bạn phải chọn cho mình một chuyên ngành luật nào đó mà phù hợp với mong muốn nghề luật sư của bạn.

Nhìn chung, các trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật ở Việt Nam đều có sự phân chia các chuyên ngành nhỏ đối với ngành luật để sinh viên lựa chọn và đăng ký trước khi tham gia kỳ thi đại học chẳng hạn Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh chia thành 06 chuyên ngành chính là: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Quốc tế và Quản trị - Luật. Việc phân chia các chuyên ngành luật chính tại trường đại học có ý nghĩa trong việc giúp bạn phát triển hơn nữa kiến thức của bạn ở những lĩnh vực pháp luật chuyên ngành mà bạn đã chọn cũng như bạn sẽ có lợi thế nhất định khi tìm công việc mà bạn yêu thích sau khi tốt nghiệp. Do đó, tùy vào mục tiêu nghề nghiệp của mình, bạn sẽ chọn một chuyên ngành luật nào đó mà phù hợp nhất với sở thích của bạn.

Nếu bạn đam mê công việc tư vấn pháp lý và tranh tụng có liên quan đến hôn nhân và gia đình, đất đai thì bạn nên chọn chuyên ngành luật dân sự. Hay nếu bạn muốn trở thành luật sư tranh tụng chuyên bào chữa cho khách hàng trong các vụ án hình sự thì chuyên ngành luật hình sự sẽ là chuyên ngành hợp với bạn. Trong số những chuyên ngành luật nêu trên, ngành Quản trị - Luật của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một ngành khá đặc biệt vì sau khi tốt nghiệp bạn sẽ được trao đồng thời hai bằng đại học đó là bằng cử nhân luật và bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Cụ thể, đây là ngành học nhằm trang bị cho bạn những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho các nhà quản trị và nhà tư vấn như bạn. Những sinh viên theo học ngành này đều sẽ được định hướng khả năng hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, có một số hiểu biết nhất định về các vấn để quản trị doanh nghiệp cũng như các vấn đề khác có liên quan đến pháp lý.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, việc phân chia các chuyên ngành luật như trên không có nghĩa là bạn chỉ được dạy các môn luật có liên quan đến chuyên ngành mà bạn đã chọn. Trong thực tế, do quy định của pháp luật thi giữa các chuyên ngành luật đều có sự liên quan với nhau và cũng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhật để bạn có thể tìm được việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tương lai, các trường đại học đều áp dụng mô hình giảng dạy các môn luật chuyên ngành gần tương đồng với nhau ở các chuyên ngành luật.

Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn chọn chuyên ngành luật hình sự thì bạn vẫn được học các môn học của những chuyên ngành luật khác ví dụ như luật thương mại, luật dân sự, luật hành chính và thậm chí là cả luật tư pháp, công pháp quốc tế. Điểm khác biệt giữa các chuyên ngành này chính là bạn sẽ được học một số môn học chuyên sâu đối với từng chuyên ngành vào giữa cuối của năm thứ ba hoặc năm thứ tư. Do đó, bạn hãy yên tâm rằng việc bạn chọn học một chuyên ngành luật nào đó sẽ không làm bạn mất đi cơ hội tìm kiếm việc làm ở các chuyên ngành luật khác.

Ngoài ra, đa số các trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật đều có tổ chức các lớp chất lượng cao dành cho những sinh viên có nền tảng ngoại ngữ tốt hoặc có mong muốn theo học bằng ngoại ngữ. Hiện nay, các lớp chất lượng cao thường tập trung vào các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới ví dụ như tiếng Anh, Pháp, Nhật.

Theo đó, những sinh viên theo học các lớp chất lượng cao sẽ đồng thời được học các môn luật bằng tiếng Việt và bằng một ngoại ngữ nào đó mà họ tự chọn. Bên cạnh yếu tố ngoại ngữ, sinh viên học các lớp chất lượng cao còn nhận được một số ưu tiên nhất định chẳng hạn như sĩ số lớp tương đối vừa phải chỉ vào khoảng từ 40 đến 50 sinh viên, có phòng học riêng, hệ thống máy móc, trang thiết bị, giáo cụ hiện đại phục vụ cho việc học tập, chương trình kiến tập, thực tập kết nối với các công ty luật có uy tín hoặc các tập đoàn đa quốc gia, v.v..

Khi tốt nghiệp, sinh viên của các lớp chất lượng cao sẽ dễ dàng tìm kiếm các cơ hội việc làm vì họ đã có một nền tảng ngoại ngữ pháp lý vững chắc cũng như có cơ hội kiến tập hoặc thực tập tại các công ty luật có uy tín. Tuy nhiên, để theo học các lớp chất lượng cao, bạn phải trả học phí cao hơn từ 02 - 03 lần các lớp đại trà.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

III- CHỌN ĐỀ TÀI LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Việc chuẩn bị luận văn tốt nghiệp cũng không kém phần quan trọng đối với bạn. Đây là phần kiến thức pháp luật tổng hợp và chuyên sâu nhất mà bạn đã đúc kết được sau khoảng 04 đến 05 năm học tập ở trường đại học. Theo quy định của các trường đại học tại Việt Nam, viết luận văn tốt nghiệp chỉ áp dụng một cách hạn chế đối với những sinh viên hội đủ điều kiện. Tùy vào quy định riêng của từng trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật, thường chỉ có từ 05% đến 10% số sinh viên theo học là hội đủ điều kiện để được viết luận văn tốt nghiệp. Vì vậy, nếu bạn được chọn viết luận văn tốt nghiệp, trước tiên xin được chúc mừng bạn vì bạn đã có một quá trình phấn đấu được ghi nhận trong thời gian học tập tại trường đại học.

Tiếp đến, điểu cần thiết và quan trọng nhất trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp đó là bạn phải chọn cho mình một đề tài nào đó trong lĩnh vực pháp luật mà bạn thật sự yêu thích. Bởi lẽ, những kiến thức pháp luật tích lũy được từ đề tài đó sẽ hữu ích cho bạn khi bạn ra trường và hành nghề luật sư sau này. Nếu bạn muốn hành nghề luật sư thì lời khuyên cho bạn khi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là bạn không nên chọn những đề tài nào đó mà có tính học thuật cao, ít có tài liệu tham khảo và dẫn chiếu, quá chuyên sầu về học thuật nhưng lại không phổ biến, hay ít có người muốn tìm hiểu hay nói theo cách khác các đề tài như vậy sẽ khó để bạn có thể tìm được khách hàng trong tương lai. Thay vào đó, bạn nên chọn cho mình một đề tài nào đó mà có tính chất bao quát và phổ biến mà các khách hàng của bạn sẽ cần đến khi bạn hành nghề luật sư sau này.

Xem thêm: Nghĩ về Luật sư tử tế.

IV- MỘT SỐ MÔN HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH LUẬT

Chọn được ngành học và đề tài luận văn tốt nghiệp phù hợp như trên đã là tuyệt vời đối với bạn, nhưng đây mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa thỏa mãn điều kiện đủ. Bạn vẫn cần phải tăng cường kiến thức ở các môn pháp luật hỗ trợ khác thì mới có thể hành nghề luật sư thành công sau này.

Chẳng hạn, nếu muốn trở thành một luật sư tư vấn hoặc luật sư tranh tụng trong lĩnh vực pháp luật về lao động, thì ngoài các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến pháp luật về lao động, bạn cũng cần phải đầu tư thời gian học thêm một số môn luật hỗ trợ khác như:

- Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân để bạn biết được loại thu nhập nào của người lao động sẽ phải chịu thuế, loại thu nhập nào được miễn thuế, nếu phải chịu thuế thì tính thuế theo mức thuế nào;

- Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp để bạn biết được một khoản thu nhập nào đó có tính chất tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động có được xem là chi phí hợp lệ của doanh nghiệp hay không;

- Các luật có liên quan đến các loại bảo hiểm bắt buộc để bạn biết được mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là bao nhiêu, những trường hợp nào sẽ được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp...;

- Pháp luật về doanh nghiệp để bạn biết được thủ tục thành lập công ty cung cấp dịch vụ lao động, tìm việc làm, cho thuê lại lao động, các trường hợp chia tách, sáp nhập doanh nghiệp để chủ doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc;

- Pháp luật về tố tụng dân sự nếu có tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động mà vụ việc đó được đưa ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết;

- Pháp luật về xuất, nhập cảnh để tư vấn làm thủ tục nhập cảnh, đăng ký tạm trú cho người lao động là người nước ngoài vào Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp;

- Pháp luật về dân sự nếu có thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phát sinh trước hoặc sau thời kỳ tồn tại mối quan hệ lao động; và:

- Nhiều quy định của pháp luật khác có liên quan.

Tham khảo: Sách "Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư" của Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Công ty Luật Phuoc & Partner.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Chọn trường và ngành học phù hợp với nghề luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.66370 sec| 1164.563 kb